Sau ngày thứ hai ở Hà Nội, con đường còn gian truân…

HÀN DIỆU MY
08:36 01/03/2019

Đó là con đường đi tới dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận để đổi lại phi hạt nhân hoá Triều Tiên. Ngụ ngôn “con gà hay quả trứng có trước” hoá ra vẫn đúng trong câu chuyện đấu trí ngoại giao xuyên thế kỷ.

Như một sự ngẫu nhiên, 20 giờ bay từ Mỹ sang Việt Nam và cũng khoảng 20 giờ lưu lại trong lòng Hà Nội, tính từ lúc Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim bắt tay nhau (18h30 tối 27/2) cho đến khi cuộc họp báo tại khách sạn Marriott kết thúc (15 giờ chiều 28/2). Nhưng trời đã không chiều lòng người!

Tổng thống Donald Trump đáp máy bay chuyên cơ trở lại Washington DC mà không đạt được việc ký kết bản thoả thuận chung tại hội nghị thượng đỉnh lần 2 ở Hà Nội. Tổng thống đã thay đổi lịch trình, bước lên “Air Force One” về Mỹ sớm hơn dự trù.

trump

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tiễn Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Thực ra thì “điềm gở” đã xuất hiện ngay đầu giờ sáng 28/2, khi trả lời câu hỏi của David Nakamura từ nhật báo “Washington Post” (Mỹ) rằng liệu ông có tự tin về một thoả thuận hay không, Chủ tịch Kim Jong-un cho biết: “Con quá sớm để nói về điều này". Nhưng rồi ông Kim vớt vát thêm: “Tôi không phải người bi quan. Bằng trực giác của mình lúc này, tôi nghĩ kết quả sẽ xuất hiện. Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều và đã đến lúc thể hiện chúng".

Lẽ ra vào lúc 2 giờ 5 phút chiều 28/2 đã diễn ra buổi ký kết thoả thuận chung lịch sử giữa Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên, nhưng những gì diễn ra sau đó đã hoàn toàn ngược lại. Buổi họp báo của ông Donald Trump vào lúc 3 giờ chiều đã được thực hiện sớm hơn một giờ đồng hồ với thông cáo: “Không có ký kết thoả thuận chung”.

Từ đầu giờ chiều, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Senders đưa ra thông cáo ngắn gọn: “Mỹ chưa sẵn sàng dỡ bỏ lệnh cấm vận để đổi lấy phi hạt nhân hoá tại Triều Tiên. Các nhóm đàm phán của hai nước kỳ vọng sẽ tiếp tục gặp nhau trong tương lai".

Tuy nhiên bà Sarah Senders vẫn không quên ca ngợi hội nghị Thượng đỉnh: “Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đã có những cuộc họp rất tốt đẹp và mang tính xây dựng tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam trong hai ngày 27—28 tháng 2. Các lãnh đạo đã bàn về nhiều phương án thúc đẩy phi hạt nhân hóa và các mô hình phát triển kinh tế".

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders còn cho đăng tải một bức ảnh đặc biệt, thắp lên niềm lạc quan mới sau khi thượng đỉnh Trump - Kim không đạt được thỏa thuận như kỳ vọng. Chủ tịch Kim vẫn dành cho Tổng thống Trump nụ cười tạm biệt "tươi rói" dù không đạt được thỏa thuận.

KIM JONG UN

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh từ Instagram của Thư ký báo chí Nhà Trắng - bà Sarah Sanders)

Sau 2 giờ chiều, Tổng thống Hoa Kỳ xuất hiện trong phòng họp báo. Trước đông đảo phóng viên quốc tế, ông Trump nói: “Tất cả lệnh trừng phạt vẫn sẽ được giữ nguyên.” Ông cho biết Mỹ không chấp nhận yêu cầu phía Triều Tiên đưa ra là muốn các biện pháp trừng phạt phải “được dỡ bỏ hoàn toàn”.

Xem vậy để thấy hai bên vẫn còn chưa thống nhất với nhau trên một số vấn đề then chốt, đặc biệt là vấn đề căn bản nhất: Phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên, thực chất nghĩa là gì? Hiện vẫn chưa rõ Chủ tịch Kim yêu cầu gì từ các lực lượng Hoa Kỳ ở Hàn Quốc và trong khu vực để đổi lấy việc ông ta sẵn sàng “nạp lại” tất cả kho vũ khí hạt nhân của mình.

Tổng thống Trump tiết lộ: “Ông ta (tức là Chủ tịch Kim) có tầm nhìn nhất định” về vấn đề nói trên. Nhưng “tầm nhìn ấy không hoàn toàn trùng khớp với tầm nhìn của chúng tôi” (tức là Mỹ). Ông Trump nhấn mạnh: “Nhưng tầm nhìn ấy đã giống hơn với tầm nhìn của chúng tôi cách đây một năm".

Một nguồn tin thân cận từ bộ phận lễ tân cho biết, vào lúc 11 giờ 30 sáng 28/2 cả hai vị lãnh đạo còn tươi cười chuẩn bị dùng cơm trưa với nhau. Các nhân viên an ninh vẫn còn đang kiểm tra phòng ăn lúc 11 giờ 50 phút. Nhưng 10 phút sau, bỗng nhiên họ nhận được lệnh huỷ bỏ buổi ăn trưa.

Tước đó, trả lời phóng viên Jeff Mason từ hãng Reuters về câu hỏi “Chủ tịch có sẵn sàng phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên không?” Ông Kim nói: “Nếu tôi không sẵn sàng làm việc này, tôi đã không có mặt ở đây". Câu trả lời của lãnh đạo Bắc Triều Tiên được Tổng thống Trump tiếp lời ngay sau đó: “Đây là câu trả lời hay nhất các bạn từng được nghe".

Tuy nhiên theo Reuters, ông Kim không cho biết thêm chi tiết về kế hoạch phi hạt nhân hóa. Khi phóng viên đặt câu hỏi đã sẵn sàng cho những quá trình thực hiện cụ thể điều đó chưa, một cách khéo léo ông Kim chỉ nói rằng “Chúng tôi đang đàm phán". “Hy vọng các bạn cho chúng tôi thêm thời gian để nói chuyện. Thậm chí một phút cũng là điều rất quý", ông Kim nói với các phóng viên.

Và đúng như điều ông Kim mong muốn, kết quả là cả hai bên sẽ có thêm thời gian để nói chuyện. Nhưng thời gian cần bao lâu, hay sẽ có bao nhiêu Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên nữa thì câu trả lời chưa thể có được vào lúc này.

Tuy nhiên, đêm 28/12, Ngoại trưởng Triều Tiên vừa phát biểu tại Hà Nội rằng, nước này đã có đề nghị “thực tiễn” trong hội đàm với Tổng thống Trump. Ngoại trưởng Ri Yong-ho nói tại một cuộc họp báo tổ chức trong đêm rằng Bình Nhưỡng hứa hẹn sẽ tháo dỡ toàn bộ mọi thiết bị sản xuất plutonium và uranium, và đồng ý để Mỹ thanh sát. Đổi lại, Triều Tiên muốn Mỹ dỡ bỏ một phần trừng phạt.

Ngoại trưởng Ri nhấn mạnh, khi gặp ông Trump, lãnh tụ Kim Jong-un chỉ đề nghị Mỹ dỡ bỏ một phần, chứ không phải toàn bộ trừng phạt. Như vậy, tuyên bố này trái ngược với tuyên bố của ông Trump trong buổi chiều 28/2 rằng ông Kim đòi xóa “toàn bộ trừng phạt”.

Thật ra, ngay lúc Nhà Trắng đưa ra thông cáo không có thoả thuận chung, một chuyên gia kinh tế giấu tên đã tiết lộ với báo chí rằng kết quả này đã được dự đoán từ buổi sáng 28/2, cuộc họp thượng đỉnh sẽ không đem đến kết quả như mong đợi.

Chuyên gia này cho biết, Kim Jong-un chưa sẵn sàng phi hạt nhân hoá như những lời đã nói với báo chí. Thay vào đó, trong suốt thời gian hội đàm, ông Kim chỉ muốn Hoa Kỳ bỏ cấm vận, chấm dứt chiến tranh nhưng lại không chịu cụ thể hoá về tiến trình phi hạt nhân hoá. Do đó, vị Tổng thống xứ cờ hoa đã huỷ buổi ăn trưa, tiến hành họp báo xong là lên đường về nước./.

  • Cùng chuyên mục
Công thức 1-3-7 và 3-3 trong xử lý công việc của TP.HCM có gì đặc biệt?

Công thức 1-3-7 và 3-3 trong xử lý công việc của TP.HCM có gì đặc biệt?

UBND TP.HCM yêu cầu thực hiện công thức 1-3-7 trong giải quyết xử lý hồ sơ tồn đọng: Tiếp nhận, phân công cán bộ thực hiện trong 1 ngày; phối hợp xử lý 3 ngày; thời hạn hoàn thành mỗi công việc không quá 7 ngày. Đối với các Tổ công tác áp dụng công thức 3-3: Giải quyết sự việc họp không quá 3 lần; mỗi lần họp không cách nhau quá 3 tuần.

Sự kiện - 02/01/2025 17:27

Đà Nẵng hợp nhất 10 sở, thành lập Trung tâm Báo chí - Truyền hình

Đà Nẵng hợp nhất 10 sở, thành lập Trung tâm Báo chí - Truyền hình

Đà Nẵng hợp nhất 10 sở theo định hướng sắp xếp của bộ, ngành Trung ương; đồng thời thành lập Trung tâm Báo chí - Truyền hình.

Sự kiện - 02/01/2025 17:16

Trung tâm tài chính giúp TP.HCM thu hút nhiều vốn FDI hơn

Trung tâm tài chính giúp TP.HCM thu hút nhiều vốn FDI hơn

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ là động lực mới để TP.HCM tăng tốc phát triển, bứt phá trong thời gian tới; góp phần tạo nên sự tăng trưởng cho thành phố.

Sự kiện - 02/01/2025 16:59

Ông Uông Việt Dũng giữ chức Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam

Ông Uông Việt Dũng giữ chức Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam

Website chính thức của Cục Hàng không Việt Nam vừa cập nhật danh sách lãnh đạo Cục với sự thay đổi ở chức danh Cục trưởng.

Sự kiện - 02/01/2025 13:52

Chính phủ quy định thành lập, quản lý Quỹ hỗ trợ đầu tư

Chính phủ quy định thành lập, quản lý Quỹ hỗ trợ đầu tư

Theo Nghị định 182/2024/NĐ-CP vừa được ban hành, Quỹ hỗ trợ đầu tư hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và có nhiệm vụ chi hỗ trợ doanh nghiệp.

Sự kiện - 02/01/2025 07:26

Hà Tĩnh ra mắt các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập

Hà Tĩnh ra mắt các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập

Đón chào năm 2025, Hà Tĩnh đánh dấu một bước thay đổi lớn về bộ máy hành chính mới cấp huyện, xã sau khi sáp nhập.

Sự kiện - 01/01/2025 22:57

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được của năm 2024 củng cố nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ để phấn đấu thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2025, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn 2021-2025, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.

Sự kiện - 01/01/2025 09:31

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Việt Nam cần đảm bảo minh bạch và chắc chắn về chính sách để thu hút FDI'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Việt Nam cần đảm bảo minh bạch và chắc chắn về chính sách để thu hút FDI'

Môi trường chính trị ổn định và lực lượng lao động lành nghề đã giúp Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự kiện - 01/01/2025 08:00

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.

Sự kiện - 01/01/2025 06:00

Mức lương ưu đãi cho nhân tài thế nào?

Mức lương ưu đãi cho nhân tài thế nào?

Sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm chuyên viên cao cấp thì ngoài việc được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự, còn được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày tuyển dụng.

Sự kiện - 01/01/2025 05:41

Cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm được hưởng chính sách như thế nào?

Cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm được hưởng chính sách như thế nào?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Sự kiện - 31/12/2024 22:50

Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế tài chính, huy động nguồn lực cho phát triển

Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế tài chính, huy động nguồn lực cho phát triển

Với quan điểm thể chế là đột phá của đột phá, thể chế là nguồn lực, động lực phát triển, Thủ tưởng yêu cầu ngành Tài chính tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính - ngân sách nhà nước, chứng khoán, trái phiếu... để huy động nguồn lực cho phát triển…

Sự kiện - 31/12/2024 21:41

8 chính sách vượt trội với cán bộ khi tinh gọn bộ máy

8 chính sách vượt trội với cán bộ khi tinh gọn bộ máy

Chính phủ quy định 8 chính sách vượt trội dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Sự kiện - 31/12/2024 21:32

Năm 2026, Bộ Tài chính sẽ giảm hơn 3.300 biên chế

Năm 2026, Bộ Tài chính sẽ giảm hơn 3.300 biên chế

Năm 2024, Bộ Tài chính đã giảm 679 biên chế so với năm 2023. Con số này trong năm 2026 sẽ là 3.342 biên chế so với biên chế được giao năm 2022, giảm 5% biên chế công chức so với năm 2022.

Sự kiện - 31/12/2024 18:22

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Tổng Thư ký Quốc hội vừa công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu trong năm 2024 của Quốc hội.

Sự kiện - 31/12/2024 18:20

10 sự kiện, vấn đề nội bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024

10 sự kiện, vấn đề nội bật của Thủ đô Hà Nội năm 2024

Năm 2024, Hà Nội đã thu hút vốn FDI đạt trên 2 tỷ USD, tiếp tục khẳng định Thủ đô là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Sự kiện - 31/12/2024 18:17