SSIAM: Trong ngắn hạn, thị trường chịu áp lực, bao gồm cả giải chấp

Trong báo cáo mới nhất gửi các nhà đầu tư, Công ty Quản lý quỹ SSI (SSIAM) chia sẻ, kỳ định giá cuối tháng 4, TTCK Việt Nam chìm trong sắc đỏ và tâm lý lo ngại bao phủ trên diện rộng. Trong kỳ, chỉ số VN-Index giảm từ 1.138,53 điểm về 1.080,74 điểm, tương ứng giảm 5,08%.
04, Tháng 05, 2018 | 10:50

Trong báo cáo mới nhất gửi các nhà đầu tư, Công ty Quản lý quỹ SSI (SSIAM) chia sẻ, kỳ định giá cuối tháng 4, TTCK Việt Nam chìm trong sắc đỏ và tâm lý lo ngại bao phủ trên diện rộng. Trong kỳ, chỉ số VN-Index giảm từ 1.138,53 điểm về 1.080,74 điểm, tương ứng giảm 5,08%.

Thi truong chung khoan chan lam

 Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu áp lực điều chỉnh  

Trong bối cảnh TTCK giảm mạnh và nhanh khi chạm vùng đỉnh cũ của năm 2007 kết hợp với lực bán ròng từ khối ngoại, nhiều nhà đầu tư trên thị trường lo ngại về rủi ro bong bóng và triển vọng của thị trường trong tương lai.

Tuy nhiên, SSIAM chia sẻ một góc nhìn khác. Theo đó, hiện tượng các nhà đầu tư trên thị trường thực hiện các lệnh bán tháo trên diện rộng bất kể là cổ phiếu của các công ty đang có hoạt động kinh doanh tốt hay xấu, phần nhiều bắt nguồn từ tâm lý yếu và hiệu ứng đám đông.

SSIAM cho rằng, bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam đang ổn định về cả chính trị và các tiêu chí tài chính. Nếu như năm 2007, mức tăng trưởng tín dụng trên thị trường là 50%/năm thì hiện nay, Nhà nước đang điều tiết mức tín dụng trên thị trường khoảng 17 - 18%/năm. Qua đó, rủi ro bong bóng chứng khoán khó xảy ra như thời kỳ 2007.

Năm 2017, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng 6,81%, vượt mức tăng trưởng mục tiêu được đặt ra ban đầu là 6,7% và cao hơn mức tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2011 - 2016. Chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2018 là 6,7% và thực tế, quý I/2018, GDP đã đạt mức tăng trưởng 7,38%.

Qua đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có GPD tăng trưởng tốt nhất trong khu vực. Một yếu tố khác là mặc dù TTCK Việt Nam tăng mạnh nếu tính từ sau khủng hoảng vào năm 2008, nhưng mức tăng vẫn thấp hơn các nước trong khu vực.

Theo thống kê các cổ phiếu trong phạm vi nghiên cứu của SSI Research, chiếm khoảng 70% giá trị vốn hóa toàn thị trường (kể cả UPCoM), lợi nhuận năm 2017 tăng trưởng khoảng 17% và năm 2018 dự báo tăng khoảng 20%.Nếu xét mức định giá P/E thị trường thì P/E của TTCK Việt Nam tăng nhanh, nhưng cũng chỉ đang tiệm cận các nước trong khu vực, trong khi khả năng sinh lời (ROE) của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam cao hơn (xem đồ thị bên dưới).

Do thi 2

 

SSIAM đánh giá, trong ngắn hạn, thị trường đang chịu áp lực tâm lý của giới đầu tư, lực bán ròng của khối ngoại và cả lực bán giải chấp (call - margin) của nhà đầu tư dùng tiền vay. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, khi giá cổ phiếu giảm và định giá về mức hấp dẫn hơn, lực mua vào sẽ mạnh, giúp thị trường tìm được điểm cân bằng và tăng trưởng theo đúng giá trị thực.  

(Theo Đầu tư chứng khoán)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ