'Rơi vãi' đất vàng ở Vinafood 2

Nhàđầutư
Số tiền thu về từ cổ phần hoá Vinafood 2 có thể lớn hơn rất nhiều, nếu loạt đất vàng không bị tổng công ty này sang tay cho tư nhân với kịch bản tương tự nhau.
NGHI ĐIỀN
22, Tháng 09, 2018 | 13:19

Nhàđầutư
Số tiền thu về từ cổ phần hoá Vinafood 2 có thể lớn hơn rất nhiều, nếu loạt đất vàng không bị tổng công ty này sang tay cho tư nhân với kịch bản tương tự nhau.

Quý đầu năm, nhiều tổng công ty lớn lần lượt IPO, với kỳ vọng mang đến sự đột phá cho bản thân các đơn vị này, và quan trọng không kém là đóng góp khoản tiền lớn cho Ngân sách Nhà nước.

Có những phiên đấu giá thành công như Bình Sơn BSR (thu về 5.566 tỷ đồng), PVOil (4.177 tỷ đồng), PVPower (7.000 tỷ đồng), Hapro (1.000 tỷ đồng). Cũng có những cái tên mà nhà đầu tư kém "mặn mà" như Becamex, Tập đoàn Cao su, EVN Genco3.

Là đơn vị gần đây nhất thực hiện IPO, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã bán hết 115 triệu cổ phần, tương đương 22,97% vốn trong phiên 14/3/2018. Giá trúng bình quân là 10.101 đồng, cao hơn 1 đồng so với mức khởi điểm, tổng số tiền thu về là 1.160 tỷ đồng. Trước đó, T&T Group là nhà đầu tư duy nhất mua 25% cổ phần để thành cổ đông chiến lược của Vinafood 2.

Khác với những trường hợp trên, không dễ để đánh giá mức độ thành công trong thương vụ Vinafood 2. Có nhận định rằng với khoản lỗ luỹ kế cả nghìn tỷ đồng trên số vốn hơn 2.800 tỷ đồng, thì tìm kiếm được nhà đầu tư và thoái hết vốn Nhà nước đã là may mắn.

Quan điểm này không hẳn là không chính xác. Tuy nhiên chắc rằng một điều: Giá trị Ngân sách thu về từ cổ phần hoá Vinafood 2 có thể còn cao hơn nhiều, nếu các lô đất vàng thuộc sở hữu của tổng công ty này không dễ dàng rơi vào tay tư nhân với cùng một kịch bản, mà dấu hỏi trách nhiệm của ban lãnh đạo Vinafood 2 đến nay vẫn chưa được làm rõ trước công luận.

132-ben-van-don

Dự án 132 Bến Vân Đồn đã được chủ sở hữu mới là nhóm Phát Đạt hoàn thành và bàn giao cho khách hàng. Ảnh: NĐ

Đối tác chiến lược Nguyễn Kim

"Hầu hết đơn vị có hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất đều không tự triển khai dự án gắn với quyền sử dụng đất mà góp vốn với các đối tác bên ngoài, sau đó thoái vốn hoặc cam kết thoái vốn để chuyển giao đất cho đối tác không qua đấu giá. Công tác lựa chọn nhà đầu tư hợp tác, góp vốn đều theo hình thức chỉ định, không có tiêu chí, chào giá công khai, minh bạch nên làm giảm sự cạnh tranh và tiểm ẩn rủi ro trong việc chọn nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện dự án".

Trên đây là trích dẫn một báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về thực trạng quản lý đất đai tại một số tổng công ty Nhà nước. Mà cụ thể và được nhắc đến với tần suất cao nhất chính là Vinafood 2.

Theo cơ quan kiểm toán, Vinafood 2 đã chỉ định cho CTCP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim làm đối tác thực hiện các dự án 132 Bến Vân Đồn (Quận 4, diện tích 7.886 m2) và 561 Kinh Dương Vương (Quận Bình Tân, diện tích 56.443 m2); tuy nhiên các dự án đều không được Nguyễn Kim thực hiện mà đang dừng hoặc đã chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác. Cụ thể, dự án 132 Bến Vân Đồn đã chuyển nhượng cho CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt, còn dự án 561 Kinh Dương Vương đã chuyển chủ đầu tư từ ngày 25/11/2014 đến nay chưa triển khai.

Kịch bản chung của Vinafood 2 tại hai dự án 132 Bến Vân Đồn và 561 Kinh Dương Vương đều là thành lập các doanh nghiệp dự án, góp vốn bằng giá trị đất đai với tỷ lệ sở hữu thấp, rồi thoái dần vốn.

561-kinh-duong-vuong

Vinafood 2 đã thoái hết 25% vốn trong dự án 561 Kinh Dương Vương cuối năm 2015 thông qua đấu giá và thu về 44 tỷ đồng. Ảnh: NĐ

Không chỉ ở hai dự án vừa nêu, mối "lương duyên" giữa Vinafood 2 và Nguyễn Kim còn thể hiện qua CTCP Hoàn Mỹ. Cựu thành viên Vinafood 2 là chủ sở hữu khách sạn 44 phòng tại 2C Lê Quý Đôn, Quận 3 (TP.HCM) và khách sạn 50 phòng tại 300 Phan Chu Trinh, TP. Vũng Tàu với diện tích đất gần 12.000 m2; ngoài ra còn các nhà đất 24 Võ Văn Tần (Quận 3), 256 Trần Văn Kiểu (Quận 6), 1802 Phạm Thế Hiển (Quận 8)...

Giữa năm 2015, Vinafood 2 đã thoái toàn bộ 1,5 triệu cổ phần, tương đương 30% vốn trong Hoàn Mỹ với giá khởi điểm 11.900 đồng, quy đổi cả lô gần 18 tỷ đồng. Trước phiên đấu giá, CTCP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim là công ty mẹ, sở hữu 56,09% vốn của Hoàn Mỹ, đồng nghĩa với quyền định đoạt số đất vàng có giá trị rất lớn.

42-chu-manh-minh

Dự án 34-42 Chu Mạnh Trinh được khởi động từ một thập kỷ trước, đến nay vẫn chỉ là bãi đỗ xe. Ảnh: NĐ

6.300 m2 đất vàng Quận 1 đổi chủ

Ở ba trường hợp nêu trên, dù rằng vẫn mang nặng tính hình thức, song Vinafood 2 ít ra đã thực hiện đấu giá cổ phần khi thoái vốn. Tuy nhiên, dự án 34-42 Chu Mạnh Trinh hợp 33 Nguyễn Du lại là một câu chuyện khác.

Cuối thập niên trước, CTCP Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 (mã chứng khoán: NTB) với sự hậu thuẫn của các cổ đông lớn T&T Group và Hoàn Cầu Group, đã cùng BIDV và Vinafood 2 dự định thực hiện dự án, với tỷ lệ góp vốn lần lượt là 10:50:40.

Mối tình tay ba này đã không có kết quả như ý, dự án bởi vậy dần đi vào quên lãng. Mãi đến đầu tháng 2/2015, Hội đồng thành viên Vinafood 2 mới thông qua việc hợp tác cùng một nhà đầu tư khác, với tỷ lệ góp vốn 20:80. Hai bên thống nhất lập ra pháp nhân có vốn 800 tỷ đồng để thực hiện dự án bất động sản cao cấp trên khu đất có diện tích 6.274,5 m2 tại số 34-42 Chu Mạnh Trinh và 33 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1.

Screen Shot 2018-09-22 at 12.44.31 PM

Dự án từng được giới thiệu với cái tên TNR Goldmark Premium đã được chuyển nhượng cho một tập đoàn bất động sản lớn ở khu vực phía Nam. Ảnh chụp màn hình từ Google Maps

Đây là một trong những lô đất đẹp cuối cùng (đã được quy hoạch làm dự án) còn lại ở trung tâm TP.HCM. Do vậy không khó hiểu khi dự án thu hút sự chú ý của một loạt tên tuổi lớn trong lĩnh vực địa ốc.

Với sự cho phép của HĐTV Vinafood 2, doanh nghiệp dự án được thành lập ngày 18/11/2015. Tuy nhiên, chưa tới một tháng rưỡi, Vinafood 2 ngày 31/12/2015 đã nhượng lại toàn bộ 20% cho đối tác. Dù vậy, nhà đầu tư này cũng chỉ duy trì ảnh hưởng tuyệt đối tại đất vàng Chu Mạnh Trinh trong hai tháng tiếp theo, trước khi chuyển nhượng cho CTCP Bất động sản Mùa Đông - một doanh nghiệp có trụ sở tại số 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội vào đầu tháng 2/2016.

Trong năm 2016, lô đất này từng được giới thiệu phát triển tổ hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ hạng sang với tên gọi Goldmark Premium.

Tới cuối tháng 1/2017, dự án tiếp tục đổi chủ, khi hai nhà đầu tư mới nắm 100% vốn là CTCP Đầu tư BOB và CTCP Saigon Dimensions cùng có trụ sở tại lầu 2 số 3-5-7 Nguyễn Huệ, Quận 1.

Hai doanh nghiệp này cũng gần như có cùng cơ cấu ban lãnh đạo. Bà Trương Thị Cẩm Giang, sinh năm 1990, là Tổng giám đốc Công ty BOB đồng thời là Thành viên HĐQT Saigon Dimensions. Bà Giang còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư BĐS Phú Quang Minh (trụ sở tại 3-5-7 Nguyễn Huệ) - nơi ông Thái Minh Duy làm tổng giám đốc.

Ông Duy, như đã đề cập ở bài viết gần đây, là cổ đông sáng lập của CTCP An Hưng Gia Phát - do ông Đặng Thanh Hải sở hữu 80% cổ phần. Ông Hải là mắt xích phụ trách nhiều pháp nhân quan trọng trong hệ thống các doanh nghiệp chằng chịt của tập đoàn đứng sau thương vụ mua lại dự án 34-42 Chu Mạnh Trinh.

Trong số đó, ông Hải hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Vạn Vạn An - doanh nghiệp có ba cổ đông sáng lập là Trương Mễ (5%), Hồ Bửu Phương (5%) và tập đoàn bất động sản đang được đề cập.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26323.00 26429.00 27594.00
GBP 30788.00 30974.00 31925.00
HKD 3099.00 3111.00 3212.00
CHF 27288.00 27398.00 28260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15895.00 15959.00 16446.00
SGD 18115.00 18188.00 18730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17917.00 17989.00 18522.00
NZD   14768.00 15259.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3538.00 3670.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2274.00 2365.00
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ