'Sửa đổi Luật Đất đai để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người dân, công bằng cho doanh nghiệp và lợi ích Nhà nước'

Nhàđầutư
Đây là những gì mà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định tại hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
THANH TRẦN
04, Tháng 08, 2022 | 19:00

Nhàđầutư
Đây là những gì mà Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định tại hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Screen Shot 2022-08-04 at 6.45.11 PM

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, mục tiêu sửa đổi Luật Đất đai lần này nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai.  Ảnh minh họa/Trọng Hiếu.

Nhằm hoàn thiện chính sách về đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ngày 4/8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho rằng, Luật Đất đai là một trong những đạo luật lớn, quan trọng, tác động sâu rộng tới đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta.

Tuy nhiên, theo ông, với sự thay đổi rất nhanh của cuộc sống, Luật Đất đai 2013 đã bộc lộ các vướng mắc, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Chủ tịch VCCI nhận định, hiện tại, thủ tục hành chính về đất đai và các thủ tục liên quan rất phức tạp, đang tạo ra chi phí lớn cho hoạt động đầu tư kinh doanh; quy định, trình tự thủ tục của Luật Đất đai và các luật liên quan chưa thống nhất với nhau, tạo ra nhiều điểm nghẽn trong thực tế.

Không chỉ vậy, khối lượng văn bản hướng dẫn Luật Đất đai rất lớn, mức độ thay đổi của văn bản rất nhanh, chất lượng của các văn bản hướng dẫn và chất lượng thực thi pháp luật về đất đai trên thực tế vẫn là câu hỏi cần tìm lời giải.

Bên cạnh đó, ông Phạm Tấn Công cũng lưu ý, nhiều vụ việc về đất đai vẫn tiềm ẩn các vấn đề về hiệu quả kinh tế, bất ổn xã hội, tác động lớn đến tình hình an ninh trật tự như nhiều dự án đầu tư chậm triển khai khiến nhiều khu đất bị bỏ hoang, gây lãng phí; hoạt động giải phóng mặt bằng chậm, các tranh chấp và khiếu kiện về đất đai vẫn còn lớn; các vụ việc tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều…

Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, mục tiêu sửa đổi Luật Đất đai lần này nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai.

"Cái gì thực tiễn đã chứng minh là đúng, thực tiễn đã đi trước, cuộc sống đã đi trước thì lần này đặt ra để cùng nhau giải quyết, những vấn đề lịch sử để lại thì lần này phải giải quyết được. Thực tiễn là hết sức quan trọng", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng mong muốn Luật Đất đai sửa đổi sẽ tìm được câu trả lời để làm sao giá đất sát giá thị trường, chuyển trọng tâm từ quản lý bằng các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế vẫn đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, làm sao để đấu thầu trở thành công cụ tốt trong phát huy nguồn lực đất đai, rồi thu hồi đất cần được tiến hành thế nào để đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng...

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: "Tinh thần là Luật Đất đai sửa đổi sắp tới phải bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho người dân, công bằng cho doanh nghiệp và đảm bảo lợi ích cho Nhà nước".

Tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, hiện nay hệ thống luật pháp của Việt Nam khá chồng chéo, riêng lĩnh vực bất động sản – một lĩnh rất vực nhạy cảm nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội thì lại có 12 luật khác nhau cùng có tác động chi phối.

Vì vậy, sự đồng bộ của hệ thống pháp luật là vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh Quốc hội và Chính phủ đang tập trung sửa một loạt luật trong hệ thống pháp luật.

Ông Hiệp cho rằng, có 2 luật nên được cho là có vai trò cốt lõi trong công tác đầu tư phát triển chung và đặc biệt là đầu tư bất động sản, đó là Luật Đất đai và Luật Đầu tư. Chính vì vậy, hai luật này nên được sửa trước để các luật khác sẽ điều chỉnh phù hợp với những cơ chế quy định của hai luật này.

Đáng chú ý, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cũng đặt ra vấn đề thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Theo dự thảo, UBND cấp tỉnh (hoặc UBND cấp huyện) trình HĐND cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Vấn đề này trên thực tế đã vấp phải tình huống như HĐND một năm chỉ họp 2 lần, nếu dự án cần phê duyệt kế hoạch sử dụng đất sau kỳ họp HĐND thì sẽ phải chờ tới kỳ họp HĐND lần tiếp sau mới có thể thông qua và trình phê duyệt.

"Nếu dự án triển khai vào tháng 5, sau kỳ họp HĐND lần 1, thì doanh nghiệp phải chờ đến hết kỳ thứ hai đến tháng 11. Đối với một dự án, 5 tháng chờ đợi là 5 tháng tra tấn. Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị xem xét sửa lại, quy hoạch sử dụng đất sẽ trình HĐND thông qua, nhưng đối với kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì chỉ cần Thường trực HĐND thông qua trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định", Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam khuyến nghị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ