Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Mỏ vàng chưa phát lộ

Nhàđầutư
Thị trường TPDN được kỳ vọng sẽ giảm sức ép cho thị trường tín dụng, và giải toả 'cơn khát' vốn cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, tuy nhiên đến nay vẫn phát triển chưa như kỳ vọng.
XUÂN TIÊN
12, Tháng 12, 2017 | 12:26

Nhàđầutư
Thị trường TPDN được kỳ vọng sẽ giảm sức ép cho thị trường tín dụng, và giải toả 'cơn khát' vốn cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, tuy nhiên đến nay vẫn phát triển chưa như kỳ vọng.

trai-phieu-doanh-nghiep

 Còn nhiều dư địa với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Còn nhiều dư địa

Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong năm 2016, có 129.636 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được phát hành, tăng gấp 2 lần năm 2015, đẩy số dư phát hành lên 245.000 tỷ đồng.

So với mức tăng trưởng chung của toàn thị trường trái phiếu (tăng trưởng khoảng hơn 30% trong năm 2016), con số này cho thấy sự phát triển mạnh của thị trường TPDN.

Tính theo quy mô của nền kinh tế, khối lượng TPDN hiện hành tăng mạnh từ 3,24% năm 2014 và 3,39% năm 2015 lên 5,27% GDP năm 2016.

Trái phiếu doanh nghiệp được xác định là kênh huy động vốn có tiềm năng rất lớn, nhằm đa dạng hoá thị trường tài chính và giảm tải, đồng thời chia sẻ rủi ro với hệ thống tín dụng.

Đối với doanh nghiệp phát hành, trái phiếu là kênh huy động linh hoạt hơn, tránh được sự can thiệp sâu của người cho vay như đối với ngân hàng. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư trái phiếu được hưởng lãi suất cao hơn so với tiền gửi ngân hàng. Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam xác định thị trường này sẽ tăng trưởng 30-40% mỗi năm.

Mặc dù tăng mạnh trong những năm trở lại, song số lượng phát hành TPDN vẫn cón rất nhỏ bé so với trái phiếu chính phủ. Quy mô thị trường TPDN của Việt Nam còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực như Thái Lan (70 tỷ USD), Singapore (91 tỷ USD), Malaysia (118 tỷ USD)…

Điều này phản ánh trình độ phát triển còn thấp của thị trường, khi 'sân chơi' chủ yếu vẫn dành cho các ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản, với tỷ trọng lần lượt là 34,5% và 21,2%.

Một số đợt phát hành lớn gần đây như VPBank vừa phát hành 3.000 tỷ đồng với lãi suất cố định 6,7%/ năm từ 22/11/2017 và đáo hạn đến 22/11/2019. VietinBank vừa thông báo sắp thực hiện phát hành 2.200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Trước đó, nhà băng này cũng đã phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu.

Việc bó hẹp thị trường đầy tiềm năng cho các ông lớn có nghĩa rằng doanh nghiệp Việt Nam đã và đang lệ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, trong đó có tỷ lệ lớn vay trung và dài hạn - vốn là thế mạnh của thị trường TPDN.

Chính sách chưa thực sự cởi mở?

Hiện Bộ Tài chính đang tiến hành lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Nghị định 90/2011/ND-CP về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong Dự thảo này có nhiều điểm mà giới chuyên gia không ít lần cảnh báo đi ngược lại chủ trương phát triển thị trường.

Cụ thể, Điều 4 Dự thảo sẽ khống chế các giao dịch trái phiếu thứ cấp ở mức dưới 100 nhà đầu tư, đồng thời cũng không cho phép sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet để giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp.

Điều 7 Dự thảo quy định mệnh giá của trái phiếu là 1 tỷ đồng hoặc bội số của 1 tỷ đồng, hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, làm giảm tính hấp dẫn, thanh khoản cũng như tính phổ biến của kênh trái phiếu. Bên cạnh đó cũng hạn chế sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Điều 8 quy định doanh nghiệp chỉ được mua lại trái phiếu trước hạn sau tối tiểu 1 năm lưu hành trái phiếu. Quy định này không phù hợp với cơ chế thị trường, khi doanh nghiệp phát hành trên nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm nên việc mua trái phiếu dựa trên thoả thuận của hai bên. Việc mua lại trái phiếu trước hạn nên được khuyến khích vì góp phần đảm bảo an toàn tái chính cho nhà đầu tư, tiết kiệm chi phí cho tổ chức phát hành.

Đáng chú ý, Điều 6 Dự thảo vẫn giữ nguyên quy định doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để phục vụ 3 mục đích, trong đó có cơ cấu lại các khoản nợ. Quy định này có thể mâu thuẫn với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-NHNN ngày 30-6-2016 quy định về mua TPDN của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi Ngân hàng Nhà nước dự định các tổ chức tín dụng sẽ không còn được mua TPDN phát hành có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ