Thanh Hoá: Sự biến mất 'bí ẩn' của Sông Mã tại dự án Khu đô thị Lam Sơn

Nhàđầutư
Cả Sông Mã lẫn TIIDC đều từng là doanh nghiệp nhà nước sở hữu quỹ đất lớn, được cổ phần hoá và bằng các cách thức khác nhau, lần lượt về tay tư nhân với mức giá "nhẹ nhàng".
VĂN DŨNG - XUÂN TIÊN
31, Tháng 03, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Cả Sông Mã lẫn TIIDC đều từng là doanh nghiệp nhà nước sở hữu quỹ đất lớn, được cổ phần hoá và bằng các cách thức khác nhau, lần lượt về tay tư nhân với mức giá "nhẹ nhàng".

thanh-hoa-dau-thau-khu-do-thi-thi-tran-lam-son-33-.8564

Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân

Khu đô thị Lam Sơn

UBND tỉnh Thanh Hoá ngày 20/3/2020 có Quyết định số 976/QĐ-UBND về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị thị trấn Lam Sơn (giai đoạn 1) tại xã Thọ Xương và Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân.

Theo đó, chủ đầu tư dự án là CTCP Đầu tư Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Hoá (TIIDC). Tổng diện tích thực hiện dự án là 110.628,40m2, trong đó diện tích đất ở chia lô liền kề là 36.093,89 m2 (364 lô), đất nhà ở biệt thự: 4.775,70 m2 (18 lô); đất nhà văn hoá 595,5 m2; đất thể dục thể thao 2.500 m2; đất trường học: 5.473,3 m2; đất khuôn viên cây xanh 16.594,26 m2; đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật 52.053,55 m2 và đất bãi đỗ xe 515,5 m2.

Lưu ý rằng việc phê duyệt đánh giá tác động môi trường này mới áp dụng cho hạng mục kỹ thuật, và các hạng mục xây dựng mới giới hạn là san nền toàn bộ diện tích thực hiện dự án; hệ thống đường giao thông; cấp nước và phòng cháy chữa cháy; hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải; cấp điện.

Đáng nói là Quyết định số 976 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền ký căn cứ theo Quyết định số 3243/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án.

Theo Quyết định 3243, dự án Khu đô thị thị trấn Lam Sơn (giai đoạn 1) có quy mô 14,9ha. Chủ đầu tư được lựa chọn là liên danh TIIDCCTCP Sông Mã.

So sánh tại Quyết định mới 976, thì quy mô dự án còn 11,06ha, và quan trọng hơn cả, chủ đầu tư lúc này chỉ còn lại TIIDC.

Vì sao lại có sự thay đổi này? Liệu có phải TIIDC chỉ phụ trách giai đoạn san nền, xây dựng hạ tầng cơ bản, còn Sông Mã sẽ đảm nhiệm xử lý 2,6ha đất còn lại cũng như phát triển dự án, đúng với "sở trường" của doanh nghiệp này. Nhưng kể cả trong trường hợp đó, thì nhẽ ra tại Quyết định số 976, chủ đầu tư cũng phải được đề rõ là liên danh giữa TIIDC và Sông Mã?!

Bởi vậy, một giả thiết nữa được đặt ra, là Sông Mã đã âm thầm rút khỏi dự án ở Thị trấn Lam Sơn, đi kèm với đó, là kịch bản TIIDC chỉ "mượn" Sông Mã để lấy được dự án gần 15ha ở Thị trấn Lam Sơn.

Tất nhiên đây chỉ là một giả thiết, còn tính xác thực chỉ có người trong cuộc mới tường minh. Tuy vậy, phân tích sâu hơn về TIIDC cùng Sông Mã phần nào giúp mang tới những hình dung thú vị.

tttm-bo-ho-1

Dự án Trung tâm Thương mại Bờ Hồ "10 năm chưa xong" của chủ mới Sông Mã

Đường về tay tư nhân của bộ đôi TIIDC - Sông Mã

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, TIIDC và Sông Mã có điểm chung hiếm hoi, đều là các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.

TIIDC tiền thân là Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng các Khu công nghiệp Thanh Hoá, có nhiệm vụ triển khai Khu công nghiệp Lễ Môn. Năm 2016, doanh nghiệp này cùng quỹ đất 1,1 triệu m2 được cổ phần hoá, và thu về...13,5 tỷ đồng sau khi bán 41,5% vốn qua kênh đấu giá.

Sau nhiều lần điều chỉnh giảm, tỷ lệ sở hữu nhà nước từ mức 49% sau cổ phần hoá cập nhật tới ngày 21/10/2019 chỉ còn 45,72%, được chuyển từ UBND tỉnh Thanh Hoá sang SCIC. Trong khi đó, cổ đông lớn nhất của TIIDC là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Hứa Duy Sách (nắm 45,89%) - nhân vật quyền lực số 1 doanh nghiệp này nhiều năm trước cổ phần hoá.

Còn với Sông Mã, doanh nghiệp này được cổ phần hoá sớm hơn, từ năm 2013 với giá trị định giá vỏn vẹn 35 tỷ đồng, dù sở hữu tới 21ha đất, trong đó hàng chục nghìn m2 đất vàng giữa lòng TP. Thanh Hoá.

Kết quả, 3,06 triệu cổ phần, tương đương 87,51% vốn đã được tư nhân mua trọn với mức giá đúng bằng mệnh giá (10.000 đồng/CP). Chủ sở hữu mới của Sông Mã sau đó lộ diện là Tổng công ty Anh Phát - tập đoàn tư nhân giàu có bậc nhất xứ Thanh của vợ chồng doanh nhân Trịnh Xuân Nghiệm - Đào Ngọc Dung.

Tương tự TIIDC, phần vốn nhà nước trong Sông Mã "teo tóp" dần không qua đấu giá. 11,29% vốn nhà nước được đại diện bởi ông Lê Khắc Luận giảm về còn 7,576% tháng 5/2016. Ở chiều ngược lại, Anh Phát Group tăng mạnh tỷ lệ nắm giữ lên 91,164%, tuy nhiên sau đó bất ngờ thoái hết vốn khỏi Sông Mã.

Bên mua không được tiết lộ, song theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Anh Phát đã nhượng lại toàn bộ phần vốn trong Sông Mã cho một nhà đầu tư đến từ Hà Nội. Vị doanh nhân này sinh năm 1960, cũng đã mua lại dự án Trung tâm Thương mại Bờ Hồ tại 240 Lê Hoàn, TP. Thanh Hoá, sẽ được đề cập cụ thể trong một bài viết khác.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ