Quy định dành đất trong dự án nhà ở thương mại để xây nhà ở xã hội: Doanh nghiệp địa ốc nói gì?
Lãnh đạo các doanh nghiệp kiến nghị cần sửa đổi quy định, có cơ chế linh hoạt trong việc quy hoạch, phân bổ vị trí thực hiện các dự án nhà ở xã hội. Mặt khác, thay vì phải dành một phần đất thực hiện nhà ở xã hội thì có thể quy ra tiền để chủ đầu tư đóng góp vào ngân sách.
Quy định còn nhiều “bất cập”
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có báo cáo rà soát và đề xuất quy định tất cả dự án nhà ở thương mại đều phải dành một phần diện tích đất ở của dự án để phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở 2014.
Trong đó, HoREA cho rằng, tại khoản 2 điều 5 (mới) Nghị định số 100/2015/NĐ-CP quy định “chủ đầu tư không phải dành quỹ đất 20%” để làm nhà ở xã hội đối với các trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 2ha tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc nhỏ hơn 5ha tại các đô thị loại II và loại III, là không phù hợp trái với khoản 2 điều 16 Luật Nhà ở quy định “tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III thì chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ.
Khoản 5 điều 13 Luật Nhà ở 2014 quy định: "UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở”.
Lý giải về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nhận định, Luật Nhà ở 2014 chỉ có một cách hiểu đúng, đó là tất cả các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại tại các đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III và các đô thị còn lại đều phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ, hoặc UBND cấp tỉnh.
Chính vì thế nên điều 5 (cũ) Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đã quy định đúng, khi yêu cầu chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại “không phân biệt quy mô diện tích đất”, tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, điều 5 (mới) Nghị định số 100/2015/NĐ-CP không còn sử dụng cụm từ “không phân biệt quy mô diện tích đất” và lại quy định dự án nhà ở thương mại “nhỏ hơn 2 ha tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc nhỏ hơn 5 ha tại các đô thị loại II và loại III thì chủ đầu tư không phải dành quỹ đất 20% và có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất của dự án”.
“Có nghĩa là các dự án nhà ở thương mại dưới 2ha, hoặc dưới 5ha nêu trên thì không phải thực hiện nghĩa vụ dành một phần diện tích đất ở dự án để phát triển nhà ở xã hội, nên không phù hợp trái với Luật Nhà ở, quy định này lại gây ra tình trạng không công bằng giữa các dự án nhà ở thương mại”, ông Châu Lý giải.

Theo quy định của Luật Nhà ở 2014, tất cả dự án nhà ở thương mại đều phải dành một phần diện tích đất ở của dự án để phát triển nhà ở xã hội. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, ông Lê Hoàng Châu cũng đề nghị lưu ý trường hợp hoán đổi quỹ đất 20% do có sự thay đổi quy hoạch chi tiết của địa phương dẫn đến việc bố trí quỹ đất 20% không còn phù hợp.
Bởi lẽ, Luật Quy hoạch đô thị quy định “quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng”, hoặc quy định “chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư”, nên có thể dẫn đến tình trạng rất nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại sẽ căn cứ khoản 3 điều 5 (mới) Nghị định 100/2015/NĐ-CP để đề xuất hoán đổi quỹ đất 20% “vin” vào lý do không phù hợp quy hoạch.
Doanh nghiệp địa ốc gặp khó
Ở góc độ doanh nghiệp, trao đổi với Nhadautu.vn về quy định tất cả dự án nhà ở thương mại đều phải dành một phần diện tích đất ở của dự án để phát triển nhà ở xã hội, bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, chủ trương này có từ trước, tuy nhiên, khi đưa vào áp dụng thì tính khả thi không cao, bởi vì có nhiều bất cập trong thực tế.
Thứ nhất là có sự không đồng đều về cách phân bố môi trường sống, khiến chủ đầu tư rất khó khăn trong việc sắp xếp đối tượng, việc chủ đầu tư bán sản phẩm không chỉ đảm bảo về nhà ở mà cả chất lượng dịch vụ đi kèm, do đó hai khu vực khác nhau về chất lượng thì không có tính đồng bộ.
Thứ hai, hiện nay, doanh nghiệp địa ốc rất hạn chế đầu tư vào các dự án thuộc phân khúc nhà ở xã hội, dù quy định bắt buộc đa số phân khúc dưới 10ha phải xây dựng nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền, tuy nhiên, thực tế nếu vị trí các khu đất nằm trong khu vực nội đô, chủ đầu tư thường sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng các dự án cao cấp, cận cao cấp thay vì thực hiện những dự án nhà ở xã hội, nếu cùng lúc đưa vào hai phân khúc này trong một khu sẽ làm ảnh hưởng từ hai phía là cả chủ đầu tư và khách hàng.
“Việc đưa dự án nhà ở xã hội thực hiện trong khu nhà ở cao cấp mới nghe đã có sự mâu thuẫn, ở đây tôi không phân biệt giai cấp giàu nghèo, tuy nhiên, để cùng lúc thực hiện hai phân khúc trong một dự án sẽ gây nhiều bất cập về môi trường sống, giá cả, chất lượng dịch vụ, bởi cung cấp giữa hai bên không có sự đồng bộ”, bà Hương lý giải.
Trong khi đó, nói về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng Giám đốc Công ty CP Địa ốc Thắng Lợi (Thắng Lợi Group) cho rằng, Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, trong đó có gần 60 triệu người đang trong độ tuổi lao động, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ,… chính vì thế, nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Việc xây dựng các dự án nhà ở xã hội sẽ giúp đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nơi an cư dành cho người có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, một thực tế đang hiện hữu chính là sự mất cân đối cung – cầu, thị trường bất động sản tại các thành phố lớn đang dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, giá bán cao, nhưng lại thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà thương mại giá thấp, phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.
“Điều này hoàn toàn có thể hiểu được bởi quỹ đất tại các thành phố lớn hiện đang trong tình trạng vô cùng khan hiếm, chính sách siết chặt xây dựng dự án mới đã đẩy giá bán lên cao, do đó, nếu dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội sẽ vô hình chung tạo áp lực cho các chủ doanh nghiệp phát triển dự án”, ông Quyền nhận định.
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Thắng Lợi Group cũng chỉ ra những điểm tích cực và tiêu cực khi áp dụng quy định trên. Theo đó, về mặt tích cực, ông Quyền cho rằng, việc dành 20% quỹ đất trong dự án nhà thương mại để xây dựng nhà ở xã hội sẽ giải quyết bài toán nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Nhưng về mặt tiêu cực, việc dành đất làm nhà thương mại thì chủ đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn, nên vấn đề này đang bị bỏ lơ. Mặt khác, một số địa phương lại chọn địa điểm xây dựng nhà ở xã hội không phù hợp, dẫn đến không phát triển được dự án hoặc có phát triển dự án nhưng không có nhiều người mặn mà đến ở.
Cần sửa đổi phù hợp
Để đảm bảo sự công bằng cho tất cả các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại HoREA đề nghị Bộ Xây dựng và Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung trong quy định tất cả dự án nhà ở thương mại đều phải dành một phần diện tích đất ở của dự án để phát triển nhà ở xã hội.
Cụ thể, với trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 2ha tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc nhỏ hơn 5ha tại các đô thị loại II và loại III thì chủ đầu tư không phải dành quỹ đất 20% và có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cho toàn bộ diện tích đất của dự án theo quy định của pháp luật về đất đai được lựa chọn hình thức hoặc dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 1 điều này, hoặc nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% và xác định giá trị tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% tại dự án theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan; số tiền thu được phải bổ sung vào ngân sách địa phương dành để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.
HoREA cũng cho rằng, đối với trường hợp thuộc diện phải bố trí quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định nhưng do có sự thay đổi quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của địa phương dẫn đến việc bố trí quỹ đất 20% không còn phù hợp thì UBND cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định rõ vị trí, diện tích đất bố trí thay thế tại địa điểm khác trên phạm vi địa bàn.
Điều chỉnh quy hoạch đối với quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội tại dự án theo quy định của pháp luật quy hoạch, pháp luật đất đai và pháp luật có liên quan (nếu có).
Bên cạnh đó, thực hiện việc giao đất, cho thuê đất và xác định giá trị tiền sử dụng đất phải nộp đối với quỹ đất 20% tại dự án theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan; số tiền thu được phải bổ sung vào ngân sách địa phương dành để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn”.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Hương - Tổng giám đốc Đại Phúc Land đề nghị, các cơ quan chức năng cần sửa đổi quy định, nên có cơ chế linh hoạt trong việc quy hoạch, phân bổ vị trí thực hiện các dự án nhà ở xã hội, để chủ đầu tư có thể lựa chọn vị trí phù hợp. Mặt khác, thay vì bắt buộc phải dành một phần đất thì có thể quy ra thành tiền để chủ đầu tư đóng góp vào ngân sách thực hiện những dự án này.
“Nút thắt quan trọng nhất hiện nay vẫn là quy mô và vị trí thực hiện dự án, đặc biệt là trong khu vực nội thành chỉ phù hợp cho những dự án cao cấp, bởi giá trị, giá thành đầu vào nhưng vị trí này rất cao cho nên khi triển khai các dự án nhà ở xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế”, bà Nguyễn Hương nói.
Tương tự, theo ông Nguyễn Thanh Quyền, để thị trường bất động sản phát triển ổn định thì cần phải có các giải pháp đồng bộ cả về cơ chế, chính sách, về nguồn vốn đầu tư, quy trình thực hiện. Đặc biệt, cần rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp nhằm bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội.
Ngoài ra, ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi để phù hợp với khả năng chi trả của người mua, từ đó thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nhà ở xã hội và nhà thương mại giá thấp. Bên cạnh đó, các chủ đầu nên được khuyến khích phát triển và được tạo điều kiện để thực hiện triển khai nhà ở xã hội ngay tại các dự án của mình.
- Cùng chuyên mục
Chuyện chưa kể về 2 nhà máy sữa, đồ uống đạt trung hoà carbon của Tập đoàn TH
2 nhà máy của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn, Nghệ An là 2 nhà máy đầu tiên được Control Union trao chứng nhận trung hòa carbon tại Việt Nam.
Đầu tư - 11/05/2025 08:42
Nghệ An hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững
Trong định hướng phát triển của tỉnh Nghệ An, khu vực FDI đóng vai trò rất quan trọng, nhất là thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, đóng góp thu ngân sách và giải quyết việc làm. Trong thời tới, tỉnh này sẽ tập trung ưu tiên thu hút FDI theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Đầu tư - 11/05/2025 08:42
Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư
Bình Định vừa bổ sung 22 khu đất sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; trong đó, 8 khu đất sẽ được xây dựng nhà máy điện mặt trời, điện gió và điện địa nhiệt…
Đầu tư - 10/05/2025 15:54
Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam
Đà Nẵng lập hai tổ công tác nghiên cứu lấn biển tại vịnh Đà Nẵng và nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam.
Đầu tư - 10/05/2025 15:53
Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025
Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 16/5 tới tại Vienna (Áo) với sự tham dự của các tập đoàn hàng đầu về công nghệ cao và đổi mới sáng tạo của Áo và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn này được tổ chức tại châu Âu.
Đầu tư - 10/05/2025 12:41
Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?
VARS cho rằng, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển đột phá của thị trường bất động sản trong chu kỳ mới. Trong đó, các chủ thể của thị trường sẽ được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và thiết kế chính sách.
Đầu tư - 10/05/2025 12:40
Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.
Công nghệ - 10/05/2025 12:38
Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha
Dự án Trung tâm thương mại kết hợp kinh doanh văn phòng, hoạt động du lịch có tổng mức đầu tư tối thiểu hơn 3.900 tỷ đồng và có thời gian hoạt động 50 năm.
Đầu tư - 10/05/2025 11:07
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gần như "ngủ đông" mấy năm qua, thông tin Phú Quốc được chọn là địa điểm đăng cai APEC 2027 làm dấy hy vọng cho nhiều nhà đầu tư đã đang và sắp đầu tư ở thành phố này. Thậm chí, nhiều người còn hy vọng có sự bùng nổ giống như thị trường Đà Nẵng năm 2017 khi APEC cũng được diễn ra tại đây.
Đầu tư - 10/05/2025 07:36
Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế
Mặc dù niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm 2024 đã tăng lên đáng kể, song thủ tục hành chính vẫn là sự phiền hà lớn, trong đó quan ngại nhất vẫn là thủ tục hành chính thuế.
Đầu tư - 09/05/2025 17:37
Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT
Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.
Công nghệ - 09/05/2025 16:57
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
Đề án sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức trình Chính phủ, hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ.
Đầu tư - 09/05/2025 15:42
Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán
Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng được thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai.
Đầu tư - 09/05/2025 10:32
Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng
UBND TP. Huế vừa có thông báo thu hồi đất Dự án Khu quần thể sân golf Huế của CTCP Thiên An, tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.
Đầu tư - 09/05/2025 08:54
Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Thời gian qua, Bình Định xuất hiện tình trạng thiếu cát xây dựng, vì vậy, địa phương đánh giá việc nghiên cứu vật liệu mới và vật liệu thay thế để san nền phục vụ thi công các công trình là rất cấp thiết.
Đầu tư - 09/05/2025 08:53
RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam
Theo chuyên gia tại Đại học RMIT Việt Nam, các mức thuế mới của Mỹ có thể trở thành cú hích giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ quốc gia của Việt Nam.
Đầu tư - 09/05/2025 07:56
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago