[Sức trẻ của những thương hiệu cao niên] Bài 3: Kỳ vọng của Vinamilk về một chu kỳ tăng trưởng mới

Nhàđầutư
Sau khi gặt hái được nhiều thành công trong quá khứ, Vinamilk chững lại trong vòng 5 năm trở lại đây. Doanh nghiệp đang tích cực chuyển đổi, phát huy thế mạnh để thiết lập một chu kỳ tăng trưởng mới.
TƯỜNG NHƯ
13, Tháng 12, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Sau khi gặt hái được nhiều thành công trong quá khứ, Vinamilk chững lại trong vòng 5 năm trở lại đây. Doanh nghiệp đang tích cực chuyển đổi, phát huy thế mạnh để thiết lập một chu kỳ tăng trưởng mới.

VNM-A

Sữa đặc Ông Thọ là một trong thương hiệu chủ lực của Vinamilk. Nguồn: VNM

Mời đọc: Bài 1: Hiệu quả như Phích nước Rạng Đông

              Bài 2: Hành trình từ cây bút bi ‘quốc dân’ đến hệ sinh thái tri thức

Thương hiệu Việt thuộc Top đầu trên bản đồ thế giới

Gần nửa thế kỷ có mặt trên thị trường, Vinamilk (mã: VNM) trở thành cái tên thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam, thị phần nhiều dòng sữa lên đến 70% - 80%. Rổ sản phẩm đa dạng từ sữa đặc, sữa tươi, sữa bột, sữa chua cho đến kem, phô mai, thực phẩm ăn dặm…, Vinamilk đáp ứng nhu cầu từ trẻ sơ sinh cho đến người già, phụ nữ mang thai.

Độ phủ sản phẩm rất rộng với 230.000 điểm bán trong nước, người dùng dễ dàng bắt gặp sản phẩm ở bất kỳ quán tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện dụng… Đồng thời, doanh nghiệp cũng đã đưa sản phẩm chinh phục toàn cầu với thương hiệu của chính mình.

Theo Brand Finance Việt Nam, thương hiệu Vinamilk được định giá 3 tỷ USD, xếp thứ 2 trong tốp 5 thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu và thứ 6 trong tốp 10 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu.

Hình thành từ 1976 khi tiếp quản 3 nhà máy sữa Thống Nhất, sữa Trường Thọ và sữa bột Dielac, đến nay, “ông lớn” ngành sữa Việt đã tăng mạnh cơ sở vật chất khi có 16 nhà máy tại Việt Nam, Campuchia, Lào và Mỹ, vận hành 15 trang trại.

Doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán từ 2006, luôn là cổ phiếu bluechip có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng là doanh nghiệp thường chuyên chi trả những khoản cổ tức khủng trên sàn chứng khoán, tỷ lệ quanh 40% trong vòng 5 năm gần đây, số tiền thực chi lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

vnm2

 

Tuy nhiên, Vinamilk đang vướng phải điều mà bất kỳ doanh nghiệp lớn nào cũng vướng phải khi đã đạt đến một quy mô nhất định. Đó là doanh thu đạt đỉnh, hiệu quả kinh doanh đi xuống.

Sau thời gian dài tăng trưởng liên tục từ 2003 đến 2018, lợi nhuận của thương hiệu sữa quốc dân chững lại từ 2019 và bắt đầu đi xuống, doanh thu cũng quanh mốc 60.000 tỷ đồng trong 3 năm 2020 – 2022. Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) về 4.000 – 5.000 đồng, mức thấp của thời kỳ trước 2006. Với diễn biến này, cổ phiếu VNM cũng đã đi xuống trong thời gian dài từ cuối 2017 đến nay.

vnm1

 

Mặc dù mỗi năm đều trích phần lớn lợi nhuận chia cổ tức nhưng Vinamilk đã xây dựng được nền tảng tài chính rất an toàn. Tổng tài sản tính đến hết quý III đạt gần 55.000 tỷ đồng thì có đến 26.000 tỷ là tiền và tiền gửi. Nợ vay chỉ khoảng 7.000 tỷ đồng và chủ yếu vay ngắn hạn.

Chuyển đổi để vượt qua hào quang cũ

Nhận thức được tình hình, nhiều năm qua, công ty vẫn luôn tìm kiếm các cơ hội để lấy lại đà tăng trưởng và vươn xa hơn nữa. Năm nay là năm đánh dấu sự thay đổi, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc cho biết Vinamilk bước vào năm 2023 với sự thận trọng và quyết tâm chuyển đổi, vì chỉ có chuyển đổi mới có thể vượt qua cái bóng của những thành công trước đây, phát huy hết các tiềm năng trong thời kỳ mới.

Vào tháng 7 vừa qua, công ty đã thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Điều Vinamilk hướng tới là kế thừa di sản văn hóa của một thương hiệu 47 năm tuổi và thổi vào đó nguồn năng lượng mới, trẻ trung hơn. “Đây là bước đầu tiên để công ty hiện đại hóa trải nghiệm và tạo đà bứt tốc trong tương lai”, bà Mai Kiều Liên nói.

Cụ thể, Vinamilk tập trung vào tối ưu chi phí vận hành để có thể tái đầu tư mở rộng kênh phân phối và củng cố sức mạnh thương hiệu. Công ty chú trọng vào chất lượng của các sản phẩm mới và sử dụng dữ liệu khách hàng thu thập được thông qua các giải pháp công nghệ để tinh chỉnh danh mục sản phẩm cho phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng.

Ban lãnh đạo Vinamilk rất tin tưởng vào tiềm năng ngành do mức tiêu thụ sữa bình quân trên đầu người tại Việt Nam còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Theo Research and Markets, tiêu thụ sữa bình quân của nước ta mới 27 lít/người/năm trong khi Thái Lan là 35 lít/người/năm, Singapore 45 lít/người/năm. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ em chào đời, xu hướng người dân càng quan tâm đến sức khỏe… là động lực cho ngành sữa trong những năm tới.

Theo đó, Vinamilk sẽ phân tích nhu cầu và tiên phong khai phá các phân khúc khách hàng. Trong 9 tháng, công ty đã tung mới và tái tung 11 sản phẩm, mở thêm 11 cửa hàng Giấc Mơ Sữa Việt nâng số lượng lên 657 cửa hàng.

Đối với hoạt động xuất khẩu, tính đến nay sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, tích cực tiếp cận các thị trường mới như Nam Mỹ, vịnh Caribe, khu vực Tây và Nam Phi. Bên cạnh Mỹ là thị trường lớn thì Trung Quốc – quốc gia tỷ dân là thị trường hấp dẫn Vinamilk đang hướng tới. Doanh nghiệp đã ký biên bản ghi nhớ với 2 đối tác nhập khẩu và phân phối sữa – nông sản lớn tại Trung Quốc. Theo kế hoạch, lô sữa chua ăn hương vị sầu riêng đầu tiên lên kệ hàng tại Trung Quốc vào cuối tháng 11 đầu tháng 12. Trước đó, sữa đặc Ông Thọ đã được bày bán tại chuỗi siêu thị Quảng Bạch – chuỗi siêu thị lớn tại Quảng Châu với hơn 17 siêu thị.

Bên cạnh ngành kinh doanh sữa chủ đạo, công ty cũng tích cực khai thác cơ hội kinh doanh tại các thị trường mới thông qua các hoạt động mua bán & sáp nhập, liên doanh hoặc đầu tư mạo hiểm. Hiện nay, công ty đang phát triển dự án bò thịt quy mô 3.000 tỷ tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) với đối tác Sojitz Corporation (Nhật Bản). Công ty con do Vinamilk sở hữu 68% – Vilico sở hữu 51% vốn cổ phần của liên doanh thực hiện dự án.

Bà Liên cho biết dự án đã được khởi công vào tháng 3, dự kiến quý IV/2024 hoàn thành. Khi đi vào hoạt động bình thường, dự án có thể tạo ra doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận 500 tỷ đồng. Song, công ty cũng dự tính dự án sẽ mất khoảng 2 năm đầu lỗ kế hoạch.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ