Cổ phần hóa Lọc dầu Dung Quất: Tại sao phải vội?

NGHI ĐIỀN
07:30 03/08/2017

Nhà máy Dung Quất đã hiện thực hóa giấc mơ lọc dầu của Việt Nam, tuy nhiên cái giá đã, đang và sẽ phải bỏ ra là không hề nhỏ.

loc-dau

“Giấc mơ” đắt giá

Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất) vừa thông báo sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 11 năm nay. Với giá trị gần 73.000 tỷ đồng, tương đương 3,2 tỷ USD, phần vốn nhà nước là 45.000 tỷ đồng, đây sẽ là thương vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên nó đến trong bối cảnh ngành dầu khí đang ngập chìm trong gam màu tối, giá nhiên liệu duy trì ở mức thấp cùng nhiều trở ngại khác, phần nào phác họa “chân dung” của BSR sau gần một thập kỷ hoạt động.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất được đưa vào vận hành thương mại từ đầu năm 2009 với công suất 6,5 triệu tấn/năm, được kỳ vọng sẽ là chìa khóa cho ngành công nghiệp lọc, hóa dầu non trẻ của Việt Nam, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Với tổng mức đầu tư lên tới 3 tỷ USD, việc bán bớt vốn nhà nước (thông qua việc tìm nhà đầu tư chiến lược) nhằm giảm sức ép cho ngân sách thực ra đã được đề cập từ lâu.

Tuy vậy, từ trước đến nay chỉ có tập đoàn Gazprom Neft (GPN) nghiêm túc tiếp cận tìm hiểu về dự án này. Năm 2014, Tập đoàn Dầu khí (PVN - công ty mẹ của BSR) và GPN đã ký thỏa thuận khung về việc công ty Nga mua 49% vốn của BSR. Song thương vụ này đổ vỡ hai năm sau đó khi các bên không tìm được tiếng nói chung. Bên cạnh giá dầu xuống thấp, có nhiều đồn đoán về gánh nặng nợ nần cũng như tính hiệu quả của BSR khiến nhà đầu tư Nga chùn bước. Sau nhiều năm vận hành thương mại, nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu có lãi vào năm 2013 (3.000 tỷ đồng), con số này tăng lên hơn 6.000 tỷ đồng năm 2015 và 5.000 tỷ đồng năm 2016. Tuy nhiên chủ yếu có được nhờ những ưu đãi đặc biệt đối với dự án lọc dầu đầu tiên của cả nước.

Cụ thể theo Quyết định 952 tháng 7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, BSR được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 10% trong thời gian 30 năm; miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong thời gian 9 năm tiếp theo từ năm đầu tiên bắt đầu có thu nhập chịu thuế cùng nhiều điều kiện hỗ trợ khác. Đáng kể nhất phải kể đến khoản trợ cấp thu điều tiết. So với các doanh nghiệp nhập khẩu xăng - dầu, khí hóa lỏng (LPG), BSR được giảm 7% thuế nhập khẩu đối với xăng - dầu, 5% với LPG, 3% với sản phẩm hóa dầu. Trường hợp thuế nhập khẩu xăng dầu thấp hơn các mức này, thì PVN phải bù lỗ cho công ty con. Theo báo cáo của PVN, trong giai đoạn 2010-2014, BSR lỗ hơn 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên nếu không tính ưu đãi, thì lỗ lũy kế các năm lên tới 27.600 tỷ đồng, và PVN, hay nói rộng hơn là ngân sách quốc gia phải gánh khoản thiệt hại này.

Mặc dù được hỗ trợ rất lớn, doanh thu của BSR vẫn giảm mạnh từ 154.000 tỷ đồng năm 2013 về còn non nửa (75.000 tỷ đồng) năm 2016. Theo đơn vị này, việc một loạt các hiệp định tự do thương mại (FTA) có hiệu lực khiến thuế nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc và khu vực ASEAN giảm mạnh. Dầu của Dung Quất bởi vậy phải chịu mức thuế suất cao hơn, qua đó đẩy giá thành lên. Trong hai năm trở lại đây, BSR không ít lần “dọa” đóng cửa nhà máy lọc dầu của mình với lý do không thể vận hành bởi phải chịu thuế suất cao hơn thuế nhập khẩu từ Asean hay Hàn Quốc. Và cứ mỗi lần như vậy, Bộ Tài chính lại phải điều chỉnh lại mức thuế áp cho BSR bằng với các nhà nhập khẩu khác (thực chất BSR vẫn được lợi thu điều tiết theo Quyết định 952). Một lý do nữa là theo BSR, lọc dầu Dung Quất sẽ đạt hiệu quả thấp nếu không mở rộng quy mô. Đây cũng là lý do BSR vừa qua đã có tờ trình gửi Bộ Công thương về việc vay 1,8 tỷ USD để thực hiện giai đoạn hai của Lọc dầu Dung Quất, được đánh giá là có ý nghĩa sống còn đối với BSR, bởi ngoài việc nâng công suất lên 8,5 triệu tấn/ năm, dự án sẽ cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn Euro 5 phù hợp với Quyết định 49/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Cổ phần hóa bằng mọi giá

dung-quat-loc-dau

Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Dung Quất

Trong số 1,8 tỷ USD kể trên, BSR dự kiến 30% do PVN cấp và với 70% còn lại (1,26 tỷ USD - 28.700 tỷ đồng), Tổng giám đốc BSR ông Trần Ngọc Nguyên mong muốn được Chính phủ bảo lãnh thông qua nguồn tín dụng xuất khẩu, với thời hạn dài và lãi suất thấp. Vị lãnh đạo BSR dùng từ “mong muốn” ở đây có nghĩa bản thân ông cũng nhận thức được rằng trong bối cảnh nợ công tăng cao, sẽ rất khó để Chính phủ đứng ra bảo lãnh thanh toán thêm gần 1,3 tỷ USD cho doanh nghiệp này. Bởi vậy, BSR sẽ phải tìm đến các ngân hàng thương mại với chi phí lãi vay cao cùng các điều kiện ngặt nghèo hơn. Từ đây lý giải tại sao BSR, PVN cùng các cơ quan chức năng muốn cổ phần hóa Lọc dầu Dung Quất càng sớm càng tốt, một mặt, để thu tiền về, giảm gánh nặng ngân sách, đồng thời tìm kiếm nguồn lực phục vụ giai đoạn hai của dự án.

BSR lúc này đã không còn vị thế như những năm trước, thời điểm vẫn còn “kiêu kỳ” trước sự quan tâm của đối tác nước ngoài Gazprom Neft, với tiêu chuẩn nhà đầu tư không những phải có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa - lọc dầu, mà còn phải cam kết đồng hành lâu dài để hỗ trợ BSR nâng cấp, mở rộng nhà máy, mở rộng thị trường. Tuy vậy, động thái phát hành 15 thư chào mời mua cổ phần đến các quỹ đầu tư trong và ngoài nước vừa qua cho thấy BSR dường như không còn “câu nệ” về các tiêu chuẩn ngặt nghèo như kinh nghiệm trong lĩnh vực lọc hóa dầu. Bên cạnh đó, tỷ lệ nắm giữ vốn nhà nước liên tục được điều chỉnh giảm từ 65%, về 51% và nay là thoái không giới hạn, cũng cho thấy quan điểm cổ phần hóa BSR là bán nhanh, rẻ cũng phải bán, mà như ông Trần Ngọc Nguyên đã thẳng thắn trong một cuộc họp báo giữa tháng Năm: “Thời điểm này giống như người lữ hành trễ chuyến tàu, nhưng muộn còn hơn không. Phải làm bất chấp điều kiện hiện giờ khó khăn gấp nhiều lần 4-5 năm trước".

Trong lúc này, vấn đề cần quan tâm là Lọc dầu Dung Quất có hấp dẫn giới đầu tư hay không, và mức giá IPO sẽ rơi vào khoảng nào. BSR hiện gặp hai vấn đề lớn làm giảm giá trị trong mắt nhà đầu tư. Thứ nhất, quy định ưu đãi thu điều tiết (trong Quyết định 952) sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2018, đồng nghĩa với việc Lọc dầu Dung Quất không còn được hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng thuế nhập khẩu mỗi năm. Việc BSR có lãi trong vài năm trở lại đây chủ yếu nhờ cơ chế hỗ trợ này, cùng nhiều ưu đãi khác.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa qua yêu cầu thực hiện nghiêm lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo Quyết định 49/2011. Theo đó xe ô tô lắp ráp hay nhập khẩu phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 từ đầu năm 2017 và Euro 5 từ năm 2022, trong khi xe mô tô hai bánh phải đạt tiêu chuẩn Euro 3 cũng từ đầu năm 2017. Chính sách này khiến sản phẩm của BSR vốn đã khó tiêu thụ, nay còn khó hơn, ít nhất cho tới năm 2022 khi dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất được hoàn thành, bởi phần xăng dầu sản xuất của BSR hiện nay chỉ đạt tiêu chuẩn Euro 2 và Euro 3. Một khi không còn ưu đãi, cùng với các quy định bảo vệ môi trường được siết chặt, sản phẩm của BSR sẽ có giá thành cao hơn và còn ít dư địa thị trường hơn, đồng thời cũng rất khó cạnh tranh với các tập đoàn hàng đầu thế giới khi nghĩ tới việc xuất khẩu. Theo báo cáo của BSR, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp đã giảm từ 98,5 triệu USD năm 2014 về 29 triệu USD năm 2016.

Với những phân tích như trên, rất khó để kỳ vọng về một đợt IPO thành công của BSR. Tuy nhiên “nước đã đến chân”, quá trình cổ phần hóa BSR, dù kết quả ra sao, đã không còn có thể trì hoãn được nữa. Quyết định thoái không giới hạn phần vốn nhà nước tại BSR đồng nghĩa với việc phải để doanh nghiệp này tuân theo luật chơi của thị trường. Chấp thuận bảo lãnh nợ nước ngoài, hay gia hạn các điều khoản ưu đãi đối với BSR sẽ không chỉ làm méo mó thị trường, mà còn tạo điều lệ xấu cho các dự án lọc dầu tỷ đô khác.

  • Cùng chuyên mục
Đề nghị Exxon Mobil tiếp tục triển khai Dự án mỏ khí Cá Voi Xanh

Đề nghị Exxon Mobil tiếp tục triển khai Dự án mỏ khí Cá Voi Xanh

Chính phủ yêu cầu PVN cần tập trung làm việc với Exxon Mobil để thống nhất phương án giải quyết dứt điểm việc phát triển dự án khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh.

Đầu tư - 12/06/2025 14:38

Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư

Nhà máy điện gió hơn 5.700 tỷ ở Bình Định tìm nhà đầu tư

Dự án Nhà máy điện gió Vân Canh (tại Bình Định) với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 tỷ đồng sẽ triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Dự án hứa hẹn sẽ cung cấp sản lượng điện sạch từ nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống quốc gia.

Đầu tư - 12/06/2025 09:59

Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế

Thu hút giới tinh hoa nhờ chính sách visa và ưu đãi thuế

New York, London, Paris hay Tokyo vẫn là điểm đến hàng đầu của giới siêu giàu và các cá nhân có giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển dịch hiện nay, nhiều thành phố mới đang dần thu hút dòng vốn đầu tư của giới siêu giàu nhờ chính sách visa đầu tư, ưu đãi thuế và môi trường sống thân thiện.

Đầu tư - 11/06/2025 17:14

Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh

Tên mới, chủ cũ tại khu du lịch nghìn tỷ ven biển Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án khu du lịch sinh thái biển Xuân Hội.

Đầu tư - 11/06/2025 11:07

Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam

Đà Nẵng xác định lại giá đất tại khu đô thị hơn 4.400 tỷ của Trung Nam

Khu đất thuộc khu vực dự án Golden Hills (TP. Đà Nẵng) của CTCP Trung Nam được mời thầu tư vấn xác định giá đất giai đoạn tháng 3/2019.

Đầu tư - 11/06/2025 06:49

Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam

Ra mắt trung tâm AI R&D, Qualcomm sẽ tiếp tục đầu tư thêm vào Việt Nam

Ngày 10/6, Qualcomm chính thức ra mắt AI R&D mới tại Việt Nam, bước đi tiếp nối thương vụ sáp nhập bộ phận nghiên cứu mảng AI tạo sinh của VinAI.

Đầu tư - 11/06/2025 06:43

Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính

Ông lớn Thái SCG thâu tóm toàn bộ Nhựa Duy Tân, hé lộ bức tranh tài chính

Với thương vụ mới nhất, Công ty SCG Packaging (SCGP) sở hữu 100% cổ phần của Nhựa Duy Tân, củng cố vị thế tại Việt Nam ở ngành bao bì.

Đầu tư - 10/06/2025 17:05

Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam

Quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài thứ 2 thế giới sẵn sàng hợp tác với Việt Nam

Hai Thủ tướng khẳng định lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha.

Đầu tư - 10/06/2025 10:41

Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Vẫn chưa có Siri hỗ trợ AI, 'cá nhân hóa hơn' từ Apple

Tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu năm nay (WWDC 25), Apple đã công bố một loạt các bản cập nhật cho hệ điều hành, dịch vụ và phần mềm của mình, bao gồm giao diện mới được gọi là 'Liquid Glass' và quy ước đặt tên thương hiệu được đổi mới.

Công nghệ - 10/06/2025 10:16

Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?

Phát triển nhà ở cho người già liệu có thực sự tiềm năng?

Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mô hình nhà ở dành cho người cao tuổi hứa hẹn sẽ là loại hình tiềm năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển phân khúc chỉ dành riêng cho đối tượng này là điều khó khả thi.

Đầu tư - 10/06/2025 09:16

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành có thể hoàn thành sau 14 tháng

Nếu được áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và các cơ chế đặc thù khác, việc mở rộng gần 22 km cao tốc TP.HCM - Long Thành từ 4 làn xe lên 8-10 làn xe có thể cơ bản hoàn thành sau 14 tháng thi công.

Đầu tư - 10/06/2025 09:12

Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?

Thị trường sôi động – Đâu là cơ hội đầu tư đáng chú ý trong tháng 6?

VN-Index tăng mạnh 8,67% trong tháng 5, đánh dấu mức phục hồi ấn tượng nhất từ đầu năm 2025. Dòng tiền trở lại mạnh mẽ, nhóm ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng và xuất khẩu nổi lên là tâm điểm đầu tư trong tháng 6.

Đầu tư thông minh - 09/06/2025 22:29

Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI

Cần kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI

Sở Tài chính TP. Huế cho rằng, cần tăng cường kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI, kết nối các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa tại các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Đầu tư - 09/06/2025 21:52

Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.

Đầu tư - 09/06/2025 16:57

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.

Đầu tư - 09/06/2025 07:00

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.

Đầu tư - 08/06/2025 16:54