[Sức trẻ của những thương hiệu cao niên] Bài 5: Nhựa Tiền Phong và tham vọng 1 tỷ USD doanh thu

MỸ HÀ
07:00 16/12/2023

Từ chỗ chỉ chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em, Nhựa Tiền Phong có quyết định táo bạo chuyển đổi sang mặt hàng ống nhựa để đón đầu nhu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ Đổi mới. Hiện nay, doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục vận động theo xu hướng thời đại với sản phẩm thân thiện môi trường, chất lượng cao.

ntp

Quang cảnh nhà máy Nhựa Tiền Phong, nguồn: NTP

Mời đọc:

Bài 1: Hiệu quả như Phích nước Rạng Đông

Bài 2: Hành trình từ cây bút bi ‘quốc dân’ đến hệ sinh thái tri thức

Bài 3: Kỳ vọng của Vinamilk về một chu kỳ tăng trưởng mới

Bài 4: REE – Dấu ấn của doanh nghiệp tiên phong

Bước chuyển mình mạnh bạo

Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã: NTP) nổi tiếng với sản phẩm ống nhựa, thương hiệu được ưa chuộng cùng thị phần lên đến 37% toàn quốc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để đạt được thành quả như hiện nay, doanh nghiệp này đã có bước chuyển đổi mạnh bạo từ hơn 30 năm trước.

Được thành lập từ 1960, nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đúng như tên gọi đi vào hoạt động với nhiệm vụ chính là sản xuất các mặt hàng đồ chơi bằng nhựa phục vụ thiếu niên nhi đồng. Sau 30 năm hoạt động, doanh nghiệp đã tạo ra được thương hiệu và chỗ đứng nhất định nhưng lại đối diện với tình trạng bị động, khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm, tình trạng này kéo dài đến 10 năm liền.

Trong bối cảnh đó, năm 1990, ban lãnh đạo nhà máy đã có quyết định táo bạo là từ bỏ mặt hàng truyền thống nổi tiếng một thời để chuyển sang sản xuất ống nhựa PVC đón đầu phục vụ loạt công trình xây dựng, công trình cấp thoát nước trên cả nước… Thêm hơn 3 thập kỷ nữa trôi qua, doanh nghiệp đã sản xuất được hơn 10.000 chủng loại ống nhựa và phụ tùng nhựa, không chỉ ứng dụng trong phát triển hạ tầng, xây dựng dân dụng mà còn trong thủy sản, giao thông, điện, nước…

Từ một nhà máy ở miền Bắc, Nhựa Tiền Phòng đã phát triển thêm 2 nhà máy mới ở miền Trung và miền Nam với năng lực sản xuất gần 200.000 tấn/năm – lớn nhất trong ngành. Mạng lưới phân phối cũng được phủ khắp toàn quốc với 12 trung tâm phân phối sản phẩm, gần 400 nhà phân phối và hơn 26.000 điểm bán hàng.

Về kết quả kinh doanh, Nhựa Tiền Phong có phong độ khá ổn định trong 4 năm trở lại đây, doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng trưởng. Qua đó, doanh nghiệp duy trì chính sách cổ tức 20 - 25% bằng tiền mặt mỗi năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể. Sản lượng tiêu thụ chậm lại do áp lực cạnh tranh từ các đối thủ mới gia nhập ngành. Mặt khác, sau giai đoạn tăng trưởng nhanh từ 2014 – 2016, thị trường bất động sản và xây dựng đã chững lại trong vài năm sau đó ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ống nhựa.

Mặt khác, đặc điểm của các doanh nghiệp ống nhựa nguyên liệu đầu vào – nhựa PVC hoàn toàn nhập khẩu, phụ thuộc vào giá thế giới nên lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào chính sách mua nguyên vật liệu trong khi giá bán không thay đổi nhiều do tính chất cạnh tranh lớn (riêng 2021 – 2022 các doanh nghiệp tăng giá bán do giá nguyên liệu biến động tăng đột biến). Nhựa Tiền Phong cho biết giá niêm yết các doanh nghiệp đầu ngành không có sự chênh lệch quá lớn và cạnh tranh chủ yếu bằng tỷ lệ % giảm giá cho hệ thống phân phối.

Năm 2022, doanh nghiệp lập kỷ lục doanh thu với 5.685 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng 480 tỷ đồng, tăng 2,6% so với 2021 và đứng thứ 2 trong lịch sử hoạt động (kém năm 2017 khi đạt 493 tỷ đồng. 9 tháng năm nay, công ty báo cáo doanh thu 3.825 tỷ đồng, giảm 7%; lãi ròng 395 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 9 tháng, Nhựa Tiền Phong cũng được hưởng lợi khi giá nguyên liệu nhựa PVC giảm, biên lợi nhuận gộp cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động liên doanh liên kết giảm lãi và chi phí bán hàng gia tăng khiến lợi nhuận ròng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

ntp-loi-nhuan

Tham vọng 1 tỷ USD doanh thu

“Ông lớn” ngành nhựa đạt mục tiêu cải thiện các chỉ số tài chính ít nhất 10% so với các chỉ số hiện tại, trở thành doanh nghiệp có doanh thu 10.000 tỷ vào 2025 và 1 tỷ USD vào 2040. Đây là mục tiêu khá tham vọng do tính đến nay công ty chưa đạt mức doanh thu 6.000 tỷ đồng mỗi năm.

Nhựa Tiền Phong đánh giá mặc dù chững lại gần đây nhưng tiềm năng tăng trưởng các sản phẩm nhựa xây dựng vẫn lớn khi tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam còn thấp. Đồng thời, các vấn đề pháp lý dự án bất động sản được kỳ vọng sớm tháo gỡ tạo bệ phóng tăng trưởng từ 2024 trở đi.

Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm các động lực tăng trưởng khác. Mục tiêu của Nhựa Tiền Phong hiện nay không còn gói gọn ở thị trường nội địa mà vươn tầm thế giới. Doanh nghiệp hợp tác với các tập đoàn lớn trong và ngoài nước để khai phá thị trường mới cũng như lấn sân quốc tế. Cụ thể, Nhựa Tiền Phong hợp tác với Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã: MPC) để tiếp cận ngành nuôi tròng thủy sản, phát triển dòng sản phẩm mới phục vụ lĩnh vực này; hợp tác với Tập đoàn PC1 (mã: PC1) trong các dự án của tập đoàn. Đồng thời, công ty hợp tác với Sekisu Chemical (Nhật Bản) – cũng là cổ đông lớn về công nghệ để phát triển ngành nhựa phục vụ cấp thoát nước tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung khi cung cấp sản phẩm cho các dự án ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực hạ tầng nước.

Ngoài ra, hướng tới sự phát triển bền vững, Nhựa Tiền Phong cũng đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến thêm các tính năng ưu việt như ống uPVC lõi xoắn, ống và phụ tùng thoát nước theo tiêu chuẩn ISO 3633… Song song đó, công ty chú trọng đến các vấn đề về bảo vệ môi trường để có thể cung cấp vật liệu xanh tới các công trình và góp phần cải tạo không gian sống. Nhựa Tiền Phong đánh giá để hưởng các ưu đãi từ FTA và đứng vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp phải tuân thủ quy tắc xuất xứ, cam kết bền vững, sản phẩm thân thiện môi trường…

  • Cùng chuyên mục
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Cha đẻ' mì Thanh Long và tham vọng đưa Caty Foods lên sàn chứng khoán

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Cha đẻ' mì Thanh Long và tham vọng đưa Caty Foods lên sàn chứng khoán

Từ thành công ra mắt sản phẩm mì Thanh Long, Chủ tịch Caty Foods đang ấp ủ những kế hoạch lớn hơn với mộng ước làm nhiều điều hơn nữa cho nông sản Việt.

Tài chính - 04/12/2024 08:15

Khối ngoại giao dịch trái chiều trên HNX và UPCoM

Khối ngoại giao dịch trái chiều trên HNX và UPCoM

Trong tháng 11/2024, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 343 tỷ đồng trên sàn HNX trong khi mua ròng gần 460 tỷ đồng trên sàn UPCoM.

Tài chính - 04/12/2024 07:00

Doanh nghiệp xây dựng ‘qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai’?

Doanh nghiệp xây dựng ‘qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai’?

Doanh nghiệp xây dựng đứng trước cơ hội nguồn việc dồi dào nhờ thị trường bất động sản phục hồi và chủ trương thúc đẩy đầu tư công.

Tài chính - 04/12/2024 07:00

Cựu lãnh đạo Vingroup ứng cử vào HĐQT TCBS

Cựu lãnh đạo Vingroup ứng cử vào HĐQT TCBS

Ứng cử viên thành viên HĐQT Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) là bà Nguyễn Thị Dịu-người từng giữ chức Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup trong 4 năm.

Tài chính - 03/12/2024 14:07

Vì sao khối ngoại liên tục bán ròng?

Vì sao khối ngoại liên tục bán ròng?

Bà Hồ Thúy Ái, Phó Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi và triển vọng nâng hạng sẽ giúp thu hút dòng vốn ngoại sớm quay trở lại.

Tài chính - 03/12/2024 13:39

Lợi nhuận 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam giảm còn 3 tỷ USD

Lợi nhuận 4 nhà máy Samsung tại Việt Nam giảm còn 3 tỷ USD

Trong 9 tháng đầu năm nay, 4 nhà máy chính của Samsung tại Việt Nam giảm lợi nhuận 23,6% so với cùng kỳ năm trước còn 4.181 tỷ won, tương đương 3 tỷ USD.

Tài chính - 03/12/2024 11:18

Bidiphar sẽ bán 23,3 triệu cổ phiếu để xây thêm nhà máy

Bidiphar sẽ bán 23,3 triệu cổ phiếu để xây thêm nhà máy

Bidiphar sẽ chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược dự kiến khoảng 23,3 triệu cổ phiếu, giá chào bán tối thiểu 50.000 VND/cổ phiếu, nhằm đầu tư đầu tư hai nhà máy mới.

Tài chính - 03/12/2024 10:25

ELC liên danh cùng công ty vài tháng tuổi mua dự án tại KĐT Tây Hồ Tây

ELC liên danh cùng công ty vài tháng tuổi mua dự án tại KĐT Tây Hồ Tây

Nghị quyết HĐQT ELC đã thông qua việc liên danh cùng một công ty mới thành lập trong năm 2024 để thực hiện thương vụ mua lô đất H1CC1 nằm tại dự án KĐT Tây Hồ Tây.

Tài chính - 03/12/2024 08:31

Lộc Trời có lãnh đạo mới trước thềm ĐHĐCĐ bất thường

Lộc Trời có lãnh đạo mới trước thềm ĐHĐCĐ bất thường

Hai nhân sự cấp cao mới đều là những thành viên cấp cao tại các công ty thành viên mới của Tập đoàn Lộc Trời.

Tài chính - 02/12/2024 13:24

VinaCapital: Đồng USD tiếp tục tăng giá sẽ là rủi ro với chứng khoán Việt Nam

VinaCapital: Đồng USD tiếp tục tăng giá sẽ là rủi ro với chứng khoán Việt Nam

Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, nhìn nhận rủi ro trước mắt lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Việt Nam là khả năng đồng USD tiếp tục tăng giá.

Tài chính - 02/12/2024 11:39

Cổ phiếu AGG ‘rớt thảm’, nhóm Chủ tịch HĐQT cơ cấu tài khoản

Cổ phiếu AGG ‘rớt thảm’, nhóm Chủ tịch HĐQT cơ cấu tài khoản

Cổ phiếu AGG đang giao dịch ở vùng đáy 4 năm. Nhóm ông Nguyễn Bá Sáng thông báo tiến hành cơ cấu danh mục trong tháng cuối năm 2025.

Tài chính - 02/12/2024 06:30

Tiền lương toàn cầu tăng nhanh

Tiền lương toàn cầu tăng nhanh

Tiền lương trung bình thực tế toàn cầu đã bắt đầu tăng trở lại khi lạm phát giảm dần. Năm 2023, tiền lương thực tế toàn cầu tăng 1,8%, và dự báo sẽ tăng lên 2,7% trong năm 2024. Đây là mức tăng cao nhất trong hơn 15 năm qua.

Tài chính - 01/12/2024 18:04

Vợ chồng phó giám đốc ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 61 tỉ đồng

Vợ chồng phó giám đốc ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt hơn 61 tỉ đồng

Ông Nguyễn Tuấn Cường, Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) Quảng Ngãi, cùng vợ bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 61 tỉ đồng của người thân, bạn bè...

Tài chính - 01/12/2024 10:27

Tín dụng tiêu dùng tại TP.HCM tăng 6,3% trong 10 tháng đầu năm

Tín dụng tiêu dùng tại TP.HCM tăng 6,3% trong 10 tháng đầu năm

Đến cuối tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ.

Tài chính - 01/12/2024 08:14

Cần nhiều nỗ lực hơn để vốn ngoại quay lại

Cần nhiều nỗ lực hơn để vốn ngoại quay lại

Ông Park Won Sang, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, để thị trường vốn phát triển, cần thêm nhiều chính sách so với hiện nay.

Tài chính - 30/11/2024 12:15

Eximbank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024

Eximbank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024

Ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.

Tài chính - 29/11/2024 15:55