Thông điệp Ngân hàng Nhà nước hướng đến khi giảm lãi suất điều hành là gì?

Nhàđầutư
Bộ phận phân tích của chứng khoán SSI vừa công bố báo cáo nhận định về nguyên nhân và tác động của việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành. 
BẢO LINH
17, Tháng 09, 2019 | 06:15

Nhàđầutư
Bộ phận phân tích của chứng khoán SSI vừa công bố báo cáo nhận định về nguyên nhân và tác động của việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành. 

nhadautu - giam lai suat

Thông điệp NHNN hướng đến khi giảm lãi suất điều hành là gì?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào ngày 16/9 đã thông báo lãi suất tái cấp vốn sẽ giảm từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm. Ngoài ra, lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm. 

Nhóm phân tích SSI nhận định, thông điệp của việc giảm lãi suất hướng đến là giảm mặt bằng lãi suất làm giảm chi phí vốn, không nhất thiết là nới lỏng tiền tệ.

Thực tế, NHNN điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) …, không phải qua trung gian là lãi suất điều hành như các nước khác nên tác động của việc điều chỉnh lãi suất không quá lớn.

Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng cung tiền M2 đến hết tháng 6/2019 lần lượt là 7,36% và 7,11% - thấp hơn so với cùng kỳ 2018 là 7,86% và 8,39%. NHNN đã có một đợt nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đủ tiêu chuẩn nhưng hầu hết thấp hơn đề xuất của các ngân hàng thương mại (NHTM).

SSI đánh giá, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm vẫn là 14% cho thấy, NHNN vẫn đang điều hành cung tiền thận trọng. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi xét trong bối cảnh tổng cầu chậm cải thiện, tăng cung tiền sẽ tăng rủi ro lạm phát, nhập siêu và bong bóng tài sản. Giá dầu tăng đột ngột và thương chiến Mỹ - Trung leo thang là 2 cảnh báo nhãn tiền để tiếp tục thận trọng với chính sách tiền tệ.

Trong ngắn hạn, mặt bằng lãi suất giao dịch trên liên ngân hàng và lợi tức trái phiếu chính phủ các kỳ hạn ngắn trên thứ cấp là 2 đối tượng chịu tác động mạnh nhất từ việc điều chỉnh lãi suất OMO.

Trong ngày nhận được thông tin giảm lãi suất điều hành, lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng đã giảm mạnh xuống 2,78%/năm (giảm 20 điểm cơ bản), lợi tức TPCP kỳ hạn 1-3 năm giảm từ 6-12 điểm xuống quanh mức 2,6%/năm.

Xét dài hơn, các lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ dao động trong khoảng từ lãi suất tín phiếu đến lãi suất OMO (từ 2,75%/năm đến 4,5%/năm). Trong điều kiện lý tưởng, giá vốn rẻ hơn trên thị trường liên ngân hàng (và môi trường thanh khoản được kỳ vọng sẽ được giữ dồi dào) sẽ tạo cơ sở để các NHTM điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 (tức là thị trường giữa các NHTM với các tổ chức kinh tế và cá nhân).

Tuy vậy, vốn liên ngân hàng chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn, không dùng để cấp tín dụng và bị hạn chế bởi tỷ lệ 20% so với vốn huy động thị trường chứng khoán và dân cư nên tính liên thông từ thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) xuống thị trường 1 cần một thời gian dài.

Dù tác động đến thị trường 1 là hạn chế nhưng đây là động thái tiếp theo sau một loạt các hành động trước đó như các ngân hàng TMNN tiên phong giảm lãi suất cho vay với các nhóm ngành ưu tiên tới 2 lần kể từ đầu năm đến nay; NHNN tuyên bố sẽ xử lý nghiêm các NHTM chạy đua tăng lãi suất huy động trong đó gồm cả việc cắt giảm tăng trưởng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động cho vay bất động sản và đầu tư trái phiếu bất động sản của các NHTM…

Qua đó thể hiện sự tăng cường kiểm soát dòng chảy tín dụng và chủ trương giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Thời gian gần đây, các NHTM yếu thanh khoản đã đẩy lãi suất huy động lên khá cao, nới rộng khoảng cách với lãi suất huy động của nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) và ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) lớn. Tuy nhiên, với tỷ trọng trên 70% thị phần huy động và cho vay, nhóm NHTMNN và các NHTMCP lớn mới đóng vai trò quyết định trong xu hướng lãi suất chung của thị trường

SSI cho rằng, các biện pháp kỹ thuật của SBV nếu có được sự đồng lòng của các NHTM lớn thì mục tiêu giảm lãi suất vẫn có thể đạt được mà chưa cần phải dùng đến biện pháp nới lỏng, bơm tiền vào nền kinh tế.

Ngoài ra, SSI nhận định, “Nhìn ở bình diện lớn hơn, để thúc đẩy kinh tế trong giai đoạn hiện nay thì chỉ nỗ lực của SBV sẽ không đủ. Công cụ tiền tệ đang phải xoay sở trong một không gian hẹp khi vừa phải ổn định vĩ mô, vừa hỗ trợ tăng trưởng. Trong bối cảnh thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, phát huy tối đa nội lực sẽ vừa tạo được tăng trưởng, vừa tránh được các biến động bất lợi từ bên ngoài. Ở đây, chúng tôi nhấn mạnh tới 2 giải pháp hàng đầu là giải ngân đầu tư công và thực thi bảo hộ”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ