Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Cần luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm
Một trong ba nhóm chính sách từ Nghị quyết 42/2017/QH14 được Ngân hàng Nhà nước đề xuất luật hóa khi sửa Luật Các tổ chức tín dụng là quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng.
Nguồn lực lớn đang bị "giam giữ"
Báo Đại biểu Nhân dân vừa tổ chức tọa đàm "Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu (XLNX)", thảo luận chuyên sâu về định hướng hoàn thiện hành lang pháp lý XLNX trong bối cảnh Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm XLNX của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã hết hiệu lực (Nghị quyết 42)
Các ý kiến đánh giá cao vai trò của Nghị quyết 42 đã góp phần tạo lập cơ chế pháp lý đặc thù, giúp các TCTD đẩy nhanh XLNX, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2024, Nghị quyết 42 đã hết hiệu lực thi hành, trong khi nhiều quy định cốt lõi chưa được luật hóa trong Luật Các TCTD (sửa đổi) năm 2024, gây ra khoảng trống pháp lý ảnh hưởng đến hiệu quả XLNX và khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân.
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam dẫn chứng, với dư nợ nền kinh tế khoảng 16 triệu tỷ đồng hiện nay, nếu tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 6 - 7% thì con số nợ tuyệt đối lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng - tương đương gần 40 tỷ USD. "Đây là nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả, trở thành vốn "chết"", TS. Bình phát biểu.

Đáng nói hơn, theo chuyên gia đến từ Economica Việt Nam, tác hại không chỉ dừng lại ở con số khổng lồ đó. "Không chỉ nguồn vốn bị "đóng băng", mà những tài sản thế chấp đi kèm cũng không được khai thác do vướng mắc pháp lý. Tức là đang chịu tác động kép, vừa mất đi nguồn tín dụng, vừa để tài sản "chết"…", Giám đốc Economica Việt Nam phân tích.
Đồng thời cho rằng, tỷ lệ nợ xấu 6% là con số rất cao nếu so với mức trung bình 2 - 3% của các nền kinh tế đang phát triển. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng và tạo áp lực lớn trong việc trích lập dự phòng rủi ro - yếu tố đẩy lãi suất cho vay tăng cao.
Theo TS. Bình, lãi suất cao hiện nay một phần là do các ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng lớn. Chi phí này không thể cắt giảm dù ứng dụng công nghệ hay cải cách quy trình. Đây là hệ lụy kéo dài không chỉ với hệ thống tài chính mà với toàn bộ nền kinh tế….
Quyền thu giữ tài sản là đương nhiên ?
Khẳng định mục đích, ý nghĩa của việc XLNX là rất quan trọng và vô cùng cần thiết, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nhấn mạnh, rất cần có cơ chế xử lý hiệu quả để bảo vệ chủ nợ và thúc đẩy nền kinh tế, trong đó có lưu chuyển dòng vốn.
Chia sẻ về sự ra đời của Nghị quyết 42, luật sư Đức cho biết, Nghị quyết 42 được Quốc hội thông qua vào năm 2017 là Nghị quyết thí điểm để "chữa cháy" trước nguy cơ nợ xấu quá nghiêm trọng. Nghị quyết đã được gia hạn vào năm 2020. Nội dung này muốn đưa vào Luật Các TCTD năm 2024 nhưng đã bị bác bỏ sau rất nhiều vòng thảo luận kỹ lưỡng và căng thẳng.
Luật hóa là một yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên, việc chuyển hóa các quy định mang tính thí điểm thành luật đòi hỏi phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và đặc biệt là sự công bằng giữa các bên liên quan, bao gồm TCTD, khách hàng vay vốn và các chủ thể có quyền lợi liên đới khác….
Theo vị luật sư, trước đó, khi xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã bàn nhiều về việc này và chốt "không có quyền thu giữ". Đó là lý do xuất hiện Nghị quyết 42.
"Luật Các TCTD năm 2024 vừa có hiệu lực chưa đầy 1 năm, nay lại phải quyết tâm sửa đổi bổ sung quy định về việc XLNX. Việc luật hóa này đã được Quốc hội tranh cãi ít nhất là 3 lần trước đây và lần này có thể được hoặc không được chấp nhận, nhất là mới chỉ qua có 3 kỳ họp và vẫn trong một nhiệm kỳ Quốc hội…", luật sư nói.

Dường như vẫn còn lăn tăn về lần sửa đổi này, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam quả quyết: "Dù theo hướng sửa đổi Luật Các TCTD hay ban hành một đạo luật riêng, thì mục tiêu cuối cùng vẫn là tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng, hiệu quả, bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan…".
Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh việc cần thiết phải luật hóa rõ ràng quyền thu giữ tài sản để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngân hàng, cổ đông, người gửi tiền - những người thực chất đang góp vốn cho nền kinh tế thông qua hệ thống tín dụng.
Theo ông, ở nhiều quốc gia, quyền thu giữ TSBĐ là quyền đương nhiên, được pháp luật bảo vệ. Việc giao kết hợp đồng tín dụng đã bao hàm sự đồng thuận dân sự và nếu bên vay vi phạm, quyền thu giữ sẽ được thi hành nhanh chóng thông qua hệ thống tư pháp hiệu quả.
Phải có cơ chế kiểm soát
Tại dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất luật hóa ba nhóm chính sách từ Nghị quyết 42, trong đó đáng chú ý nhất là quyền thu giữ TSBĐ nếu có thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần phải quy định rõ ràng để tránh bị lạm dụng.
Luật sư Trương Thanh Đức nhận định, điểm mới của dự thảo là cho phép thu giữ tài sản đang trong diện tranh chấp- điều mà Nghị quyết 42 trước đây không cho phép.
"Điều này sẽ làm gia tăng quyền lực của TCTD, do đó rất cần các cơ chế ràng buộc trách nhiệm để ngăn ngừa việc lạm dụng….", ông lưu ý.
Nghị quyết nào hay luật nào cũng không thể vượt qua nguyên tắc, người đang sở hữu và quản lý tài sản không đồng ý bàn giao, tức không tự nguyện, không thỏa thuận được, thì vẫn phải quay lại giải quyết theo trình tự, thủ tục chung. Còn, thực tế Nghị quyết 42 và dự thảo sửa đổi, quan trọng nhất không phải là quy định pháp lý, mà có tác dụng chính là là gây sức ép tâm lý, sức ép chính trị, sức ép thực tế để hỗ trợ việc XLNX có TSBĐ.
Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), không nên hiểu quyền thu giữ tài sản là quyền tuyệt đối, mà cần phải có điều kiện cụ thể, minh bạch. Đó là việc thu giữ phải được áp dụng khi người vay không hợp tác, chây ỳ trả nợ.
"Điều quan trọng nhất là bảo đảm sự bình đẳng giữa các TCTD và người vay, trong đó TCTD phải tạo điều kiện tối đa cho những khách hàng thiện chí….", đại diện VNBA khẳng định.
Đồng thời cho rằng, thu giữ tài sản là giải pháp cuối cùng, không khác gì một biện pháp thi hành án. "Bởi vậy, quy trình này cần công khai để người dân và các bên liên quan biết và có thể giám sát", TS. Nguyễn Quốc Hùng đề xuất.

Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, các thủ tục như kê biên, thu giữ tài sản, quy trình xử lý rút gọn cần được quy định cụ thể, có giá trị pháp lý đủ mạnh để tránh tình trạng thỏa thuận mang tính hình thức…
Dưới góc độ cộng đồng doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng cần phải có thiết chế kiểm soát quyền lực. Theo đó luật cần quy định rõ trình tự, thủ tục thu giữ, có cơ chế giám sát độc lập và đảm bảo quyền phản hồi từ phía người vay.
Không những thế, cũng cần thiết phải minh bạch hóa các thông tin liên quan, từ danh mục TSBĐ, thời gian xử lý, giá trị thu hồi cho tới cách phân chia khoản thu về...
"Nếu không làm rõ những nội dung này, tiêu cực dễ phát sinh, đặc biệt trong các giao dịch liên quan tới người yếu thế…", ông Đậu Anh Tuấn lưu ý.
Đồng tình với việc luật hóa quyền thu giữ TSBĐ của các TCTD, bà Trần Hồng Nguyên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng cho rằng, các quy định như thủ tục rút gọn trong xử lý tranh chấp cần được thiết kế cụ thể và thực chất hơn, tránh tình trạng soạn thảo hình thức. Cần có ý kiến của các cơ quan tố tụng như tòa án, viện kiểm sát để bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD (sửa đổi) đã được Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra sơ bộ; dự kiến được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 23/4 và dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 5/2025.
- Cùng chuyên mục
Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ trên mạng
Công an TP.HCM khuyến cáo, người dân có nhu cầu mua vé máy bay cần hết sức cảnh giác các đối tượng lừa đảo hoạt động bán vé máy bay giá rẻ trên mạng.
Pháp luật - 22/04/2025 07:05
Đề nghị truy tố ông chủ Tập đoàn Tuấn Ân và 2 cựu giám đốc Điện lực Bình Thuận
Hai cựu giám đốc Điện lực Bình Thuận nhận hối lộ, tạo điều kiện cho công ty thành viên của Tập đoàn Tuấn Ân trúng thầu, gây thiệt hại tài sản Nhà nước là hơn 49,7 tỷ đồng.
Pháp luật - 20/04/2025 09:30
Đề xuất thành lập cơ quan giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế
Ông Phan Đức Hiếu đề xuất, Chính phủ nên thành lập cơ quan chuyên môn giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế để kiểm soát chất lượng quy trình soạn thảo; nâng cao chất lượng quy định một cách có hệ thống...
Pháp luật - 18/04/2025 16:46
Vụ sữa bột giả thu lợi 500 tỷ: 3 rủi ro pháp lý phổ biến doanh nghiệp bỏ qua
Vụ sản xuất sữa bột giả thu lợi bất chính với tổng trị giá gần 500 tỷ đồng vừa bị Bộ Công an triệt phá đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa kinh doanh hợp pháp và tội phạm hình sự.
Pháp luật - 18/04/2025 07:34
Vụ án Phúc Sơn: Bán 1.317 lô đất, để ngoài sổ sách hơn 2.000 tỷ đồng
Giám định tư pháp xác định, trong vụ án xảy ra ở Tập đoàn Phúc Sơn, số tiền để ngoài sổ sách khi bán 1.317 lô đất lên đến 2.072 tỷ đồng, không khai báo, không hạch toán thuế, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước số tiền 504,5 tỷ đồng.
Pháp luật - 16/04/2025 08:48
Tập đoàn Hoa Sen xem xét khởi kiện nghệ sỹ Quyền Linh
Tập đoàn Hoa Sen cho biết Quyền Linh không phải đại sứ thương hiệu của tập đoàn và vì nghệ sỹ này "bội tín" nên phía Hoa Sen đang tập hợp hồ sơ pháp lý để khởi kiện.
Pháp luật - 14/04/2025 22:33
Cài đặt phần mềm làm visa online, thanh niên ở Hà Nội mất gần 200 triệu
Làm theo hướng dẫn của 1 tài khoản facebook nhắn tin hướng dẫn anh Q. ở Hà Nội sử dụng điện thoại hệ điều hành Androi truy cập đường link tải phần mềm Visa Korean...
Pháp luật - 14/04/2025 09:00
Cựu TGĐ Tổng Công ty Chè Việt Nam hầu tòa vì gây thiệt hại hơn 38 tỷ đồng
Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam Nguyễn Thiện Toàn bị cáo buộc đã có hành vi sai phạm trong việc quản lý "đất vàng", gây thiệt hại hơn 38 tỷ đồng.
Pháp luật - 14/04/2025 07:32
Ngành xây dựng ở Việt Nam 'tốn' hơn 28.700 tỷ đồng vì tranh chấp pháp lý
Theo các chuyên gia, tổng giá trị tranh chấp xây dựng tại Việt Nam khoảng 28.708 tỷ đồng. Trong khi đó, trị giá trung bình hơn 65 tỷ đồng. Trong tổng số 424 vụ tranh chấp, có 111 vụ liên quan đến lĩnh vực bất động sản, chiếm 26%.
Pháp luật - 12/04/2025 06:45
Đề xuất xử lý hình sự hành vi tham ô, nhận hối lộ từ 5 triệu đồng trở lên thay vì 2 triệu đồng
Bộ Công an vừa công bố dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự, trong đó đề xuất điều chỉnh tăng mức định lượng tiền để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một loạt tội danh, bao gồm: Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đánh bạc. Đây được xem là sự điều chỉnh quan trọng nhằm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, cũng như đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và chính sách hình sự khoan hồng, nhân đạo.
Pháp luật - 11/04/2025 08:09
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng sắp ra hầu tòa
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, làm trái công vụ của bị cáo Hoàng Quốc Vượng dẫn đến thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam hơn 1.043 tỷ đồng.
Pháp luật - 10/04/2025 16:55
Vợ chồng giám đốc Vàng Phú Cường chuyển trái phép hàng nghìn tỷ đồng
Trong tháng 4, VKSND TP. Hà Nội sẽ xét xử 13 bị can trong vụ vận chuyển hơn 214 triệu USD (tương đương hơn 4.719 tỷ đồng) ra nước ngoài.
Pháp luật - 10/04/2025 11:08
Lỗ nặng, 'đại gia' gạo An Giang bị huỷ niêm yết và phong tỏa tài khoản
Tài khoản ngân hàng của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) bị phong tỏa, sau khi công ty này bị HoSE huỷ niêm yết bắt buộc do khoản lỗ vượt xa vốn điều lệ.
Pháp luật - 09/04/2025 09:55
Khởi tố cựu lãnh đạo Chi cục Thuế ở Cà Mau
Chung Hoàng Vũ (58 tuổi) - cựu Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) bị khởi tố, vì có dấu hiệu "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Pháp luật - 09/04/2025 09:17
Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2: Nhà thầu mang tiền tạm ứng đi gửi tiết kiệm
Ban Y tế trọng điểm đã tạm ứng cho Công ty CP Hồng Hà (gói thầu XDVĐ-01) số tiền hơn 185 tỷ đồng. Nhưng sau đó công ty này mang 145 tỷ đồng gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Pháp luật - 09/04/2025 07:51
- Đọc nhiều
-
1
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
2
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
-
3
Bất động sản Trung Trung Bộ liệu đã thoát cảnh trầm lắng?
-
4
Lượng tiêu thụ chung cư Hà Nội vượt trội hơn TP.HCM
-
5
Quảng Nam 'tìm lời giải' cho hàng trăm dự án chậm tiến độ
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago