Sếp bị cáo buộc nhận bạc tỷ lãi ngoài, Lọc dầu Dung Quất đang có bao nhiêu tiền?
11:36 14/09/2017
Thương vụ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước lớn nhất từ trước đến nay vốn gặp nhiều trắc trở, nay còn khó khăn gấp bội khi nhiều lãnh đạo của BSR bị cáo buộc nhận tiền lãi ngoài trong đại án Oceanbank.
Lọc dầu Dung Quất dự kiến IPO vào tháng 11 tới
Tối muộn 13/9, thông tin từ Bộ Công an cho biết liên quan tới vụ án Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank) và đồng phạm, Cơ quan cảnh sát điều tra (C46) đã khởi tố thêm 3 vụ án lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạn tài sản.
Kết quả điều tra xác định từ năm 2010 đến 31/11/2014, Oceanbank đã chi trả lãi ngoài trái pháp luật 1.600 tỷ đồng, trong đó chi cho Liên doanh Việt – Nga Vietsopetro (VSP) 24,27 tỷ đồng; Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) 76,78 tỷ đồng và chi cho Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) số tiền 19,36 tỷ đồng.
BSR có bao nhiêu tiền gửi ngân hàng?
Theo báo cáo tài chính công bố, tổng tài sản của BSR tới cuối quý II/2017 là 55 nghìn tỷ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương lên tới 15,2 nghìn tỷ đồng – xấp xỉ số dư tiền gửi tại một ngân hàng cỡ nhỏ. Nếu toàn bộ số tiền này được BSR gửi ngân hàng thì cứ mỗi phần trăm lãi suất tương ứng hơn 150 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hoài Giang (bên trái), Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Trước đó, toà án cũng đã triệu tập 4 người gồm ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Hội đồng thành viên; ông Đinh Văn Ngọc, nguyên Tổng Giám đốc; ông Vũ Mạnh Tùng, Phó tổng giám đốc và ông Phạm Xuân Quang, kế toán trưởng để làm rõ lời khai của bị cáo Nguyễn Thị Minh Thu về việc đã chi hàng chục tỉ đồng tiền lãi ngoài trái quy định để "chăm sóc" cho 4 lãnh đạo công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn.
BSR, đơn vị sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất, lại bị cơ quan điều tra khởi tố vào đúng thời điểm đơn vị này đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng để thực hiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), dự kiến diễn ra vào tháng 11 này.
Được định giá gần 73.000 tỷ đồng, tương đương 3,2 tỷ USD, BSR sẽ là thương vụ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước lớn nhất từ trước đến nay. Thật không may khi nó đến trong bối cảnh không thể tồi tệ hơn.
Ngoài yếu tố đại án Oceanbank, BSR đang "mỏi mắt" tìm vốn để mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, được đánh giá là có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp này.
Đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất vừa qua đã có tờ trình gửi Bộ Công thương về việc thu xếp 1,8 tỷ USD để thực hiện mở rộng, nâng cấp nhà máy, trong đó dự kiến 30% do PVN cấp và 70% còn lại (1,26 tỷ USD) mong muốn được vay bảo lãnh bởi Chính phủ.
Khi mà nợ công tiếp tục diễn biến căng thẳng, sẽ không dễ để các bộ, ngành cũng như Chính phủ thông qua đề xuất của BSR. Nếu không được nâng cấp, viễn cảnh đóng cửa của Lọc dầu Dung Quất là hiển hiện. Kể cả khi có vốn để thực hiện giai đoạn 2 của dự án thì BSR vẫn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa qua đã yêu cầu thực hiện nghiêm lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo Quyết định 49/2011. Theo đó xe ô tô lắp ráp hay nhập khẩu phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 từ đầu năm 2017 và Euro 5 từ năm 2022, trong khi xe mô tô hai bánh phải đạt tiêu chuẩn Euro 3 cũng từ đầu năm 2017.
Với việc các sản phẩm của BSR hiện chỉ đạt tiêu chuẩn Euro 2 và Euro 3, kể cả nếu thu xếp đủ vốn thì phải 5 năm nữa, tức là năm 2022 dự án mở rộng, nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mới hoàn thành.
Từ nay tới lúc ấy hàng triệu tấn sản phẩm mỗi năm của BSR sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong tiêu thụ. Doanh nghiệp này đã không ngoại trừ khả năng phải xuất khẩu để tìm đầu ra cho sản phẩm. Song khả năng cạnh tranh của BSR trên thị trường quốc tế vẫn còn là dấu hỏi lớn, đặc biệt khi mà một số ưu đãi quan trọng sẽ sớm hết hiệu lực (Ưu đãi thu điều tiết trong Quyết định 952).
Khó có nguồn vốn tín dụng được bảo lãnh giải thích tại sao BSR muốn thực hiện IPO ngay trong năm nay nhằm thu hút vốn tư nhân. Mà như Tổng giám đốc ông Trần Ngọc Nguyên đã từng nói: “Thời điểm này giống như người lữ hành trễ chuyến tàu, nhưng muộn còn hơn không. Phải làm bất chấp điều kiện hiện giờ khó khăn gấp nhiều lần 4-5 năm trước".
Với "bức tranh" tối màu như vậy, rất khó để trông chờ vào một đợt IPO thành công của BSR. Dù sao "nước đã đến chân", BSR không còn đường lùi. Hi vọng rằng với sự tham gia của yếu tố tư nhân, hoạt động của doanh nghiệp này sẽ trở nên hiệu quả và minh bạch hơn.
VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.
Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.
CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.
Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.
Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.
Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.
Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.
CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.
Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.
Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.