Tản mạn về một thị trường tài chính “vắt sữa” nhà đầu tư nhỏ

Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên Đại học Bristol, Anh
10:56 21/07/2020

Khi nào thì các công ty dừng vắt sữa nhà đầu tư nhỏ?

z-2_wqxl

Nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm số đông trên thị trường chứng khoán (Ảnh: Internet)

“Vắt sữa” nhà đầu tư nhỏ

Hai năm trước, khi một người bạn của tôi rời Việt Nam sang Hồng Kông làm việc, chúng tôi có một cuộc trò chuyện ngắn qua Skype. Trong hơn 3 năm ở Việt Nam, anh cũng gọi là hiểu sơ sơ về thị trường tài chính của Việt Nam. Một trong những ấn tượng của anh là nhà đầu tư nhỏ của Việt Nam bị “vắt sữa” nhiều quá (nguyên văn câu nói của anh lúc đó là “milking small investors”).

“Khi nào thị trường này dừng vắt sữa nhà đầu tư nhỏ thì mới khá lên được”, anh nhận xét.

Khi đó, tôi rất đồng ý với nhìn nhận của anh, nhưng cũng không suy nghĩ quá nhiều. Chiêm nghiệm những diễn biến thị trường 2 năm qua, tôi càng thấy những điều anh bạn nói có lý.

Thị trường Việt Nam có 2 đặc tính nổi bật: Nhiều nhà đầu tư cá nhân và sự tập trung cao về quyền sở hữu đa số công ty niêm yết trong tay một nhóm cổ đông lớn (có những công ty mà nhóm cổ đông lớn có quan hệ chặt chẽ với nhau sở hữu hơn 80%).

Đặc tính này dẫn đến một số hệ lụy. Thứ nhất, nhiều nhà đầu tư cá nhân không có mục tiêu nắm giữ cổ phiếu dài hạn, mà có mục tiêu lướt sóng, sở hữu ngắn hơn một năm. Vì vậy, họ không quan tâm nhiều đến chất lượng quản trị công ty, mà chủ yếu đầu tư khi có sóng, có tin đồn.

Thứ hai, cho dù họ quan tâm, nhưng vì họ là cổ đông nhỏ, không ai quan tâm đến những gì họ nói, hoặc hành xử “chiếu lệ”. Anh bạn tôi từng làm đại diện cho một quỹ đầu tư nước ngoài trong một công ty ở Việt Nam và thấy “nhức mắt” về một số cách hành xử của hội đồng quản trị như tự tiện thực hiện các giao dịch chuyển vốn giữa công ty với những công ty thân thuộc của hội đồng quản trị.

Anh đã đặt ra nhiều câu hỏi và cũng phản ứng dữ dội, nhưng rồi không có hiệu quả gì. Cuối cùng, quỹ của anh rút vốn. Mà công ty đó thì chắc cũng chả quan tâm về sự ra đi của một cổ đông ngoại thiểu số.

Chuyện cổ đông lớn của một công ty, đặc biệt là một vài ngân hàng, lấy tiền của công ty cho các công ty thân hữu hoặc chính bản thân mình vay, thậm chí là vào làm cổ đông của công ty mình là chuyện rất phổ biến, mà những giao dịch khuất tất của Huy Vietnam tiến hành qua chuỗi nhà hàng Món Huế gần đây là một ví dụ.

Vài tuần trở lại đây, tôi lại nghe một chuyện khác. Đó là xu hướng công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân.

Điều này dẫn đến một lo ngại rằng, ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp vì lãi suất cao mà không hiểu rõ về nó.

Theo một số liệu thống kê, các nhà đầu tư cá nhân đã mua khoảng 15% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 6 tháng đầu năm nay.

Bất chấp những cảnh báo của Bộ Tài chính, hiện tượng dòng tiền đầu tư cá nhân chảy vào trái phiếu doanh nghiệp đã trở nên phổ biến.

Một người quen của tôi vừa mới hỏi tôi về việc mua trái phiếu doanh nghiệp từ ngân hàng vì nghe nhân viên ngân hàng nói là mua trái phiếu lời hơn gửi tiết kiệm, mà lại của công ty lớn phát hành, an toàn lắm.

Hỏi ra thì bạn chẳng biết gì nhiều về công ty đó, bạn là “khách VIP” của chi nhánh ngân hàng gần nhà nên được chào mua trái phiếu. Tôi hỏi kỹ hơn thì biết đây là một trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính từng khuyến cáo “trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ không phù hợp với nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ”.

Song, Bộ Tài chính cứ khuyến cáo, còn ngân hàng cứ bán trái phiếu và theo cách diễn tả mơ hồ của bạn tôi về trái phiếu mà cô định mua thì rõ ràng là nhân viên ngân hàng đã không giải thích cho cô hiểu rõ những rủi ro của việc mua trái phiếu này.

Trong khi đó, một người quen khác của tôi làm quản lý cao cấp ở một ngân hàng cho biết, có khi bản thân nhân viên cũng không ý thức hết được tính rủi ro của những trái phiếu này, được giao bán và tập huấn thế nào thì bán vậy thôi.

Trong một thị trường nhà đầu tư cá nhân chiếm số đông, mà họ lại bị “vắt sữa” kiểu như vậy thì thật khó mà mong nhà đầu tư có niềm tin vào cổ phiếu hay trái phiếu. Vậy thì đừng trách vì sao họ lướt sóng, không nắm giữ cổ phiếu dài hạn.

Tuân thủ quy định mới mang tính hình thức

Ở Việt Nam, không phải không có những quy định bảo vệ nhà đầu tư nhỏ. Các quy định pháp luật, hướng dẫn về quản trị công ty (corporate governance) thường xuyên cập nhật các thông lệ, nguyên tắc quốc tế tốt nhất. Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chỉ tuân thủ “cho có”.

Nhiều ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ, cổ đông độc lập, thậm chí là cổ đông là nhà đầu tư tổ chức đều có đủ, nhưng cổ đông lớn vẫn có thể dễ dàng làm được những gì họ muốn.

“Con voi chui lọt lỗ kim” dường như là chuyện thường ngày trong quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Chỉ một chuyện vi phạm quy định công bố thông tin thôi cũng đã nói gần 2 thập kỷ nay, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những vi phạm sơ đẳng diễn ra.

Còn chuyện ngân hàng phân phối trái phiếu thì Bộ Tài chính đã có khuyến nghị đơn vị phân phối phải cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình doanh nghiệp, nghĩa vụ doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối và đặc biệt là có biện pháp quản lý để tuân thủ đầy đủ, đúng hạn các cam kết về mua lại trái phiếu với nhà đầu tư khi phân phối trái phiếu.

Thế nhưng, nếu đơn vị phân phối làm cho có, để khách hàng ký nhận một tờ giấy xác nhận đã được cung cấp đủ thông tin, trong khi trên thực tế khách hàng không hiểu rõ các thông tin đó thì sao?

Trong giới làm quản lý tài chính, có một khái niệm gọi là “giả bộ tuân thủ” (mock compliance). Ở Việt Nam, việc giả bộ tuân thủ là phổ biến trong hầu hết các vụ bê bối tài chính đã đổ vỡ, từ tín dụng ngân hàng cho đến số liệu kế toán và hoạt động lạm quyền, rút ruột công ty của cổ đông lớn.

Có người nói Việt Nam là một thị trường cận biên (frontier market) thì với cái ý nghĩa của dân ở biên giới, phải đi khai phá các vùng đất mới hoang dã một chút, khó kiểm soát một tí. Nhưng nếu giữ mãi cái bản chất của một thị trường cận biên như vậy thì khó có thể mơ tới việc trở thành một trung tâm tài chính nghiêm túc được.

Một người bạn của tôi làm việc lâu năm ở Singapore và có nhiều mối quan hệ làm ăn ở Việt Nam cho rằng, có lẽ cũng nên suy nghĩ lại định hướng chiến lược về phát triển thị trường tài chính.

Nếu không thay đổi được cung cách cũ thì có thể nghĩ cách trở thành một vệ tinh của một thị trường trưởng thành hơn như Singapore và chỉ chuyên đi tập trung vào mảng dẫn vốn từ Singapore vào các công ty chưa niêm yết có tăng trưởng cao ở Việt Nam (như các công ty start-up công nghệ).

Đó cũng là điều mà Singapore đang hợp tác với Nasdaq để dẫn vốn từ Mỹ vào các công ty tăng trưởng nhanh ở Đông Nam Á (nhưng chưa mấy thành công).

Nghe cũng có lý, nhưng cũng chua xót. Trở thành một thị trường tài chính vệ tinh thì có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận rằng mình chỉ mãi là một thị trường cận biên, phụ thuộc vào một con đường kết nối tới trung tâm tài chính của họ.

Một nền kinh tế có nhiều thuận lợi để đón dòng dịch chuyển sản xuất từ quốc tế chẳng lẽ chỉ đáng như thế thôi sao? Câu hỏi này xin để lại cho những người đang làm công tác quản lý thị trường tài chính trả lời.

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

  • Cùng chuyên mục
Nhà sáng lập Lê Hồng Minh còn là Tổng giám đốc VNG?

Nhà sáng lập Lê Hồng Minh còn là Tổng giám đốc VNG?

Trao đổi với Nhadautu.vn, một đại diện VNG cho biết ông Lê Hồng Minh vẫn là Tổng giám đốc của VNG. Trong thời gian này, ông Minh tạm thời ủy quyền công việc điều hành hàng ngày của công ty cho ông Kelly Wong - Phó Tổng giám đốc VNG để đảm bảo vận hành và hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định.

Tài chính - 07/09/2024 11:23

Chứng khoán Shinhan: Kỳ vọng thị trường bất động sản hồi phục từ nửa cuối năm 2024

Chứng khoán Shinhan: Kỳ vọng thị trường bất động sản hồi phục từ nửa cuối năm 2024

Chứng khoán Shinhan nhận định thị trường sẽ bước vào pha hồi phục từ nửa cuối năm 2024 với kì vọng việc thi hành đồng bộ các luật liên quan đến bất động sản sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc pháp lý và lãi suất được duy trì ở mức hấp dẫn giúp hỗ trợ nguồn cung.

Tài chính - 07/09/2024 08:24

Xếp hạng tín nhiệm: Nói dễ hơn làm!

Xếp hạng tín nhiệm: Nói dễ hơn làm!

Xếp hạng tín nhiệm được xem là một trong những giải pháp quan trọng để minh bạch thông tin giữa tổ chức phát hành trái phiếu và nhà đầu tư, làm nền tảng cho sự phát triển lành mạnh của thị trường. Tuy vậy, sự hợp tác của các đơn vị được xếp hạng trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu chính xác và đầy đủ là một thách thức lớn đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

Tài chính - 07/09/2024 08:18

Báo cáo soát xét bán niên gây thất vọng của Saigonres

Báo cáo soát xét bán niên gây thất vọng của Saigonres

Cổ phiếu Saigonres tăng giá gấp đôi trong 4 tháng. Sau khi công bố BCTC bán niên soát xét, cổ phiếu bị cắt margin và có sự điều chỉnh trong 2 phiêu đầu tháng 9.

Tài chính - 07/09/2024 06:30

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng trên thị trường UPCoM

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng trên thị trường UPCoM

Trong khi trên thị trưởng niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài có 2 tháng liên tiếp bán ròng thị trên thị trường UPCoM nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng…

Tài chính - 06/09/2024 19:16

Cổ phiếu VNZ 'chạm' mức đáy lịch sử

Cổ phiếu VNZ 'chạm' mức đáy lịch sử

Trong phiên giao dịch 6/9, đã có thời điểm cổ phiếu VNZ giảm hết biên độ về 437.800 đồng/CP – mức thấp nhất của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết. Dù vậy, VNZ dần hồi phục càng về cuối ngày giao dịch và chốt phiên đạt 465.100 đồng/CP, tương đương giảm hơn 9,7%.

Tài chính - 06/09/2024 15:38

Công ty có CEO nhận thu nhập 17 tỷ/năm làm ăn ra sao?

Công ty có CEO nhận thu nhập 17 tỷ/năm làm ăn ra sao?

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - là người có thu nhập cao nhất thị trường, với gần 17 tỷ đồng trong năm 2023.

Tài chính - 06/09/2024 11:43

Công ty thủy điện của doanh nhân Trương Đình Lam lãi đậm

Công ty thủy điện của doanh nhân Trương Đình Lam lãi đậm

Nửa đầu năm 2024, CTCP xây dựng và Thương mại Lam Sơn ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 8,8 tỷ đồng, cao gấp gần 12 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tài chính - 06/09/2024 10:14

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 228 tỷ đồng trên HNX trong tháng 8

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 228 tỷ đồng trên HNX trong tháng 8

Cổ phiếu PVS và SHS là 2 cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài bán nhiều nhất trong tháng 8/2024, đưa giá trị bán ròng lên tới 228 ty đồng, cao gấp đôi so với tháng 7.

Tài chính - 06/09/2024 07:00

Dự báo VND tăng giá khi Fed giảm lãi suất

Dự báo VND tăng giá khi Fed giảm lãi suất

Ngân hàng UOB dự báo VND sẽ tăng giá dần dần và lên mức 24.100 VND/USD vào quý II/2025.

Tài chính - 06/09/2024 07:00

Làm Chủ tịch, CEO lĩnh vực nào có thu nhập cao nhất?

Làm Chủ tịch, CEO lĩnh vực nào có thu nhập cao nhất?

Theo FiinGroup, bất động sản, dịch vụ tài chính (chủ yếu là chứng khoán) và bảo hiểm là Top 3 ngành có thu nhập bình quân của CEO cao nhất, vượt trội so với mức bình quân của thị trường.

Tài chính - 05/09/2024 15:23

Tập đoàn PC1 bị HoSE nhắc nhở chậm công bố báo cáo soát xét bán niên

Tập đoàn PC1 bị HoSE nhắc nhở chậm công bố báo cáo soát xét bán niên

Tập đoàn PC1 công bố doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh trong nửa đầu năm. Động lực đến từ mảng xây lắp điện và nhà máy tuyển quặng đi vào vận hành từ tháng 6/2023.

Tài chính - 05/09/2024 14:05

Vinahud nói gì về mối liên hệ với VNC Construction?

Vinahud nói gì về mối liên hệ với VNC Construction?

Nhiều cái tên trong nhóm Vinahud – R&H Group từng là lãnh đạo cấp cao tại VNC Construction như: Ông Trương Quang Minh (Chủ tịch HĐQT Vinahud), ông Nguyễn Minh Tuấn (Tổng Giám đốc Vinahud, Thành viên HĐQT R&H Group), ngoài ra còn có ông Trương Thanh Minh (hiện là cổ đông nắm 0,89% vốn Vinahud).

Tài chính - 05/09/2024 10:03

Đi tìm 'hoa khôi' cổ phiếu cuối năm 2024

Đi tìm 'hoa khôi' cổ phiếu cuối năm 2024

Trong giai đoạn cuối năm 2024, bức tranh lợi nhuận của nhiều nhóm ngành được dự báo khả quan, cùng với sự phục hồi tích cực của nền kinh tế vĩ mô. Vậy nhóm ngành nào sẽ "vụt bay" trong tương lai?

Chứng khoán - 05/09/2024 08:00

Những khoản góp vốn nghìn tỷ của VNC Construction

Những khoản góp vốn nghìn tỷ của VNC Construction

Thành lập từ năm 2020, song VNC Construction đã nắm trực tiếp/gián tiếp cổ phần nhiều công ty, hoặc doanh nghiệp dự án, với tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Tài chính - 05/09/2024 06:00

VNC Construction và cách Vinahud tái cấu trúc nợ

VNC Construction và cách Vinahud tái cấu trúc nợ

VNC Construction – bên dự kiến nhận chuyển nhượng 100% vốn điều lệ Mê Linh Thịnh Vượng, cũng là cái tên có nhiều sự liên hệ với chính nhóm chủ Vinahud.

Tài chính - 04/09/2024 18:39