Tạo đà cho doanh nghiệp tư nhân phát triển

Nhàđầutư
Là tên buổi tọa đàm do Văn phòng Quốc hội và báo Đại Biểu nhân dân tổ chức ngày 22/11. Tham dự có nhiều chuyên gia kinh tế và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp kinh tế tư nhân.
NGUYỄN NA
23, Tháng 11, 2018 | 14:25

Nhàđầutư
Là tên buổi tọa đàm do Văn phòng Quốc hội và báo Đại Biểu nhân dân tổ chức ngày 22/11. Tham dự có nhiều chuyên gia kinh tế và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp kinh tế tư nhân.

Hinh 1

Các đại biểu, khách mời tham gia Tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa - Tổng biên tập báo Đại Biểu Nhân dân cho biết, những năm qua, sự phát triển của doanh nghiệp, của nền kinh tế đất nước đạt được nhiều thành tựu ấn tượng không thể không đề cập đến sự đóng góp của các doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp tư nhân.

"Doanh nghiệp là trụ cột của nền kinh tế và là niềm tự hào của chúng ta. Tuy nhiên, hòa trong dòng chảy phát triển lịch sử của đất nước, lịch sử phát triển của doanh nghiệp tư nhân gặt hái nhiều thành tựu nhưng cũng không ít khó khăn từ rào cản chính sách, quan điểm…", ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, có nhiều doanh nghiệp tư nhân đã từng bước tự xây dựng thương hiệu, đi lên bằng sản xuất, bằng những sản phẩm của mình đóng góp cho nền kinh tế bằng cách tạo công ăn việc làm, bằng đóng thuế cho Nhà nước và bằng sức lực, trí tuệ của mình góp sức thúc đẩy nền kinh tế phát triển như Vingroup hay Tân Hiệp Phát. Đó là nỗ lực của đội ngũ doanh nhân mà không ai có thể phủ nhận được.

Hinh 2

Ông Lưu Bích Hồ, chuyên gia kinh tế

Tiến sĩ Lưu Bích Hồ cho biết,kinh tế tư nhân đã phát triển tới mức có 25.000 doanh nghiệp, đến nay đã có đế 600.000 doanh nghiệp, dự kiến sẽ lên 1 triệu doanh nghiệp tới năm 2020. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được vì mỗi năm chúng ta tăng thêm ít nhất trên 100.000 doanh nghiệp đăng ký mới và đổi mới doanh nghiệp cũ cũng trở thành doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra gần 40% GDP, trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp thì khu vực tư nhân tạo ra trên 62% việc làm mới tính đến năm 2016.

Có thể nói, doanh nghiệp tư nhân không phải chỉ là vốn mà giải quyết việc làm cho lao động vẫn là lực lượng chủ yếu. Trong năm 2017, số doanh nghiệp mới đăng ký là 137.000, tăng 15,2% và tăng 45,5% vốn đăng ký mới so với năm 2016. Từ năm 2015 - 2017, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng mỗi năm là 15,5%, vốn đăng ký mới tăng 46,5%.

Về vốn đầu tư, năm 2017 vốn của khu vực tư nhân chiếm 40,5% trong tổng nguồn vốn của xã hội và tăng đến 16,8% so với năm trước. Trong khi khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm 35,7% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 23,8% tổng vốn và tăng 12,8% so với năm trước.

Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng vốn ngoài nhà nước vẫn tăng đến 17,7%, so với bình quân trước là hơn được 1% so với cùng kỳ của năm 2017. Nếu tính từ năm 2016 - 2018, khu vực tư nhân chiếm bình quân 40,8% tổng vốn so với giai đoạn 2011 - 2015 là có 38,3%. Con số trên đã nói lên cụ thể hơn, rõ ràng hơn động lực của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đã và đang tiếp tục phát huy ngày càng nhiều hơn, ngày càng quan trọng hơn.

Tran - Uyen - Phuong

Bà Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Với câu hỏi ”Doanh nghiệp tư nhân muốn lớn hay không thể lớn”? Bà Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát phân tích: Ở đây có hai khía cạnh không muốn lớn và không thể lớn. Theo thống kê của thế giới, các doanh nghiệp  (DN) trong vòng 5 năm đầu hình thành thì sau 5 năm 95% sẽ thất bại, chỉ sống sót được 5%. Từ 5% đó họ mới tăng trưởng lên 15, 20 năm. Do vậy, số DN hiện nay tồn tại trên 150 năm trên thế giới là rất hiếm. Đó là một trong những yếu tố để thấy rằng muốn lớn cũng không thể lớn được vì lý do nguồn lực và năng lực. Tất cả các DN đều bị một giới hạn là người lãnh đạo. Người lãnh đạo có thể phát triển được tới đâu thì DN sẽ tăng trưởng lên tới đó. Người đứng đầu là “cái nóc của cả cái bình”.

Cũng theo bà Trần Uyên Phương, riêng đối với Tân Hiệp Phát, để chuẩn bị quá trình thay đổi, DN đã phải làm rất nhiều. Đó là một trong những lý do bà viết cuốn sách “Vượt lên người khổng lồ”.

“Về khía cạnh không muốn lớn, theo tôi là vì DN sợ lớn. DN nhất phường, nhất thành phố, nhất quốc gia… mỗi lần nhất như vậy nó đòi hỏi một năng lực mới. Muốn vượt ra khỏi cái mình đang làm tốt, nhiều khi mình phải phá vỡ cái cũ. Có dám đột phá hay không? Đó là những nỗi sợ của chúng tôi bởi đột phá nào cũng có rủi ro", bà Phương nói.

Một ý kiến khác về vấn đề này, đại diện doanh nhiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ, ông Nguyễn Hữu Dung - Giám đốc công ty TNHH thương mại Carmax cho biết, việc doanh nghiệp có thể lớn hay không điều phụ thuộc đầu tiên vào năng lực quản trị và lãnh đạo của người quản trị doanh nghiêp.

Ngoài ra, theo ông Dung, doanh nghiệp vừa và nhỏ có hạn chế với việc tiếp cận nguồn vốn. Dẫn đến doanh nghiệp không thể lớn được. "Doanh nghiệp muốn lớn, đầu tiên là môi trường kinh doanh ổn định và chính sách định hướng rõ ràng đối với doanh nghiệp”, ông Dung nói.

Còn theo ông Tô Hoài Nam, quan sát cơ chế bên trong thì thấy rằng, muốn lớn, muốn tăng trưởng thì doanhnghiệp đều phải dựa vào một số nền tảng rất quan trọng: Phải dựa vào công nghệmới và sự sáng tạo; Phải có chiến lược mang tính phù hợp; Phải có đội ngũ cán bộ có năng lực. Đây là 3 yếu tố đồng thời quyết định DN có muốn lớn hay không. 3 yếu tố này không thể một mình làm được, vì vậy nên có muốn lớn được hay khôngthì phải có thời điểm DN xuất hiện được những yếu tố, nền tảng đó. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ