Thủ Thiêm - Đất và người
Năm 2018, một trong những vấn đề rất nóng được xã hội quan tâm là Dự án Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh). Khu đô thị (KĐT) mới Thủ Thiêm là một dự án phát triển đô thị thuộc Quận 2, đối diện Quận 1 phía bờ bên kia sông Sài Gòn.
Quy hoạch dự án “siêu đô thị” này được Thủ tướng ký Quyết định số 367 phê duyệt vào thời điểm 4/6/1996 đến nay, quá trình triển khai dự án trải qua 4 đời Chủ tịch UBND TP HCM gồm: ông Võ Viết Thanh (1996-2001), ông Lê Thanh Hải (2001-2006), ông Lê Hoàng Quân (2006-2015) và đương nhiệm là ông Nguyễn Thành Phong.
1. Trước năm 1975, bán đảo Thủ Thiêm dù chỉ cách trung tâm Sài Gòn một dòng sông, nhưng cũng chỉ là vùng đất sình lầy, hoang vu với hệ sinh thái ngập nước. Chỉ cần lên một chiếc xuồng nhỏ vượt qua dòng sông không rộng lắm là có thể tiếp cận một vùng đất hoang dã mênh mông, dân cư thưa thớt. Thời đó, Thủ Thiêm có thể được xem như một “Đồng Tháp Mười” bên cạnh Sài Gòn. Nơi đây không chỉ có hệ sinh thái tự nhiên hoang dã mà còn là chốn trú ẩn của nhiều khách giang hồ tứ chiếng, nhiều di dân từ miền ngoài do chiến tranh, do sinh kế và hàng vạn lý do không tên khác.
Chính quyền Sài Gòn thời đó không coi bán đảo Thủ Thiêm là khu dân cư mà ngược lại, là một vùng nguy hiểm. Nhiều cư dân Thủ Thiêm đã cưu mang không ít cán bộ cách mạng từ bưng biền thâm nhập vào đô thị. Địa lý, địa hình phức tạp và liên thông với nhiều khu căn cứ từ bên ngoài đã giúp Thủ Thiêm có một địa thế vừa là bàn đạp vào trung tâm Sài Gòn, vừa là nơi trú ẩn khi có biến.
Sau ngày thống nhất đất nước, nhiều gia đình ở Thủ Thiêm được ghi nhận có công với cách mạng, nuôi giấu, che chở cán bộ nằm vùng, giúp sức cho các chiến sĩ biệt động Sài Gòn thực hiện nhiều nhiệm vụ, có nhiều đóng góp cho cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. Họ định cư tại chỗ với đất đai ruộng vườn mênh mông của cha ông khai phá, để lại. Nhiều di dân, bộ đội, cán bộ phục viên cũng chọn đất Thủ Thiêm làm nơi an cư lạc nghiệp.
Con đò và sau đó là bến phà Thủ Thiêm ngày càng tấp nập nối 2 bờ sông Sài Gòn giúp cư dân Thủ Thiêm qua lại trung tâm thành phố. Bán đảo Thủ Thiêm, vùng đất ven sông trù phú, sát phố thị, trở thành vùng đất lý tưởng cho những ai muốn an cư sau chiến tranh. Do vậy, nó ngày càng trở nên phát triển trong bối cảnh chính quyền mới chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý đô thị. Thủ Thiêm, trong bối cảnh đó cũng giống như nhiều vùng đất khác, lớn lên một cách tự phát.
2. Từ những năm đầu thập niên 1990, chính quyền TP HCM đã bắt đầu lên kế hoạch quy hoạch dự án KĐT mới Thủ Thiêm với tham vọng biến vùng đất ngập nước hoang vu và đang phát triển tự do này trờ thành “Phố Đông” của Sài Gòn thời hiện đại. Một điều mà người Pháp xưa kia khi quy hoạch thành phố này đã từng xem xét và ngần ngại.
Cũng xin nói thêm rằng, các nhà quy hoạch đô thị thời Pháp đã tránh phát triển thành phố Sài Gòn về hướng Nam, Đông Nam - khu vực KĐT mới Thủ Thiêm ngày nay - vì vùng đất này thấp, xây dựng hạ tầng tốn kém và chịu nhiều rủi ro như sạt lở, lún đất. Tuy nhiên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc của chính quyền TP HCM thời đó cho rằng các nhà thiết kế dự án đã nghiên cứu để hiểu rõ quy luật sông nước, văn hóa đặc trưng Nam Bộ, khai thác tối đa lợi thế kênh rạch, và việc triển khai, quản lý tốt dự án phát triển sau này sẽ giúp tránh ngập cho TP HCM.
Điều đáng nói là khi thuyết trình phê duyệt dự án quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm chính quyền TP HCM khi đó đã nhấn mạnh cam kết làm tốt công tác tái định cư, đảm bảo cho tất cả các hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ có cuộc sống tốt hơn trước đó và sẽ là những người đầu tiên được hưởng các tiện ích có được từ kế hoạch phát triển đô thị mới này. Theo thống kê thời điểm đó có khoảng trên 15.000 hộ dân với gần 60.000 người dân đang sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng.
Quyết định số 367 được Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 4/6/1996 phê duyệt quy hoạch xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm có nội dung cụ thể thực hiện cam kết của chính quyền đối với dân. Đó là trong quy hoạch có dành ra 160 ha đất tái định cư cho người dân có ranh giới liền kề với KĐT mới. Nội dung này của Chính phủ khi phê duyệt Dự án Thủ Thiêm không chỉ tuân thủ quy định của pháp luật mà còn thể hiện, khẳng định rõ ràng quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta: Không có lợi ích nào lớn hơn lợi ích của nhân dân.
3. Thế nhưng sự việc đã không diễn ra theo đúng tinh thần đó. Nhiều quan chức lãnh đạo địa phương sau đó đã bắt đầu can thiệp và làm trái với chủ trương trên. Một cựu lãnh đạo của thành phố sau những sai phạm nghiêm trọng này đã cay đắng nói: “Thủ Thiêm chính là điển hình của hiện tượng đồng tiền làm biến dạng quy hoạch”.
Sau khi có Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, dẫn đến KĐT này bị biến dạng và đó là một trong những nguyên nhân phát sinh nhiều hệ lụy. Lần “biến dạng” đầu tiên dẫn đến “nhập nhèm” ranh quy hoạch, xuất phát từ Quyết định do ông Lê Văn Năm- Kiến trúc sư trưởng TP ký đã điều chỉnh diện tích và ranh giới, trong đó có việc giao đất cho 5 doanh nghiệp kinh doanh nhà ở, khu vui chơi, giải trí, thương mại với tổng diện tích 23,3 ha thuộc P.Bình An, Q.2. Chính việc “nhập nhèm” này khiến vị trí, giới hạn quy hoạch Thủ Thiêm được phê duyệt không thống nhất về tên gọi so với bản đồ và thực địa.
Đỉnh điểm vào năm 2005, Phó Chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Đua đã ký một Quyết định điều chỉnh lại gần như toàn bộ quy hoạch của Dự án Thủ Thiêm hoàn toàn trái ngược với tinh thần phê duyệt ban đầu của Thủ tướng Chính phủ. Khu tái định cư 160 ha mà Chính phủ nói rất rõ là phải liền kề với KĐT mới “không cánh mà bay” trong các quy hoạch điều chỉnh sau này của thành phố. Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 kèm theo Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ, một chứng cứ về 160 héc-ta tái định cư, sau đó cũng được cho là “thất lạc”.
Sự thay đổi làm biến dạng quy hoạch của chính quyền địa phương đã đẩy hàng chục ngàn hộ dân Thủ Thiêm vào cảnh không chỉ mất nhà cửa, mất đất đai, mất kế sinh nhai, họ đã mất cả một cộng đồng. Trong khi họ bị cưỡng chế đẩy ra khỏi ngôi nhà của mình, còn chính quyền chưa hề có phương án tái định cư nào cụ thể. Nhiều người khiếu kiện từ lúc tóc còn xanh nay đầu bạc trắng vẫn chưa thấy được kết quả. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp được giao đất trái với chủ trương của Chính phủ khi phê duyệt dự án sau đó đã bắt đầu phân lô bán nền với giá đất lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng một mét vuông.
4. Người dân mất nhà, mất đất, mất công ăn việc làm vì các dự án phát triển cần phải được tái định cư bằng một cuộc sống tốt hơn. Và đó mới chính là đạo lý của sự công bằng, của phát triển bền vững. Các nhà lãnh đạo hiện tại ở TP HCM đã và đang hết sức cố gắng giải quyết các tồn tại gây bức xúc và đau khổ cho hàng chục ngàn người dân Thủ Thiêm kéo dài hơn 20 năm qua. Bí Thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định sau khi ông trực tiếp nhiều lần tới hiện trường gặp gỡ những nạn nhân của việc thực hiện sai quy hoạch của những người tiền nhiệm: “Không thể để người dân Thủ Thiêm chịu khổ”.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng cho biết, chưa bao giờ việc giải quyết các hậu quả của khu đô thị mới Thủ Thiêm lại thuận lợi như bây giờ. Theo ông Nhân, Thủ Thiêm không chỉ đang trở thành vấn đề của TP HCM mà cũng trở thành vấn đề của cả nước. Đã đến lúc với sự quyết tâm của Thường vụ Thành ủy và chính quyền, chúng ta phải có lộ trình giải quyết dứt điểm vấn đề Thủ Thiêm trong năm 2019, không để kéo dài nữa.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Đảng bộ TP HCM là đảng bộ lớn, vì thế TP HCM phải tự lực giải quyết, trách nhiệm chính trị lớn, không để Trung ương phải giải quyết thay chuyện Thủ Thiêm. Ông nhấn mạnh, xử lý chuyện Thủ Thiêm không chỉ giải quyết trả lại sự công bằng cho người dân mà còn góp phần nâng cao sức chiến đấu của đội ngũ, xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ chính trị để xây dựng, phát triển thành phố.
Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, chưa bao giờ việc giải quyết các hậu quả của khu đô thị mới Thủ Thiêm lại thuận lợi như bây giờ. Thủ Thiêm không chỉ đang trở thành vấn đề của TP HCM mà cũng trở thành vấn đề của cả nước. Đã đến lúc với sự quyết tâm của Thường vụ Thành ủy và chính quyền, chúng ta phải có lộ trình giải quyết dứt điểm vấn đề Thủ Thiêm trong năm 2019, không để kéo dài nữa.
(Theo Đại Đoàn Kết)
- Cùng chuyên mục
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3
Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 14:22
Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 14:19
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.
Sự kiện - 19/11/2024 11:58
Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.
Sự kiện - 19/11/2024 11:12
Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?
Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.
Sự kiện - 19/11/2024 11:09
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Sự kiện - 19/11/2024 10:49
Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.
Sự kiện - 19/11/2024 10:06
Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Sự kiện - 19/11/2024 06:43
'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 19/11/2024 06:40
Hôm nay (19/11), HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề
Ngày 19/11, HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 06:23
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sự kiện - 18/11/2024 17:03
Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vẫn còn một số cây bị gãy, đổ trên các tuyến đường, khu đô thị, khu dân cư chưa được kiểm tra, xử lý, thu dọn; một số cây bị nghiêng, đổ chưa được chống dựng lại.
Sự kiện - 18/11/2024 16:36
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 3 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 10 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago