Sửa đổi Luật Đất đai: Sự 'yếu ớt' của đấu thầu dự án

THS. NGUYỄN VĂN ĐỈNH
06:30 16/09/2022

Nghị quyết số 18-NQ/TW yêu cầu thực hiện giao đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, không phân biệt mức độ quan trọng hay ưu tiên giữa 2 hình thức, nhưng Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lại đang quá thiên về đấu giá mà làm "thui chột" hình thức đấu thầu.

Empty

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi thiên về đấu giá quyền sử dụng đất. Ảnh: NV

Chính phủ đã chính thức trình Quốc hội Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo) tại Tờ trình số 307/TTr-CP ngày 7/9/2022. Dự thảo đã phần nào thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương: "Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất" bằng việc khôi phục lại hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Tuy nhiên về tổng thể, Dự thảo hiện quá thiên về cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, trong khi cơ chế đấu thầu dự án có sử dụng đất chỉ được áp dụng cho một số trường hợp, một số loại hình dự án không phổ biến, không có giá trị thương mại cao.

Cụ thể, Dự thảo thống kê các trường hợp giao đất không qua đấu giá, đấu thầu (Điều 64); Các trường hợp giao đất qua đấu thầu (Điều 65), các trường hợp còn lại mặc nhiên là giao đất qua đấu giá (Điều 66). Đặc biệt Dự thảo còn quy định việc đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đất chưa được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Điều 67), là điều luật hoàn toàn mới so với các bản dự thảo cũ.

"Thui chột" đấu thầu dự án có sử dụng đất

Theo Dự thảo mới nhất, việc giao đất qua đấu thầu dự án có sử dụng đất chỉ bao gồm 5 trường hợp: a) Cho thuê đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; b) Cho thuê đất đối với đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có mục đích kinh doanh; c) Giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng; d) Các trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất mà có từ 02 nhà đầu tư quan tâm trở lên; đ) Dự án điều chỉnh đất đai để chỉnh trang và phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp cần lựa chọn nhà đầu tư.

Như vậy, Dự thảo đã tiếp thu ý kiến của các chuyên gia khi bỏ tiêu chí về quy mô tối thiểu của dự án áp dụng đấu thầu dự án có sử dụng đất (dự thảo cũ quy định là tối thiểu 100ha), tuy nhiên Dự thảo cũng đồng thời loại bỏ các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị không được áp dụng đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Nghị quyết số 18-NQ/TW không phân biệt thứ bậc, mức độ quan trọng hay ưu tiên giữa 2 hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Tuy nhiên Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lại quá thiên về đấu giá quyền sử dụng đất. Điều này có thể xuất phát từ cách hiểu chưa đúng về khái niệm "đấu thầu".

Luật Đấu thầu hiện hành quy định về 2 hình thức đấu thầu: Hình thức 1 là đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với dự án sử dụng vốn nhà nước (thường được gọi là "đấu thầu mua sắm công"). Hình thức 2 là đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất. Thuật ngữ "đấu thầu" thường được hiểu theo hình thức 1, tuy nhiên ngoài việc đấu thầu mua sắm công thì đấu thầu còn là một công cụ hữu hiệu để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện các dự án có sử dụng đất, giúp khai thác tốt nguồn lực đất đai.

Dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn, tôi cho rằng hình thức đấu thầu dự án là hình thức bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước - nhà đầu tư - xã hội tối đa. Điều kiện tiên quyết là phải thuộc danh mục dự án cần thu hồi đất theo pháp luật về đất đai hoặc thuộc khu đất do Nhà nước đang quản lý, sử dụng. Hình thức này đòi hỏi Nhà nước phải đóng vai trò trung gian; nhà đầu tư ứng tiền (theo phương án được cơ quan nhà nước phê duyệt) để Nhà nước chi GPMB, thu hồi đất và giao đất cho nhà đầu tư.

Phương thức đấu thầu dự án "miễn trừ" trách nhiệm GPMB cho nhà đầu tư, đây là công việc mà Nhà nước phải thực hiện và nhà đầu tư chỉ có trách nhiệm ứng tiền để Nhà nước chi trả cho người sử dụng đất. Sau khi được giao đất, cho thuê đất, nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể được phê duyệt và được khấu trừ số tiền đã tạm ứng GPMB. Hình thức này đã được các địa phương áp dụng ổn định, có hiệu quả để triển khai các dự án đầu tư có sử dụng đất theo Nghị định số 25/2020/NĐ-CP.

Tôi cho rằng bản chất Điều 65 (giao đất qua đấu thầu) và Điều 66 (giao đất qua đấu giá) trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là giống nhau, đều là các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất; sự khác nhau chỉ thể hiện ở khía cạnh: Nếu đất chưa GPMB thì đấu thầu, nếu đã GPMB thì đấu giá.

Hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án sử dụng đất chỉ khác nhau ở thời điểm Nhà nước thu hồi đất: (i) Nếu đấu giá, Nhà nước phải tự ứng vốn từ ngân sách (Quỹ phát triển đất) để chi GPMB, tạo quỹ đất sạch và tổ chức đấu giá. (ii) Nếu đấu thầu, Nhà nước lập chủ trương đầu tư dự án, mời gọi đầu tư, doanh nghiệp trúng đấu thầu sẽ ứng vốn cho Nhà nước chi GPMB, tạo quỹ đất sạch và giao đất cho doanh nghiệp.

Tùy theo quy mô dự án, khả năng bố trí vốn ngân sách mà mỗi địa phương có thể lựa chọn hình thức triển khai: Nếu chủ động bố trí được "vốn mồi" để GPMB thì áp dụng đấu giá; Nếu không bố trí được vốn GPMB thì áp dụng đấu thầu để triển khai dự án. Đây là 2 hình thức lựa chọn nhà đầu tư cạnh tranh, công khai, minh bạch, không mâu thuẫn mà bổ trợ cho nhau.

Với hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất, Nhà nước phải đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ 3 bên: Nhà nước - nhà đầu tư - người sử dụng đất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhiều chủ thể (nhà đầu tư có cơ hội triển khai dự án; người sử dụng đất được bồi thường thỏa đáng; Nhà nước thu được ngân sách từ tiền sử dụng đất; người dân trong khu vực dự án cũng được thụ hưởng hạ tầng, cơ hội việc làm... khi dự án triển khai).

Trên tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, tôi kiến nghị Điều 65 Dự thảo cần mở rộng các trường hợp và khuyến khích áp dụng đấu thầu dự án có sử dụng đất, đặc biệt là cho phép các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị cũng được áp dụng đấu thầu dự án có sử dụng đất nếu khu đất chưa hoàn thành GPMB.

Đấu giá tài sản chưa phải của mình

Như đã nêu trên, Điều 67 Dự thảo còn quy định về đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đất chưa được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đây là quy định mới cần cân nhắc hết sức thận trọng bởi về nguyên tắc chung, việc bán đấu giá tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp người có tài sản đấu giá có toàn quyền định đoạt với tài sản đem bán. Nếu đất chưa hoàn thành GPMB thì trên khu đất dự án có nhiều chủ sử dụng đất, trường hợp này cơ quan nhà nước có được xem là "người có tài sản đấu giá" để quyết định mở cuộc đấu giá?

Vướng mắc 1: Nếu Nhà nước tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, lựa chọn được nhà đầu tư nhưng không GPMB được (hoặc không GPMB được 100% diện tích, hoặc tiến độ GPMB chậm, không đáp ứng được tiến độ dự án) thì sẽ nảy sinh bất cập. Trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra bởi GPMB vốn dĩ là công việc phức tạp, nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường trước được.

Vướng mắc 2: Nếu tổ chức đấu giá với đất chưa GPMB thì cần có quy định về thời điểm tính tiền sử dụng đất. Về nguyên tắc, tiền sử dụng đất xác định tại thời điểm có quyết định giao đất nhưng do đất chưa GPMB nên tại thời điểm đấu giá chưa xác định được khi nào sẽ giao đất, chưa lường trước được biến động giá đất thị trường từ thời điểm đấu giá đến thời điểm nhà đầu tư được giao đất.

Câu hỏi ngỏ tiếp theo là thời điểm nào thu tiền sử dụng đất? Nhà đầu tư có phải nộp tiền sử dụng đất ngay sau khi trúng đấu giá hay sau khi được giao đất trên thực tế mới phải nộp tiền sử dụng đất. Nếu quy định tính tiền sử dụng đất ở thời điểm đấu giá nhưng nộp tiền ở thời điểm giao đất thực tế sẽ có nguy cơ gây thất thoát (chiều hướng 1). Ngược lại, nếu thu tiền sử dụng đất ngay thời điểm trúng đấu giá, khi chưa được giao đất, sẽ là gánh nặng rất lớn với nhà đầu tư, đồng thời tiềm ẩn rủi ro, tranh chấp, khiếu kiện trong trường hợp Nhà nước đã thu tiền sử dụng đất nhưng không giao đất được theo đúng quy mô, tiến độ dự án (chiều hướng 2).

Với hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, việc công nhận kết quả trúng đấu giá và giao đất được thực hiện qua quyết định hành chính, có tính chất mệnh lệnh - phục tùng nên rất khó xử lý vướng mắc trên. Trong khi nếu áp dụng đấu thầu dự án có sử dụng đất, quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư là quan hệ hợp đồng, có tính chất bình đẳng nhất định sẽ giúp các bên có thể đàm phán, thương thảo để xử lý vướng mắc trong trường hợp không GPMB được hoặc dự án gặp các tình huống bất khả kháng, trở ngại khách quan. Với đấu thầu dự án có sử dụng đất, giá đất tính thu tiền sử dụng đất được xác định tại thời điểm giao đất là phù hợp với nguyên tắc chung về tính tiền sử dụng đất.

Vướng mắc 3: Dự thảo đã đặt ra các điều kiện tương đối chặt chẽ để áp dụng đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đất chưa GPMB: Phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; phải thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất; phải có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; đặc biệt là phải có tối thiểu 80% người bị thu hồi đất đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Nhưng vướng mắc cũng nảy sinh từ đây: Các dự án khu đô thị (thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo Điều 70 Dự thảo) thực hiện trên khu đất chưa GPMB, có dưới 80% người bị thu hồi đất đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì sẽ triển khai theo hình thức nào?

- Dự án khu đô thị không thuộc trường hợp giao đất không qua đấu giá, đấu thầu (Điều 64 Dự thảo);

- Dự án khu đô thị không thuộc trường hợp giao đất qua đấu thầu dự án có sử dụng đất (Điều 65 Dự thảo);

- Do đất chưa GPMB nên không thuộc trường hợp giao đất qua đấu giá quyền sử dụng đất (Điều 66 Dự thảo);

- Do có dưới 80% người bị thu hồi đất đồng ý với phương án bồi thường nên cũng không được đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đất chưa được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (Điều 67 Dự thảo);

- Hơn nữa, Điều 68 Dự thảo không cho phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án khu đô thị, nhà ở thương mại.

Như vậy, dự án khu đô thị thực hiện trên khu đất chưa GPMB, có dưới 80% người bị thu hồi đất đồng ý với phương án bồi thường thì không có bất kỳ cách nào để triển khai.

Chuẩn hóa quy định, điều kiện đấu giá quyền sử dụng đất

Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất trong Dự thảo mới nhất vẫn chưa hoàn thiện, cần phải rà soát, chỉnh sửa.

Thứ nhất, Dự thảo quy định trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất (Điều 66), đấu giá quyền sử dụng đất với đất chưa GPMB (Điều 67) đều có quy định "Nhà đầu tư tham gia đấu giá phải có đề xuất dự án đầu tư trên khu đất đưa ra đấu giá và tiến độ thực hiện dự án" là bất hợp lý. Bởi Luật Đầu tư quy định trước khi lựa chọn nhà đầu tư qua đấu giá, đấu thầu thì cơ quan nhà nước phải chấp thuận chủ trương đầu tư. Thông qua quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan nhà nước đã chấp thuận đề xuất dự án đầu tư với các nội dung: mục tiêu, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất, đề xuất nhu cầu sử dụng đất...

Chấp thuận chủ trương đầu tư là một phần của hồ sơ mời đấu giá, khi tham gia đấu giá, các nhà đầu tư đều có nghĩa vụ tuân thủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Việc đấu giá trên cùng một mặt bằng sẽ đảm bảo cuộc đấu giá diễn ra cạnh tranh, công bằng, minh bạch. Việc cho phép mỗi nhà đầu tư được đề xuất dự án đầu tư và tiến độ thực hiện khác nhau sẽ không đảm bảo đấu giá trên cùng một mặt bằng.

Thứ hai, Dự thảo quy định: "Người trúng đấu giá phải đảm bảo hoàn thành dự án theo tiến độ nhưng không quá 05 năm kể từ ngày được bàn giao đất tại thực địa". Quy định này sẽ gây vướng mắc cho có dự án lớn có yêu cầu phân kỳ đầu tư. Nếu đặt ra quy định này thì cần bổ sung các trường hợp được điều chỉnh, gia hạn tiến độ (ví dụ khi gặp các trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan không do lỗi của nhà đầu tư).

Thứ ba, Dự thảo quy định: "Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh: Lập, thống nhất với người có đất thu hồi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư" là không khả thi vì trong thực tế rất khó thống nhất được với người có đất bị thu hồi, đa số trường hợp phải tổ chức cưỡng chế thu hồi đất.

Thứ tư, Dự thảo quy định: "Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất không được thay đổi mục đích sử dụng đất, chiều cao, chiều sâu công trình, hệ số sử dụng đất". Quy định này nhằm tránh việc thông đồng giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, khi mời đấu giá thì đưa ra chỉ tiêu quy hoạch thấp, kém hấp dẫn, sau đó cho phép điều chỉnh nâng tầng, tăng hệ số sử dụng đất. Tuy nhiên Dự thảo cần bổ sung các trường hợp được phép điều chỉnh quy hoạch tương ứng với quy định tại Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng.

Chẳng hạn khi triển khai dự án bắt gặp các trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan không do lỗi của nhà đầu tư; trường hợp có sự biến động về điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn (ví dụ gặp hang caster, túi bùn...) thì phải điều chỉnh quy hoạch, dẫn đến thay đổi mục đích sử dụng đất, chiều cao, chiều sâu công trình, hệ số sử dụng đất.

Hoặc trường hợp nhà đầu tư đề xuất thay đổi theo hướng giảm chiều cao, chiều sâu công trình, hệ số sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất thương mại dịch vụ, đất công cộng... thì cần được khuyến khích. Hoặc trường hợp cơ quan nhà nước chủ động đề nghị nhà đầu tư thay đổi quy hoạch, mục đích sử dụng đất (chẳng hạn do thiếu bệnh viện, trường học nên đề nghị nhà đầu tư điều chỉnh một số lô đất ở sang đất bệnh viện, trường học). Dự thảo cần có quy định hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết để tránh tạo ra "điểm nghẽn" khi thực hiện.

  • Cùng chuyên mục
Công an Hà Nội triệt phá đường dây lừa đảo chứng khoán, ngoại hối hơn 2.000 tỷ đồng

Công an Hà Nội triệt phá đường dây lừa đảo chứng khoán, ngoại hối hơn 2.000 tỷ đồng

Công an TP. Hà Nội đã triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo 2.000 tỷ đồng thông qua kêu gọi đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, giao dịch ngoại hối.

Pháp luật - 21/11/2024 13:36

Chủ tịch Hà Nội tặng bằng khen 9 cá nhân thuộc công an thành phố

Chủ tịch Hà Nội tặng bằng khen 9 cá nhân thuộc công an thành phố

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh quyết định khen thưởng 9 cá nhân thuộc Công an TP. Hà Nội đã có thành tích trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm...

Pháp luật - 21/11/2024 10:44

Hà Nội yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất không tạo ra chênh lệch quá lớn

Hà Nội yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất không tạo ra chênh lệch quá lớn

Sở TN&MT TP. Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, điều chỉnh bảng giá đất hiện hành. Việc điều chỉnh bảng giá đất cần được thực hiện thận trọng, bảo đảm không tạo ra sự chênh lệch quá lớn và hạn chế tác động tiêu cực đến người dân, doanh nghiệp.

Pháp luật - 20/11/2024 16:25

Dự án Tiên Trang chậm tiến độ: Tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, xử lý

Dự án Tiên Trang chậm tiến độ: Tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, xử lý

Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá xác nhận về việc tỉnh đang cho kiểm tra, xử lý những vấn đề liên quan đến dự án đô thị du lịch sinh thái Tiên Trang và cho biết nếu chậm tiến độ thì sẽ xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

Pháp luật - 20/11/2024 09:27

Chậm giải quyết thủ tục nhưng đơn vị thuộc Bộ Tài chính không xin lỗi người dân

Chậm giải quyết thủ tục nhưng đơn vị thuộc Bộ Tài chính không xin lỗi người dân

Thanh tra Chính phủ cho biết, có trường hợp quá thời gian giải quyết thủ tục hành chính, nhưng đơn vị giải quyết thuộc Bộ Tài chính không gửi văn bản xin lỗi người dân, doanh nghiệp, là thực hiện chưa đúng quy định tại Nghị định số 61/2018 của Chính phủ.

Pháp luật - 20/11/2024 08:56

Bắc Ninh ban hành quyết định 'làm khó' doanh nghiệp

Bắc Ninh ban hành quyết định 'làm khó' doanh nghiệp

Quyết định số 22/2021 của UBND tỉnh Bắc Ninh đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Pháp luật - 19/11/2024 19:30

Hà Nội cam kết không để xảy ra cháy, nổ tại trụ sở cơ quan, đơn vị

Hà Nội cam kết không để xảy ra cháy, nổ tại trụ sở cơ quan, đơn vị

Các cơ quan, đơn vị của Hà Nội phải cam kết không để xảy ra cháy, nổ tại trụ sở thuộc quản lý của đơn vị.

Pháp luật - 19/11/2024 17:56

Vướng mắc pháp lý đối với đầu tư bất động sản và giải pháp khắc phục

Vướng mắc pháp lý đối với đầu tư bất động sản và giải pháp khắc phục

Thị trường bất động sản trong năm 2024 có sự phục hồi nhờ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô và các chính sách mới liên quan thị trường bất động sản, tài chính…đem lại cho thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản những cơ hội đầu tư nhưng cũng còn nhiều thách thức.

Pháp luật - 19/11/2024 14:29

Hà Nội ngừng cung cấp điện, nước cho công trình vi phạm

Hà Nội ngừng cung cấp điện, nước cho công trình vi phạm

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn TP. Hà Nội.

Pháp luật - 19/11/2024 14:17

Tất cả cửa hàng trái cây ở Hà Nội phải được đăng ký kinh doanh

Tất cả cửa hàng trái cây ở Hà Nội phải được đăng ký kinh doanh

Trong năm 2024, Hà Nội dự kiến 100% cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn có đăng ký kinh doanh; 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% cửa hàng kinh doanh thuộc đối tượng của đề án được cấp biển nhận diện "Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn", có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây...

Pháp luật - 19/11/2024 09:37

Khai thác khoáng sản không phép, Công ty Thống Nhất ở Bắc Ninh bị phạt nặng

Khai thác khoáng sản không phép, Công ty Thống Nhất ở Bắc Ninh bị phạt nặng

UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt 120 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất có địa chỉ tại tầng 3, chung cư Cát Tường New, đường Lý Thái Tổ, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh do có hành vi khai thác khoáng sản không đúng quy định.

Pháp luật - 19/11/2024 08:02

Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật

Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông Phạm Văn Vọng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Phùng Quang Hùng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Hòa Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì có liên quan tới Tập đoàn Phúc Sơn.

Pháp luật - 18/11/2024 17:59

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM nhận 1 tỷ đồng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM nhận 1 tỷ đồng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu

Cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Trần Thị Bình Minh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng thầu 2 dự án công nghệ cao và nhận 1 tỷ đồng. 

Pháp luật - 18/11/2024 12:30

Công an TP. Hà Nội tìm bị hại vụ lừa đảo làm sổ tiết kiệm

Công an TP. Hà Nội tìm bị hại vụ lừa đảo làm sổ tiết kiệm

Công an TP. Hà Nội cho biết Man Tiến Long nhận làm sổ tiết kiệm tại một ngân hàng thương mại cổ phần, sau đó chiếm đoạt số tiền lớn.

Pháp luật - 18/11/2024 11:33

Hà Nội tịch thu hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử

Hà Nội tịch thu hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử

Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện, tạm giữ 420 sản phẩm gồm: Máy hút thuốc lá điện tử dùng 1 lần và tinh dầu dùng cho máy hút thuốc lá điện tử, do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ.

Pháp luật - 17/11/2024 09:30

Bắt Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh

Bắt Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố bị can, bắt đối với Giám đốc và nguyên Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh Quảng Ninh về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Pháp luật - 17/11/2024 07:30