[Sức trẻ của những thương hiệu cao niên] Bài 6: Bài toán vượt khó của Habeco

Nhàđầutư
Liên tiếp gặp khó về mặt chính sách, thị trường tiêu thụ và nguyên liệu đầu vào, Habeco – thương hiệu bia Việt hơn 60 năm đã đưa ra nhiều giải pháp cải tiến từ sản phẩm, kênh bán hàng đến quản trị hàng tồn kho.
MỸ HÀ
19, Tháng 12, 2023 | 06:50

Nhàđầutư
Liên tiếp gặp khó về mặt chính sách, thị trường tiêu thụ và nguyên liệu đầu vào, Habeco – thương hiệu bia Việt hơn 60 năm đã đưa ra nhiều giải pháp cải tiến từ sản phẩm, kênh bán hàng đến quản trị hàng tồn kho.

habeco

Nhà máy Bia Hà Nội, nguồn: BHN

Mời đọc:

Bài 1: Hiệu quả như Phích nước Rạng Đông

Bài 2: Hành trình từ cây bút bi ‘quốc dân’ đến hệ sinh thái tri thức

Bài 3: Kỳ vọng của Vinamilk về một chu kỳ tăng trưởng mới

Bài 4: REE – Dấu ấn của doanh nghiệp tiên phong

Bài 5: Nhựa Tiền Phong và tham vọng 1 tỷ USD doanh thu

Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã: BHN) tiền thân là nhà máy bia Hommel được người pháp xây dựng từ năm 1890. Đến năm 1957, Chính phủ tiếp quản và đổi tên thành nhà máy bia Hà Nội. Một năm sau đó, chai bia Việt Nam đầu tiên mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời.

Trải qua 65 năm hình thành và phát triển, doanh nghiệp đã xây dựng được nhiều dòng sản phẩm làm nên thương hiệu Habeco như Bia hơi Hà Nội, Bia lon Hà Nội, Bia Trúc Bạch, Hanoi Beer Premium… Habeco hiện nắm giữ vị trí số 1 về thị phần tại thị trường miền Bắc và giữ vị trí thứ 3 tại Việt Nam.

Vào thời điểm hưng thịnh nhất 2014 - 2017, doanh thu Habeco tiệm cận với mốc 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 800 -1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên các năm gần đây, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dần suy giảm.

bhn-loi-nhuan

 

Nguyên nhân là do tăng trưởng ngành bia chững lại và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Habeco cho biết các thương hiệu lớn ở thị trường miền Nam như Sabeco, Heineken (được hậu thuẩn của tập đoàn đa quốc gia với tiềm lực tài chính mạnh gấp nhiều lần Habeco) đã đẩy mạnh đầu tư ra thị trường miền Bắc – thị trường chính của Bia Sài Gòn. Mặt khác, thu nhập người dân tăng cao cũng dần chuyển từ phân khúc bình dân (thế mạnh của Habeco) sang phân khúc cao cấp và cận cao cấp.

Bên cạnh đó, đầu năm 2020, ngành bia liên tiếp đối mặt với khó khăn. Đó là Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc xử phạt phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu ở bất kỳ mức độ nào bắt đầu có hiệu lực và Nghị định 24/NĐ-CP với các quy định khắt khe về quảng cáo rượu bia. Đồng thời, dịch bệnh Covid-19 diễn ra làm thay đổi thói quen người tiêu dùng, hạn chế tụ tập khiến tiêu thụ sản phẩm của Habeco nói riêng và ngành bia nói chung sụt giảm. Thêm nữa, dịch bệnh cũng khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá vật tư nguyên liệu đầu vào sản xuất bia tăng như xăng dầu, malt, vỏ lon, hộp giấy, nắp chai… ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.

Trong bối cảnh đó, chủ thương hiệu bia Việt hơn 60 năm tuổi đã tiến hành nghiên cứu, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm bia, đưa thêm nhiều sản phẩm bia ở phân khúc cao cấp, hướng tới sự trẻ trung, năng động như Hanoi Bold, Hanoi Light, Hanoi Premium…; ra mắt các dòng sản phẩm mới, bao gói tiện dụng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng như Bia hơi Hà Nội long 500 ml, Bia hơi Hà Nội đóng chai 1 lít và sản phẩm bia Hanoi Bold – Hanoi Light phiên bản đóng lon 330 ml.

Về hoạt động bán hàng, kênh tiêu thụ truyền thống (nhà hàng, quán) bị ảnh hưởng trong giai đoạn dịch bệnh, Habeco đẩy mạnh kênh tiêu thụ trên các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada..) để nắm bắt xu thế tiêu dùng hiện đại, dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu. Vào các dịp bán hàng cao điểm Hè và Tết, doanh nghiệp triển khai chương trình khuyến mại tập trung hướng đến khách hàng đối với nhóm sản phẩm Bia Hà Nội (chai và lon).

Thêm nữa, Habeco cũng tăng cường quản trị chi phí, hạ giá thành sản phẩm, bám sát cung cầu thị trường vật tư nguyên liệu, đàm phán nhà cung ứng để giữ giá hợp đồng, giảm thiểu tối đa việc phát sinh chi phí mua nguyên vật liệu… để cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Với những giải pháp đó, trong năm đầu tiên dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, nền kinh tế vận động trở lại bình thường, du lịch mở cửa, doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh cải thiện mạnh. Doanh thu năm 2022 đạt 8.398 tỷ đồng, cao nhất 3 năm và tăng 21%; lãi ròng 463 tỷ đồng, tăng 52%.

Doanh nghiệp cho biết giá thị trường của malt – nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất năm 2022 tăng 40 – 50%, tuy nhiên, nhờ đã ký hợp đồng sớm với giá tốt nên chỉ tăng khoảng 10%. Lợi thế này góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh năm qua.

9 tháng, công ty bia báo cáo doanh thu giảm 7% xuống. Mặc dù doanh nghiệp đã tiết kiệm đáng kể chi phí bán hàng, quản lý nhưng biên lợi nhuận gộp giảm khiến lãi ròng giảm 36% xuống 278 tỷ đồng. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn vượt 31% kế hoạch lợi nhuận năm sau 9 tháng.

Ban lãnh đạo Habeco ngay từ đầu năm khi đưa ra chỉ tiêu kinh doanh 2023 đã lường trước khó khăn do suy thoái kinh tế, rủi ro địa chính trị trên thế giới. Đồng thời, giá một số nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia được dự báo tiếp tục tăng cũng như lợi thế về giá malt như năm 2022 cũng không còn, do giá thế giới vẫn ở mức cao, giá malt dự kiến tăng khoảng 50% so với mức giá bình quân mua vào năm trước.

Điểm cộng cho Habeco là đã xây dựng được nền tảng tài chính rất an toàn. Tổng tài sản tính đến cuối quý III đạt 7.560 tỷ đồng, riêng tiền và tiền gửi gần 4.000 tỷ đồng. Khối tài sản cố định 9.401 tỷ đồng đã khấu hao 7.923 tỷ đồng. Về mặt nguồn vốn, nợ phải trả bằng 36% vốn chủ sở hữu, không có nợ vay dài hạn và nợ vay ngắn hạn chỉ 27 tỷ đồng.

Trong định hướng phát triển, Habeco tập trung khẳng định vị thế dẫn đầu ở thị trường phía Bắc, đặc biệt là phân khúc phổ thông, tìm hướng phát triển và mở rộng thị trường miền Trung, miền Nam. Công ty cũng đã xuất khẩu sản phẩm đi châu Âu (Pháp, Anh, Áo, Czech), Hàn Quốc, Nhật Bản… qua hệ thống siêu thị và các nhà hàng Việt Nam. Trong thời gian tới, doanh nghiệp tiếp tục phát triển xuất khẩu tại thị trường truyền thống cũng như quốc gia có nhiều người Việt Nam.

LTS: Câu chuyện của Habeco cũng là điểm nhấn cuối trong chuỗi bài viết về những doanh nghiệp đã xây dựng và phát huy thương hiệu “made in Việt Nam” lâu năm của Nhadautu.vn. Qua đó để thấy được trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu không hề suôn sẻ, luôn có những giai đoạn khó khăn thử thách, chính sự bền bỉ, sức sáng tạo và đổi mới theo sự vận hành của thời cuộc giúp doanh nghiệp vượt khó.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ