Rửa tiền qua bất động sản, tiền ảo thì ngăn chặn thế nào?
Đại biểu Quốc hội cho rằng, vẫn tồn tại giao dịch bằng tiền mặt, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, trong khi chưa rõ căn cứ, công cụ để ngăn chặn hành vi rửa tiền.
Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vừa có cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo luật này nhận được nhiều ý kiến đóng góp là quy định về báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình tóm tắt về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).
Khó kiểm soát dòng tiền qua bất động sản
Đại biểu Nguyễn Minh Đức (đoàn TP.HCM) cho biết, dự thảo luật đưa ra các quy định giúp kiểm soát dòng tiền ra - vào, phòng ngừa hành vi rửa tiền và cơ bản kiểm soát dòng tiền giao dịch qua hệ thống ngân hàng. Nhưng thực tế vẫn tồn tại giao dịch bằng tiền mặt, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, thì chưa rõ căn cứ, công cụ và hành lang pháp lý để cơ quan quản lý ngăn chặn hành vi rửa tiền, kể cả rửa tiền từ bên ngoài vào và từ trong nước ra ngoài.
Trong khi đó, nếu có dấu hiệu tội phạm nguồn thì cơ quan điều tra mới vào cuộc làm rõ. Lúc này tội danh (nếu có) sẽ được xem xét gắn với tội danh khác, như tội hợp thức hoá tài sản. Như vậy, dự luật chỉ đạt được góc độ nào đó kiểm soát được hành vi rửa tiền của dòng tiền qua ngân hàng, còn các dòng tiền không qua kênh này thì khó kiểm soát được. Vì thế, đại biểu cho rằng cần quy định chặt chẽ.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức
Đề cập tới các giao dịch đáng ngờ trong bất động sản, ông Nguyễn Minh Đức đề nghị các cơ quan soạn thảo phối hợp với Bộ Xây dựng, Tài chính làm rõ hoạt động giao dịch. Có thể sẽ có những hành vi rửa tiền qua chứng khoán rồi rút tiền ra mua bất động sản, nên cần xác định nguồn gốc nguồn tiền dành mua bất động sản này. Tuy vậy, đại biểu cho rằng quy định tại Điều 33 dự thảo luật còn đơn giản, khó xác định được hành vi này có rửa tiền hay không.
Ông Dương Minh Đức đề nghị cần nêu rõ trách nhiệm của cơ quan thuế trong các giao dịch dạng này thông qua việc kiểm soát giao dịch bất dộng sản có ghi nhận, phát sinh thuế để xác định giao dịch đáng ngờ, từ đó xác định có hành vi rửa tiền hay không.
"Thực tế có hiện tượng người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam, nếu họ không giao dịch qua ngân hàng mà qua kênh khác thì việc này phòng chống rửa tiền thế nào? Cần quy định chặt chẽ hơn để chống rửa tiền ở các giao dịch dạng này", vị đại biểu TP HCM nêu ví dụ và cho rằng, cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước để các giao dịch đáng ngờ được xác minh.
Cảnh giác việc lợi dụng tiền ảo để rửa tiền
Liên quan dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng, đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) cho rằng, quy định tại dự thảo luật là rất khó khăn, mơ hồ. Bởi đây là loại hình tội phạm không mới nhưng để hình thành các khái niệm đầy đủ về loại tội phạm này còn nhiều hạn chế.
Theo ông, nhiều trường hợp khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì các cơ quan chức năng mới nắm bắt, xử lý, chưa kịp thời phát hiện khi loại tội phạm này mới hình thành. Điều đó cũng cho thấy, việc xác định nguồn gốc tài sản là rất khó khăn. Do đó, dự thảo luật lần này cần phải quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi và tránh hình thức.
Đối với vấn đề lợi dụng tiền ảo để rửa tiền tài trợ khủng bố, vị đại biểu đoàn Quảng Nam nhấn mạnh, hiện nhà nước chưa công nhận tiền ảo, tuy nhiên Việt Nam là một trong những thị trường chơi tiền ảo rất lớn.

Đại biểu Dương Văn Phước
"Đây là lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền rất lớn với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu đã trở thành kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng rửa tiền", ông Dương Văn Phước nêu ý kiến.
Đại biểu này cũng dẫn chứng thời gian gần đây liên tiếp có những đường dây đánh bạc, rửa tiền quy mô lớn đều sử dụng tiền ảo và tiền ảo, tài sản ảo vẫn "lọt lưới" do các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền chưa quy định.
Từ thực tế trên, ông cho rằng, việc bổ sung đối tượng tài sản ảo, tiền ảo vào dự thảo luật là hết sức cần thiết, không chỉ đáp ứng các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền mà còn nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong nước, không để công nghệ tài chính bị lợi dụng để rửa tiền tham nhũng, khủng bố.
(Theo VOV)
- Cùng chuyên mục
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, bị can Dương Văn Thái, cựu Bí thư Bắc Giang đã thành khẩn khai báo về toàn bộ hành vi sai phạm, có đơn tố cáo hành vi sai phạm của cá nhân liên quan, giúp cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án.
Pháp luật - 14/05/2025 07:13
Loạt lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế bị khởi tố
Ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế và 4 thuộc cấp bị khởi tố vì tội "nhận hối lộ".
Pháp luật - 13/05/2025 18:03
Doanh nghiệp nhà nước được cắt giảm 50% thủ tục lên trình Thủ tướng
Các quy định trong dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp, cắt giảm nhiều thủ tục phải trình cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Pháp luật - 13/05/2025 16:04
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
Bị can Nguyễn Duy Hưng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Thuận An có mối quan hệ thân thiết với cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà. Từ đó Hà giới thiệu, kết nối với quan chức tỉnh Bắc Giang để Hưng được tham gia thi công dự án, gây thiệt hại tài sản Nhà nước gần 97 tỷ đồng.
Pháp luật - 13/05/2025 08:10
Gần 61.500 thông báo hoãn xuất cảnh với số tiền nợ thuế hơn 83.000 tỷ đồng
Thay vì thông báo bằng công văn hay chuyển phát nhanh, thông tin tạm hoãn xuất cảnh sẽ được thực hiện bằng phương thức điện tử. Đây là bước tiến quan trọng trong kiểm soát nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Pháp luật - 13/05/2025 07:05
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An là chủ mưu, cầm đầu trong hành vi vi phạm đấu thầu, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 120 tỷ đồng tại dự án xây dựng, hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng.
Pháp luật - 12/05/2025 17:36
Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm 7 năm tù
Trong phiên tòa phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil, bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre) tuyên phạt 21 năm tù, giảm 7 năm, với 2 tội danh "Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Pháp luật - 12/05/2025 14:29
Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc hầu tòa trong vụ đất hiếm
Trong vụ án đất hiếm tại Tập đoàn Thái Dương, cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc bị đưa ra xét xử về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Pháp luật - 12/05/2025 09:11
Bắt cựu Phó Chủ tịch xã lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trong thời gian làm Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Bạch Biên Hòa đã đòi "quà" và nhận tiền hứa chạy việc, lừa đảo chiếm đoạt 280 triệu đồng của người dân.
Pháp luật - 12/05/2025 08:13
Không lập 7.260 tờ hóa đơn, ban quản trị chung cư bị phạt thuế gần 120 tỉ đồng
Cơ quan thuế xác định ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á trốn thuế hơn 453 triệu đồng qua việc không lập 7.260 tờ hóa đơn khi cung cấp dịch vụ cho cư dân.
Pháp luật - 10/05/2025 08:09
'Cần lộ trình đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp thích ứng'
Theo ông Phan Văn Mãi, mặt hàng nước giải khát mới được bổ sung vào đối tượng chịu thuế nên cần có lộ trình thực hiện để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, từng bước chuyển đổi sang các sản phẩm có hàm lượng đường thấp.
Pháp luật - 09/05/2025 09:50
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
Trung tâm xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Thốt Nốt chưa được UBND TP. Cần Thơ cho thuê đất tại KCN Thốt Nốt (giai đoạn 3), chưa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp nhưng đã ký hợp đồng cho thuê lại đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê cho 2 doanh nghiệp, với diện tích 7,01 ha.
Pháp luật - 08/05/2025 06:59
Xem xét trách nhiệm người 'biến' 4,56 ha đất biệt thự nghỉ dưỡng thành đất ở biệt thự tại Cồn Ấu - Cần Thơ
UBND TP. Cần Thơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị du lịch sinh thái Cồn Ấu, với nội dung điều chỉnh 4,56 ha từ chức năng Bungalow - biệt thự nghỉ dưỡng sang chức năng đất ở biệt thự. Song, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, việc điều chỉnh này làm thay đổi chức năng sử dụng đất, không đảm bảo căn cứ lập quy hoạch, vi phạm quy định Luật Quy hoạch đô thị 2009.
Pháp luật - 07/05/2025 13:22
Đà Nẵng hủy 27 cuộc thanh tra tại nhiều đơn vị trong năm 2025
TP. Đà Nẵng đã hủy 27 cuộc thanh tra tại các sở, ngành, địa phương do chủ trương về sắp xếp bộ máy, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, phường và tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, giám sát...
Pháp luật - 07/05/2025 07:30
Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013
Nhadatu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Pháp luật - 06/05/2025 10:28
Cựu Chủ tịch Quảng Ngãi Cao Khoa bị cáo buộc nhận hối lộ 6 tỷ đồng và 20.000 USD
Cáo trạng xác định, để được trúng thầu gói thầu số 12 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bờ Nam sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi), Nguyễn Văn Hậu đã đưa cho cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa 6 tỷ đồng và 20.000 USD. Qua đó, Hậu hưởng lợi bất chính 93,7 tỷ đồng từ nguồn tiền chủ đầu tư thanh toán.
Pháp luật - 06/05/2025 06:49
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
3
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
-
4
'Cần lộ trình đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp thích ứng'
-
5
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago