Thủ tướng ghé thăm gian hàng triển lãm của Viện Kinh tế Nông nghiệp hữu cơ và Lavifood

Nhàđầutư
Sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình ghé thăm gian hàng triển lãm Chuỗi giá trị ngành rau củ quả cho thấy mô hình kinh tế của Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ và Lavifood đang thực hiện được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm và đánh giá cao.
MT
28, Tháng 11, 2018 | 07:31

Nhàđầutư
Sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình ghé thăm gian hàng triển lãm Chuỗi giá trị ngành rau củ quả cho thấy mô hình kinh tế của Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ và Lavifood đang thực hiện được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm và đánh giá cao.

Lavifood-nhadautu.vn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các Bộ, Ngành ghé thăm gian hàng của Viện KTNNHC và Lavifood

Trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến Tổng kết toàn quốc và Triển lãm quốc gia về thành tựu 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X (Nghị quyết 26-NQ/TW) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra ngày 27/11/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cùng lãnh đạo nhiều Bộ, Ngành đã ghé thăm gian hàng triển lãm Chuỗi giá trị ngành rau củ quả của Viện Kinh tế nông nghiệp Hữu cơ và Lavifood.

Sự kiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình ghé thăm gian hàng triển lãm Chuỗi giá trị ngành rau củ quả cho thấy mô hình kinh tế của Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ và Lavifood đang thực hiện được lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm và đánh giá cao.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém nội tại chưa khắc phục được như: kinh tế nông thôn đang phát triển không đồng đều, thiếu ổn định; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; thu nhập, đời sống phần lớn nông dân dù đã có cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Để hỗ trợ giải quyết vấn đề đó, Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ đã nghiên cứu và áp dụng thành công bước đầu chuỗi giá trị ngành rau củ quả giúp phát triển thị trường hàng hóa nông sản Việt Nam. Đây là mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả theo đúng chủ trương tam nông của Đảng, Nhà nước đang thực hiện.

Chuỗi giá trị ngành rau củ quả của Viện Kinh tế nông nghiệp Hữu cơ lấy việc tiếp cận từ nhu cầu thị trường làm mục tiêu cao nhất nhằm xây dựng một đường lối phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp, giúp nông dân làm giàu và nhà đầu tư thịnh vượng từ nông nghiệp.

Chuỗi giá trị ngành rau củ quả là sự liên kết 6 nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà đầu tư, nhà băng, nhà khoa học, nhà phân phối). Trong đó, nhà máy chế biến rau củ quả công nghệ cao do Lavifood đầu tư là đơn vị dẫn dắt chuỗi, là mắt xích quan trọng tiếp cận với thị trường tiêu thụ toàn cầu, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới để định hình quy chuẩn sản xuất trong các khâu tiếp theo. Các yếu tố công nghệ cao, các mô hình sản xuất, các mô hình dịch vụ hỗ trợ cho nông nghiệp, người nông được phát triển một cách đồng bộ và đầu tư chiều sâu, gắn với chuỗi giá trị trong nước cũng như thị trường quốc tế.

Hiện nay mô hình chuỗi gía trị đang được Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ thực hiện và chọn Tây Ninh làm mô hình thí điểm đầu tiên với mô hình nhà máy chế biến rau củ quả công nghệ cao Tanifood do Công ty Cổ phần Lavifood đầu tư.

Tanifood được xây dựng trên khu đất có diện tích gần 15 hecta với tổng số vốn đầu tư lên đến 1.780 tỷ đồng. Nhà máy được trang bị dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại của Đức, Thụy Điển, Ý, Nhật. Sau 2 năm triển khai, nhà máy Tanifood dự kiến sẽ cho ra sản phẩm thương mại đầu tiên vào giữa tháng 12 năm 2018. Khi nhà máy đi vào hoạt động, thu nhập cho người nông dân của Tây Ninh tham gia chuỗi giá trị này sẽ được nâng lên cao đáng kể (từ 0,26 USD/m2 lên 3,6 USD/m20 và không còn chịu cảnh được mùa mất giá.

Trước đó, hồi giữa tháng 8/2018 sau khi tham quan nhà máy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hoan nghênh Công ty Cổ phần Lavifood đã đầu tư nhà máy hiện đại, chế biến sâu để nâng cao giá trị cho ngành rau củ quả Việt Nam, nâng cao thu nhập cho nông dân Việt Nam. Thủ tướng cho rằng, khi nhà máy đi vào hoạt động hiệu quả, sẽ góp phần giải “bài toán” mà Thủ tướng “đặt ra” tại Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đó là nông nghiệp Việt Nam sẽ nằm trong Top 15 nước phát triển nhất thế giới và ngành chế biến nông sản sẽ lọt vào Top 10 quốc gia hàng đầu.Thủ tướng đánh giá nông nghiệp Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội, nhất là trong cách mạng công nghiệp 4.0. Thủ tướng cho rằng Việt Nam cần có thêm nhiều nhà máy như Tanifood để đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, là trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu.

Ngoài Tây Ninh, hiện nay, Viện Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ đang phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam triển khai một số chương trình nhằm tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tập trung ở việc phát triển các chuỗi giá trị của HTX nông nghiệp với mục tiêu “nâng cao thu nhập cho người nông dân; hiện đại hóa khu vực nông thôn và góp phần phát triển nền nông nghiệp thịnh vượng và bền vững” theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra.

Hội nghị trực tuyến tổng kết toàn quốc và triển lãm quốc gia về thành tựu 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X bao gồm hội nghị trực tuyến với 63 địa phương (quy mô 500 đại biểu tại đầu cầu Hà Nội và 50-100 đại biểu tại đầu cầu mỗi tỉnh); 3 hội thảo quốc tế (về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững vì một Việt Nam thịnh vượng; thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiềm năng đầu tư và triển vọng phát triển thị trường hàng hóa nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế); triển lãm 100 gian hàng của các bộ, ngành, địa phương, viện nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả khả quan, an ninh lương thực được đảm bảo: GDP ngành nông nghiệp năm 2017 đạt 2,66%, quy mô GDP của ngành tăng gấp 1,25 lần so với năm 2008; công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh; 7,2 triệu lao động ở nông thôn được đào tạo nghề; tính đến tháng 6-2018 có 3.346 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ