Thủ tướng Chính phủ: Đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.

5/9 chỉ tiêu Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có khả năng hoàn thành
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.
Theo các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, sau 5 năm, các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được các bộ, ngành tích cực triển khai.
Trong đó, khuôn khổ pháp lý không ngừng được hoàn thiện, với 8 luật, 11 nghị định, 10 quyết định được ban hành. Các tổ chức cung ứng, kênh phân phối tài chính tiếp tục phát triển hợp lý, với tỷ lệ hơn 15 chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng/100.000 dân, hơn 32% xã, thị trấn có điểm cung ứng dịch vụ tài chính.
Các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện được cải thiện tích cực; giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng hơn 34%, trong đó nhiều khu vực công thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt đạt 100%. Cơ sở hạ tầng tài chính tiếp tục được hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu khách hàng…
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đề ra 9 mục tiêu cụ thể, đến nay có 5/9 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành gồm: Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng; tốc độ tăng số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt; số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng; dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tỷ lệ người trưởng thành có thông tin về lịch sử tín dụng trong hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Các chỉ tiêu về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, tỷ lệ điểm cung ứng dịch vụ tài chính, tỷ lệ người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng… đang được đánh giá.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tài chính toàn diện giúp cho mọi người dân và doanh nghiệp tiếp cận được những nguồn lực và các dịch vụ tài chính cần thiết cho phát triển, góp phần nâng cao mức sống của người dân, thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư, từ đó mang lại những lợi ích to lớn, tích cực cho xã hội và nền kinh tế, như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng, ổn định tài chính, thúc đẩy phát triển bền vững, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, phát triển nhanh nhưng phải bền vững là quan điểm xuyên suốt, tư tưởng cốt lõi của chúng ta, trong đó có bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Ngoài ra, cần tiếp tục phát triển hợp lý và tăng độ bao phủ dịch vụ tài chính cung ứng cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn, các đối tượng yếu thế.
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là quá trình chuyển đổi số, đòi hỏi khuôn khổ pháp lý phải được nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện để vừa quản lý được, vừa thúc đẩy phát triển, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất.
Hạ tầng tài chính cần tiếp tục được hoàn thiện, kết nối liên thông giữa các cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra hệ sinh thái đồng bộ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế.
Các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại có nhiều ưu điểm nhưng cần tiếp tục được đa dạng hóa và thiết kế phù hợp hơn với các đối tượng người dân vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh đặc biệt; tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin để khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính cho người dân, thúc đẩy hoạch định tài chính cá nhân cần tiếp tục được chú trọng, đẩy mạnh hơn nhằm giúp cho người dân thấy được sự tiện ích, an toàn và tự tin khi tham gia sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức.
8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Thủ tướng nêu rõ trong thời gian tới cần phải nỗ lực hơn nữa trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm các cân đối lớn, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trong đó một trong những giải pháp quan trọng, then chốt là đẩy mạnh triển khai thực hiện tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Theo đó, Thủ tướng chỉ rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, tổ chức thực hiện thật tốt để vừa quản lý chặt chẽ, vừa thúc đẩy phát triển, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả và công bằng.
Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng thông suốt, đồng bộ, đều khắp trên phạm vi cả nước, bao trùm các khu vực, đối tượng, nhất là hạ tầng cho khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, hạ tầng phù hợp cho những người yếu thế, đặc biệt là hạ tầng số thông qua phủ sóng 5G, 6G, internet vệ tinh…
Đào tạo, phổ biến kiến thức, phát triển công dân số trên phạm vi cả nước, không để ai bị bỏ lại phía sau; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng lộ trình, bước đi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Ngoài ra, trong tổ chức, các cấp, các ngành, các chủ thể liên quan phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, phân công 5 rõ "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm"; đa dạng hóa cách thức, phương pháp truyền thông phù hợp với các đối tượng, địa bàn khác nhau, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội, trong nhân dân về thực hiện Chiến lược; bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện; và các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy tính bổ trợ giữa các chương trình, giữa các địa phương, các lĩnh vực.

Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan tiến hành sơ kết tình hình triển khai Chiến lược; tổng hợp báo cáo chuẩn bị sơ kết Chiến lược; xây dựng Chiến lược trong giai đoạn mới, lồng ghép với việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Bộ Tài chính tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, bổ sung các sản phẩm bảo hiểm mới; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tín dụng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách có tính chất cho vay và bảo lãnh tín dụng.
Đẩy mạnh thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước và có nguồn gốc ngân sách Nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân và doanh nghiệp đối với thu, nộp thuế, phí, lệ phí và thu phạt vi phạm hành chính.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai các chương trình, diễn đàn tài chính góp phần hình thành tư duy kinh doanh, quản lý tài chính cho học sinh, sinh viên.
- Cùng chuyên mục
Chứng khoán Rồng Việt tìm đối tác để tăng vốn lên 3.200 tỷ
Chứng khoán Rồng Việt tiếp tục đặt mục tiêu tăng vốn lên 3.200 tỷ đồng qua trả cổ tức, ESOP và chào bán riêng lẻ.
Tài chính - 12/03/2025 15:06
UBCKNN ấn định lộ trình triển khai hệ thống KRX và cơ chế CCP
UBCKNN công bố 9 nhóm giải pháp để nâng hạng TTCK Việt Nam. Trong đó, hệ thống KRX sẽ triển khai vào tháng 5 hoặc 6 năm nay, cơ chế CCP dự kiến vào năm sau.
Tài chính - 11/03/2025 12:07
CEO Chứng khoán IVS: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong lộ trình nâng hạng
Ông Huang Bo, Tổng Giám đốc Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (IVS) cho rằng năm nay thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ, bao gồm cơ hội nâng hạng lên thị trường mới nổi, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Tài chính - 11/03/2025 12:03
EVNFinance đặt mục tiêu lãi gần nghìn tỷ năm 2025
Trong năm 2025, EVNFinance đặt mục tiêu lãi trước thuế 960 tỷ đồng, tăng 36% so với thực hiện năm 2024. Tổng tài sản cuối năm 2025 dự kiến 80.000 tỷ đồng, tăng 34%.
Tài chính - 11/03/2025 08:41
Đằng sau kế hoạch lợi nhuận lao dốc của Sữa Quốc Tế Lof
Sữa Quốc Tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận sau thuế khoảng 360 tỷ đến 440 tỷ đồng, giảm 50% - 59%. Một phần do dự án nhà máy sữa Lof Bình Dương bắt đầu đi vào vận hành.
Tài chính - 10/03/2025 15:51
Hoàn thiện hồ sơ Nghị định về tài sản mã hóa trước 13/3
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tài sản mã hóa, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 13/3/2025.
Tài chính - 10/03/2025 09:48
Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới'
Ngày 19/3, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới' nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, gợi mở mới mẻ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thêm dữ liệu tham khảo khả tín và hữu ích trước khi ra quyết định đầu tư.
Tài chính - 10/03/2025 06:37
Chứng khoán Vietcap giảm tỷ lệ chi trả cổ tức
Chứng khoán Vietcap sẽ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 6,5% và không thực hiện chia tách cổ phiếu như 3 năm trước.
Tài chính - 09/03/2025 11:38
NCB muốn tăng vốn lên gần 19.000 tỷ đồng
Tại tờ trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, NCB đề xuất phương án chào bán 700 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 59,42% vốn điều lệ ngân hàng tại thời điểm chào bán.
Tài chính - 08/03/2025 21:22
Ông Lê Quang Vinh làm Tổng giám đốc Vietcombank
Vietcombank bổ nhiệm ông Lê Quang Vinh làm Tổng giám đốc ngân hàng sau khi ĐHĐCĐ bất thường ngày 7/3 bầu ông vào HĐQT.
Tài chính - 08/03/2025 17:53
VN-Index 'sáng cửa' tăng điểm
Các chuyên gia chứng khoán nhận định với tâm lý tích cực đang lan rộng, VN-Index có thể hướng tới các vùng điểm số cao hơn nhờ quán tính đi lên mạnh mẽ trước khi ghi nhận những phiên rung lắc tích lũy.
Tài chính - 08/03/2025 09:45
Vinpearl nộp hồ sơ niêm yết, cổ phiếu VIC tăng hết biên độ
Đà hưng phấn của các cổ phiếu VIC, VHM và VRE đã góp công lớn đưa VN-Index kéo dài mạch hưng phấn, tăng gần 8 điểm, lên 1.326 điểm. Đây cũng là vùng giá cao nhất của chỉ số từ tháng 5/2022 đến nay.
Tài chính - 07/03/2025 17:08
MSB tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Linh làm Tổng Giám đốc
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa công bố Quyết định về việc tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Linh giữ chức vụ Tổng Giám đốc với thời hạn bổ nhiệm là 5 năm (2025 – 2030). Quyết định có hiệu lực từ ngày 23/03/2025.
Tài chính - 07/03/2025 14:08
Danh tính chủ đầu tư dự án chế biến, sản xuất alumin Bình Phước hơn 911 triệu USD
UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là CTCP Khai tuyển quặng Bình Phước do ông Phan Thành Nam làm Tổng Giám đốc.
Tài chính - 07/03/2025 11:27
Chủ đầu tư tòa nhà ‘Hàm cá mập’ là ai?
Chủ đầu tư tòa nhà ‘Hàm cá mập’ là liên danh CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí (PV Machino – mã: PVM) và Công ty Siêu thị Hà Nội.
Tài chính - 07/03/2025 06:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month