Thu hút vốn đầu tư vào vùng ĐBSCL - Bài cuối: Tháo 'ngòi nổ' thu hút đầu tư bằng cách nào?
Một vùng đất đủ hấp dẫn nhà đầu tư thì chính sách phải tốt, hạ tầng cứng như đường sá, bến cảng, sân bay phải đảm bảo kết nối thông suốt và hạ tầng mềm như trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí phải đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

ĐBSCL vùng đất còn nhiều tiềm năng dành cho nhà đầu tư. Ảnh: CT
Cần đẩy nhanh phát triển hạ tầng cứng lẫn mềm
Hiện nay, khu vực ĐBSCL được kết nối với TP.HCM, miền Đông và cả nước vẫn qua tuyến đường độc đạo QL 1A. Từ TP.HCM về TP. Cần Thơ - trái tim Tây Đô chỉ 180 km nhưng thời gian di chuyển nhanh nhất cũng mất tầm 4 giờ, những lúc xe cộ đông đúc thì thời gian di chuyển có thể tăng gấp đôi, ba lần.
Từ TP. Cần Thơ đi đến Cà Mau - tỉnh cực Nam của Tổ quốc cũng mất ngần ấy thời gian. Như vậy, nhà đầu tư muốn đầu tư vào khu vực này phải mất cả ngày cho việc “đi lại”, đó là chưa kể khi sản xuất ra sản phẩm phải vận chuyển cả ngày đường mới đến được bến cảng xuất khẩu.
Hiện tại, tuyến đường cao tốc kết nối từ Mỹ Thuận - TP.HCM sắp hoàn thành, đoạn còn lại Mỹ Thuận - Cần Thơ đã được khởi công và dự kiến thông xe vào năm 2023, kỳ vọng tuyến đường này sẽ tháo được “điểm nghẽn” giao thông cho khu vực.
Hạ tầng giao thông kết nối hạn chế còn tác động kìm hãm nhiều ngành kinh tế khác như ngành du lịch chẳng hạn. Cách đây gần 10 năm, Hiệp hội Du lịch vùng ĐBSCL đã từng xây dựng tour du lịch “một điểm đến 4 địa phương cộng” với chương trình tour cơ bản 7 ngày 6 đêm đi qua các địa phương Kiên Giang – An Giang – Cần Thơ – Bạc Liêu – Cà Mau. Tuy nhiên, tour du lịch này sau thời gian ngắn ra mắt đành phải khép lại. Lý do du khách không mua tour là bởi vì thời gian di chuyển trên xe nhiều hơn thời gian nghỉ ngơi, tham quan; đường sá di chuyển cũng rất khó khăn, nhỏ hẹp, dằn xóc, kém an toàn.
Khu vực ĐBSCL có cụm cảng Cái Cui (TP. Cần Thơ) có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn 20.000 tấn. Để đưa tàu lớn vào cụm cảng này Bộ GTVT cũng đã đầu tư giai đoạn 1 gần 8.000 tỷ đồng để đào kênh tắt Quan Chánh Bố. Ngày 1/7/2016, Cục Hàng hải đã công bố và đưa luồng tàu này vào khai thác. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn khai thác thì luồng tàu đã bị bồi lắng nhiều đoạn, tàu trọng tải lớn không lưu thông được.
Hiện tại, hầu hết hàng hóa xuất, nhập khẩu của vùng ĐBSCL vẫn phải trung chuyển “xuất nhờ” tại cụm cảng TP.HCM với chi phí tăng thêm từ 7-11 USD/container.
Đại diện nhà đầu tư các dự án điện gió tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng cũng cho biết, đa phần thiết bị điện gió là nhập khẩu trong khi khu vực này không có cảng biển đáp ứng. Các cấu kiện thiết bị điện gió như trụ, cánh quạt… không thể tháo rời khó vận chuyển bằng đường bộ về miền Tây nếu nhập khẩu thông qua cảng TP.HCM, đây là khó khăn lớn nhất trong phương án tập kết vật tư, thi công của dự án điện gió tại khu vực này.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam Lê Duy Hiệp, hầu hết sản phẩm nông sản xuất khẩu đều có xuất xứ tại vùng ĐBSCL. Theo số liệu thống kê 5 năm trở lại đây, chi phí Logistics cho xuất khẩu thủy sản và trái cây Việt Nam chiếm tỷ lệ vào khoảng 20-25%, cao hơn so với các nước trong khu vực từ 10-15%. Nguyên nhân là do kết nối hạ tầng Logistics tại khu vực ĐBSCL còn nhiều bất cập.
Bên cạnh đầu tư “hạ tầng cứng” thì vùng này cũng cần phát triển “hạ tầng mềm” như: trường học, bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vui chơi giải trí, sân golf để phục vụ nhà đầu tư khi đến đầu tư, làm ăn, sinh sống tại vùng đất này.

Mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo đề xuất của TS Đặng Kim Sơn nguyên là Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn.
Cần cơ chế thu hút đầu tư thông thoáng, dài hạn
Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu trên lĩnh vực nông nghiệp thì để nền sản xuất nông nghiệp thoát khỏi quy mô nhỏ lẻ, manh mún thì việc đầu tiên là Chính phủ phải quy hoạch tổng thể vùng nào trồng cây gì, nuôi con gì với quy mô diện tích là bao nhiêu.
Trên cơ sở đó sẽ có chính sách tích tụ đất đai để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ năng lực và kinh nghiệm nhảy vào tạo hạt nhân liên kết theo chuỗi khép kín từ đầu vào đến đầu ra, có như thế mới có thể nâng cao gia trị nông sản đưa nông dân thoát khỏi nền nông nghiệp “giải cứu” mà lâu nay báo chí thường nói.
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Đặng Kim Sơn, nguyên là Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng việc định hình quy hoạch vùng sản xuất sẽ định hướng được việc đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tránh được đầu tư manh mún dàn trãi như thời gian qua.
Phân tích về ngành kinh tế mới nổi của khu vực - năng lượng tái tạo, Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL 2020 vừa được Trường Chính sách công và quản trị Fulbright công bố, các chuyên gia cho biết: Theo dự thảo quy hoạch điện VIII, nhu cầu đầu tư cho ngành điện đến 2030 cần hơn 130 tỷ USD, với trung bình khoảng 12 tỷ USD mỗi năm, trong đó khoảng 9 tỷ USD sẽ cần đầu tư vào sản xuất điện và 3 tỷ USD đầu tư lưới truyền tải.
Riêng tại khu vực ĐBSCL, dự báo cho thấy đến năm 2030 tổng nhu cầu điện tăng từ 25,6 tỷ Kwh hiện nay lên đến trên 65 tỷ Kwh, ĐBSCL sẽ cần một lượng lớn vốn đầu tư xây lắp các cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng, hệ thống truyền tải, kho lưu trữ khí đốt, nâng cấp hệ thống phân phối, đồng thời tận dụng tối đa các nguồn năng lượng sạch, sẵn có tại chỗ là hướng đi mới cho vùng.
Thách thức lớn nhất về nguồn vốn, hiện tại nhiều dự án năng lượng đều phải huy động vốn từ các thể chế tài chính quốc tế, nguyên nhân là do lãi suất dài hạn trong nước khoảng 10%/năm cho khoản vay tối đa là 10 năm, cao hơn rất nhiều so với vay từ tổ chức tài chính quốc tế.
Một nguyên nhân chính khiến các nhà phát triển nội địa khó huy động vốn là do hợp đồng mua bán điện (PPA) có một vài điều khoản bất lợi và rủi ro cho bên bán, dẫn đến khó vay vốn. Tiêu biểu là điều khoản miễn trừ trách nhiệm thu mua điện của EVN nếu hệ thống truyền tải chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hệ quả là nhiều dự án năng lượng tái tạo không thể hòa lưới vì thiếu truyền tải, rủi ro này nhà đầu tư phải cam chịu.
Trở ngại lớn nhất khiến nhà đầu tư “chùn chân” là chính sách mua bán điện liên tục thay đổi. Điển hình như giá mua bán điện mặt trời liên tục được điều chỉnh giảm và mỗi lần điều chỉnh thì bị gián đoạn đấu nối một thời gian dài, đó là chưa kể các dự án đã đấu nối nhưng phải thường xuyên cắt giảm công suất phát lên lưới gây tổn thất cho nhà đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều - nơi có dự án điện khí lớn nhất khu vực đang triển khai băn khoăn, hiện nay, dự án điện khí Bạc Liêu vẫn chưa thỏa thuận được giá mua bán điện. Bên cạnh đó, đường dây 500kV để giải tỏa công suất cho nhà máy điện này tuy đã được đưa vào dự thảo quy hoạch điện VIII (sắp được phê duyệt) nhưng đối với nhà đầu tư khi chưa có đường dây truyền tải giải tỏa công suất thì cũng chưa an tâm vì nếu nhà máy xây dựng xong mà không phát điện thương mại được thì thiệt thòi cho nhà đầu tư rất lớn.
Mới đây, một nhà đầu tư điện gió tại tỉnh Cà Mau cũng vừa gửi đơn kêu cứu đến chính quyền địa phương vì bị ngành thuế đòi truy thu 26 tỷ đồng tiền thuê mặt nước làm điện gió trong khi theo chủ đầu tư này thì dự án chưa hề sử dụng phần diện tích này.
Liên quan đến tiền thuê mặt nước tại dự án diện gió vào tháng 8/2020, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã có công văn kiến nghị đến Chính phủ đề nghị xem xét miễn giảm tiền thuê mặt nước nhằm khuyến khích nhà đầu tư phát triển thêm nhiều dự án năng lượng tái tạo, thay thế cho nhiệt điện đang gây ô nhiễm môi trường.
Trước khi quyết định đầu tư vào một dự án, nhà đầu tư phải “lập trình” khả năng sinh lợi, thời gian thu hồi vốn và những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, việc xây dựng một chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn với tầm nhìn dài hạn, ổn định là yếu tố tiên quyết để tăng thu hút đầu tư.
Tại Hội nghị lập quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL, diễn ra tại Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Vùng ĐBSCL đang nắm giữ cơ hội lớn trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư từ mọi thành phần kinh tế khi đang có sự dịch chuyển đầu tư mạnh mẽ từ nơi cạn kiệt cơ hội, từ nơi cạnh tranh quá khốc liệt và giá đầu vào đắt đỏ sang khu vực có nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Đây thực sự còn là cơ hội mang tính “thiên thời”…
- Cùng chuyên mục
Bình Định 'chốt' tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội
Bình Định yêu cầu trong năm 2025, loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn phải hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, thủ tục để tổ chức khởi công; cùng với đó, phải hoàn thành, đưa các công trình vào sử dụng.
Đầu tư - 29/03/2025 21:47
TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng nối quận 1 với Thủ Thiêm
Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn kết nối quận 1 với Thủ Thiêm dài 720m, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, chính thức khởi công sáng 29/3.
Đầu tư - 29/03/2025 14:50
Bóng dáng Capella tại dự án Logistics hơn 1.500 tỷ ở Huế
CTCP Tập đoàn LEC vừa khởi công dự án Trung tâm Logistics Chân Mây với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành trung tâm logistics trọng điểm khu vực miền Trung và cả nước.
Đầu tư - 29/03/2025 12:19
Đề xuất hơn 43.500 tỷ đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có tổng chiều dài xấp xỉ 125km (đi qua địa bàn hai tỉnh Bình Định và Gia Lai) với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 43.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 29/03/2025 12:19
Sau tổ hợp 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên, Tập đoàn Trump xem xét đầu tư thêm dự án gần TP.HCM
Liên danh giữa Trump Organization và đối tác ở Việt Nam đã lên danh sách rút gọn các địa điểm để triển khai một dự án sân golf hoặc khách sạn gần Thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tư - 29/03/2025 06:45
'Ông trùm' cảng biển 'bắt tay' với cảng Phước An
Việc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) thực hiện khai thác tàu tại cảng Phước An (PAP) - một cảng ngoài hệ thống là chưa từng có trong tiền lệ. Hai bên sẽ tận dụng lợi thế của nhau để mở rộng hệ sinh thái trong ngành, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và kết nối toàn diện trong lĩnh vực logistics.
Đầu tư - 29/03/2025 06:45
Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án điện gió 2.100 tỷ đồng
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng tổng thể của dự án Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hóa 1, hoàn thành trong tháng 4/2025.
Đầu tư - 29/03/2025 06:30
Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Công nghệ - 28/03/2025 16:44
Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số
TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - 28/03/2025 16:06
Phó Thủ tướng ủng hộ hình thành khu thương mại tự do ở Bình Định
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ủng hộ việc sớm nghiên cứu hình thành khu thương mại tự do ở khu vực cảng Phù Mỹ (Bình Định).
Đầu tư - 28/03/2025 16:05
Doanh nghiệp muốn ưu tiên cải cách thủ tục hành chính thuế
Thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và đáp ứng các quy định pháp luật là một trong ba nhóm vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt, trong đó TTHC thuế là nhóm thủ tục DN mong muốn ưu tiên cải cách nhất….
Đầu tư - 28/03/2025 15:50
Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định
Tỉnh Bình Định đã trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đồng thời trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 12:09
Giải pháp nào để hút được 570 tỷ USD vốn đầu tư hạ tầng đến 2040?
Theo dự báo, Việt Nam cần 570 tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng từ nay cho đến năm 2040. Do đó, Việt Nam đang tìm cách phát triển các cơ chế tài chính mới cũng như huy động các nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Đầu tư - 28/03/2025 11:55
Nhiều dự án bất động sản bỏ hoang ở Đà Nẵng 'tái sinh'
Sau thời gian dài bỏ hoang, nhiều dự án khu đô thị ở Đà Nẵng như: Khu đô thị mới Thuận Phước; Marina Complex, The Legend City DaNang… đã thi công trở lại.
Đầu tư - 28/03/2025 10:29
Thành lập thành viên mới, Viettel nuôi tham vọng xuất khẩu dịch vụ khách hàng
Hoạt động kinh doanh hiệu quả ở 10 quốc gia và với việc thành lập Công ty Dịch vụ Khách hàng, Viettel kỳ vọng dịch vụ khách hàng cũng phải xuất khẩu được.
Đầu tư - 28/03/2025 10:23
Đà Nẵng có thêm dự án căn hộ cao cấp hơn 700 tỷ đồng
Dự án Căn hộ trung tâm thương mại tài chính Đà Nẵng (The APT Tower) do Công ty TNHH An Phước Thạnh làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 08:41
- Đọc nhiều
-
1
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
-
4
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
-
5
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago