Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao

Nhàđầutư
Cơ sở hạ tầng còn yếu, chi phí logistics đắt đỏ... và đặc biệt là chất lượng lao động chưa cao chính là một số điểm nghẽn của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.
VŨ PHẠM
26, Tháng 05, 2022 | 06:22

Nhàđầutư
Cơ sở hạ tầng còn yếu, chi phí logistics đắt đỏ... và đặc biệt là chất lượng lao động chưa cao chính là một số điểm nghẽn của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.

Trong bối cảnh giao thương quốc tế vẫn còn những gián đoạn và đứt quãng do những yếu tố bất ổn về địa chính trị và chính sách kiểm soát dịch bệnh tại một số quốc gia lớn, Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng đối với dòng vốn đầu tư toàn cầu nhờ môi trường chính trị, kinh doanh ổn định và việc thực hiện hiệu quả các biện pháp quyết liệt nhằm thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.

Nhiều nhà đầu tư lớn đang dồn sự chú ý tới Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đa dạng hóa nguồn cung ứng và dịch chuyển địa điểm đầu tư, kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu rất lớn đối với cơ sở hạ tầng, trong đó có những ngành vốn đang rất sôi động như logistics, bất động sản công nghiệp…

Theo Cushman & Wakefield Việt Nam, hiện nay, với nhu cầu tăng cùng với sự mở rộng của các nhà sản xuất từ Trung Quốc đã đẩy giá đất công nghiệp Việt Nam cao hơn, vượt qua kỳ vọng về chi phí thấp của nhà sản xuất.

cong-nhan-khu-cong-nghiep

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao. Ảnh: Kinh tế và Dự báo

Để tháo gỡ điểm nghẽn này, thị trường cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ cho các tỉnh còn đang nhiều dư địa phát triển nhưng có vị trí xa các khu kinh tế trọng điểm. Các tính này cần phải năng động hơn và linh hoạt thích ứng với các nhu cầu của các doanh nghiệp, thậm chí là những yêu cầu mới chưa có tiền lệ. Điều này sẽ giúp giãn cách công xưởng ra khỏi những khu vực nóng đang thiếu nguồn cung và cuối cùng là bình ổn mức giá.

Mặc dù Việt Nam đang bước vào thời là cơ cấu dân số vùng, song lao động phân bố vẫn chưa thực sự đồng đầu giữa các vùng, chẳng hạn như các vùng đất rộng có tỷ trong lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực lượng lao động), điều này chưa tạo điều kiện phát huy lợi thế về đất đai.

Đáng chú ý, chất lượng lao động còn thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và thường xảy ra tình trạng thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao.

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thế lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thế lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kèm, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế.

Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiêu nồng, tùy tiện và giờ giấc và hành vi.

Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và giành chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Bên cạnh đó, Cushman & Wakefield cho biết, còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động. Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề.

Hầu hết các khu công nghiệp và khu chế xuất - nơi sử dụng đến 30% lao động di cư không có dịch vụ hạ tầng xã hội (ký túc xá, nhà trẻ, nhà văn hóa, đào tạo nghề, tham gia bảo hiểm xã hội....), lao động di cư ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tổ của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

"Trước mắt thị trường lao động Việt Nam cần tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và thị trường. Khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động. cần sớm được kiến toàn. Chú trọng. hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên; Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, thí điểm đặt hàng hợp đồng với trung tâm dịch vụ việc làm và các tổ chức, đơn vị có liên quan khác như: Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam. (VCCI), Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam... đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm", các chuyên gia Cushman & Wakefield Việt Nam nhìn nhận.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện dự án, trong đó, tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về việc làm; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tư vấn viên của trung tâm dịch vụ việc làm. Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động. việc làm, nhất là cho lao động nông thôn, lao động di cư và các đối tượng lao động đặc thù.

Một điểm nghẽn không nhỏ của thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam là cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Mặc dù mức chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam là tương đối cao so với các nước trong khu vực. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), 5,8% trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) được chi cho phát triển cơ sở hạ tầng, một mức chi phí cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc phát triển được hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ và xuyên suốt là cả quá trình dài hơi.

Để có thể chuyển dịch lên một nấc thang mới trong chu kỳ phát triển khu công nghiệp/logistics và trở nên thu hút và cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh mô vào phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm: Hệ thống đường cao tốc, các cảng biển nước sâu, nâng cao chất lượng hệ thống điện nước, bao gồm cả hệ thống tái tạo năng lượng.

"Các tiềm năng và cơ hội đều đã sẵn sàng, nhưng Việt Nam vẫn chưa thu hút được nhiều "đại bàng" về làm "tổ". Điều này cho thấy để thu hút đầu tư nước ngoài và luôn đón đầu xu hướng, đặc biệt là trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0, Việt Nam cần phải cải thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính. Trong đó, vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy giáo dục là rất quan trọng, chú trọng hơn đến việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn có tay nghề và trình độ ngoại ngữ, khuyến khích đổi mới khoa học kĩ thuật và công nghệ...", bà Trang Bùi, Tổng Giám Đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ