Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Lấy tài nguyên nước làm gốc

Nhàđầutư
Dự thảo quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đề xuất phân loại vùng theo 3 khu vực khác nhau là vùng ngọt, vùng lợ, vùng mặn; từ đó mới phân cơ cấu kinh tế cho từng khu vực.
ANH PHONG
23, Tháng 11, 2020 | 21:06

Nhàđầutư
Dự thảo quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đề xuất phân loại vùng theo 3 khu vực khác nhau là vùng ngọt, vùng lợ, vùng mặn; từ đó mới phân cơ cấu kinh tế cho từng khu vực.

127483205_686304488991192_2799691809202250072_n

 

 

 

Để có cơ sở hoàn thiện dự thảo quy hoạch vùng ĐBSCL trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tổ chức thẩm định và phê duyệt trong tháng 12/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) sẽ tổ chức “Hội nghị Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” vào ngày 26/11 tới đây tại Cần Thơ. Hội nghị sẽ do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành Trương ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong vùng.

Họp báo trước thềm Hội nghị chiều 23/11, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, để chuẩn bị cho Hội nghị, Bộ đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, tọa đàm với các lãnh đạo từ TƯ đến địa phương, đặc biệt 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL cũng như chuyên gia trong nước quốc tế, do vậy, mục tiêu lớn nhất của Hội nghị là hướng đến là sự đồng thuận của các địa phương trong vùng.

Chia sẻ với báo giới, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đánh giá, ĐBSCL là vùng có đóng góp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của vùng càng ngày càng chậm so với các vùng khác. Nguyên nhân cũng đã được nhận diện do cơ cấu nông nghiệp trong phát triển kinh tế còn lớn, bên cạnh đó lại phải chịu nhiều thách thức, tổn thương bởi biến đổi khí hậu, hạ tầng liên kết còn yếu…

“Tuy nhiên trong dự thảo quy hoạch lần này, Bộ đã thể hiện quan điểm khá mới đối với vùng ĐBSCL so với trước đây, đó là không chỉ nhìn sâu vào các khó khăn, mà còn khai lộ các tiềm năng lợi thế, từ đó biến thách thức thành cơ hội dựa trên định hướng phát triển bền vững, phát triển tập trung, đầu tư hạ tầng đồng bộ, giải quyết bài toán liên kết vùng”, Thứ trưởng Phương nói.

Thứ trưởng cho biết, đa số ý‎‎ kiến thống nhất với quan điểm phát triển vùng ĐBSCL trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng về nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh, phát huy tiềm năng và lợi thế của các ngành kinh tế biển; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, chống chịu thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước theo phương châm “sống chung với nước ngọt, nước lợ và nước mặn”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phát triển loại hình giao thông đường sắt cho vùng, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, đây là vấn đề đang được cân nhắc và tham khảo ý kiến chuyên gia và địa phương. Hiện đã xuất hiện hai quan điểm quanh vấn đề này. Thứ nhất là cần xây dựng và phát triển hệ thống đường sắt vì hiện tại vùng chưa có, cùng với đó sẽ đáp ứng được năng lực vận tải lớn cho hàng hóa nông nghiệp với chi phí rẻ. Tuy nhiên thách thức đặt ra đã được các chuyên gia chỉ rõ là chi phí xây dựng đường sắt tại vùng ĐBSCL sẽ lớn hơn nhiều so với các vùng khác do nền đất yếu, cùng với việc phải xây dựng nhiều cầu riêng cho loại hình giao thông này.

“Nếu xây dựng được đường sắt cao tốc chỉ cần đoạn Cần thơ - TP.HCM thôi ý nghĩa đã vô cùng to lớn, nhưng chắc chắn phải cân nhắc kỹ bài toán được mất khi đặt ra vấn đề này. Do vậy, trước mắt giai đoạn 2021-2030 sẽ tập trung hoạn thiện các tuyến cao tốc đường bộ, phát triển đường sắt có thể đưa vào tầm nhìn 2050”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ