Quốc hội đề nghị xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng

AN NGUYÊN
10:28 18/05/2020

Chính phủ dự kiến điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh tế, trong đó có giảm mức tăng GDP để chủ động trong điều hành. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, đánh giá và dự báo sát nhất tình hình kinh tế - xã hội năm 2020.

giam-thue-kich-cau-tieu-d

COVID-19 tác động không nhỏ tới nhiều ngành kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tiêu dùng trong nước.

Có thể xây dựng thêm kịch bản thứ ba

Trong khuôn khổ Phiên họp thứ 45, cuối tuần qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo Tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở giả định về diễn biến của COVID-19 và một số yếu tố khác, Chính phủ đã xây dựng hai kịch bản dự kiến về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020.

Kịch bản 1: Thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế, kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam cơ bản khống chế, kiểm soát dịch trong quý III/2020. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) dự kiến tăng khoảng 4,4 - 5,2% so với năm 2019 (thấp hơn 1,6 - 2,4 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra).

Kịch bản 2: Thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế, kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam cơ bản khống chế, kiểm soát dịch trong quý IV/2020. Theo đó, GDP dự kiến tăng khoảng 3,6 - 4,4% so với năm 2019 (thấp hơn 2,4 - 3,2 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra).

Sau thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ có thể xây dựng thêm một kịch bản thứ ba với dự báo xấu nhất để từ đó có những giải pháp thích ứng.

Đó là làn sóng thứ hai của COVID-19 có khả năng quay lại vào mùa thu đông năm 2020 và thế giới chưa thể dập dịch trong năm nay. Vì chưa có vắc-xin, nên COVID-19 còn có thể kéo dài đến năm 2021, kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo đó, tăng trưởng chỉ có thể đạt mức 3%, kéo theo thách thức trong việc hoàn thành các chỉ tiêu vĩ mô và các cân đối lớn, nhất là hụt thu ngân sách, bội chi ngân sách, nợ công sẽ ở mức cao hơn so với kịch bản 1 và kịch bản 2 mà Chính phủ đã nêu.

Điều chỉnh khi được cho phép

Cùng với 2 kịch bản, Chính phủ cho rằng, yêu cầu điều chỉnh mục tiêu của năm 2020 là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế khách quan.

Dự kiến, những chỉ tiêu cần điều chỉnh là: GDP tăng khoảng 4,5% (chỉ tiêu Quốc hội giao là 6,8%); tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2020 khoảng 4% (Quốc hội quyết định là dưới 4%); tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4% (chỉ tiêu được Quốc hội quyết khoảng 7%); tổng thu ngân sách nhà nước giảm 163.000 tỷ đồng so với dự toán được giao.

Chính phủ cũng dự kiến, bội chi ngân sách nhà nước bằng khoảng 4,75% GDP (tăng 1,31% so với mục tiêu đề ra), tỷ lệ nợ công bằng khoảng 55,5% GDP (tăng 3,2% so với mức đã được quyết định).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, vừa rồi, Nghị quyết Trung ương nêu rõ: phấn đấu nỗ lực để thực hiện đạt mức cao nhất. Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, nếu đặt vấn đề điều chỉnh, thì phải làm lại quy trình, xin ý kiến cấp có thẩm quyền, trong khi chỉ mấy ngày nữa, Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ 9.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo, Chính phủ chưa đặt vấn đề trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu, mà đang dự báo các kịch bản khác nhau và dự kiến điều chỉnh GDP tăng ở mức khoảng 4,5% để chủ động trong điều hành.

“Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị Đề án về chủ động ứng phó với dịch bệnh và phục hồi nền kinh tế trong tình hình mới, trong đó có cả dự báo tình hình cũng như dự kiến về kịch bản đang xin điều chỉnh. Dựa trên chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ sẽ trình Quốc hội nếu Bộ Chính trị cho phép”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin.

Sốt ruột giải ngân đầu tư công

Trước khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Ủy ban Kinh tế. Cả hai ủy ban đều sốt ruột với tiến độ giải ngân vốn đầu tư công quá chậm.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng thừa nhận, tồn tại lớn trong điều hành năm 2019 là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước vẫn chậm, cả năm đạt khoảng 70,8% dự toán, còn khoảng 128.960 tỷ đồng vốn chưa giải ngân phải chuyển nguồn sang năm 2020.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng sốt ruột. Ông nói: “Những dự án lớn đã có nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, đã phê duyệt rồi, nhưng đến bây giờ rất chậm. Ví dụ, đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sân bay quốc tế Long Thành đã tách ra thành hai dự án, nhưng giải ngân vẫn chưa đến 10% vốn đầu tư công. Rồi bao nhiêu công trình, dự án khác như đường sắt TP.HCM, đường sắt Hà Nội...”.

Về nguyên nhân chậm trễ, có ý kiến cho rằng, do quy định bất cập của pháp luật, không có quy định điều chỉnh vốn giữa các dự án, các bộ, các tỉnh, nhưng Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định, việc chậm trễ không phải do luật, vì vừa qua, Thường vụ Quốc hội đã điều chỉnh vốn từ bộ này sang bộ kia, tỉnh này qua tỉnh khác, dự án này qua dự án khác trên cơ sở đề nghị của các bộ.

“Tôi nghĩ, do tổ chức thực hiện hiện nay rất có vấn đề, chưa đồng bộ, chưa quyết liệt, chưa phối hợp chặt chẽ với nhau để có thể cùng nhau tháo gỡ những nút thắt và đẩy nhanh tiến độ”, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định.

Để làm rõ thêm, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích, trong lúc đặt mục tiêu đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân và Quốc hội đang chuẩn bị thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), thì có dự án dù đã có nhà đầu tư, đã phê duyệt đấu thầu sơ tuyển, rồi lại chuyển sang đầu tư công.

“Tại sao chúng ta không dùng tiền đầu tư công đó để đầu tư những dự án khác có thể phát huy được hiệu quả. Ví dụ, hai đường băng ở Tân Sân Nhất và Nội Bài mà Thường vụ đã đề cập rất kỹ cần phải sửa chữa, nâng cấp. Trong điều kiện dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề, thì tại sao không dùng vốn đầu tư công để làm nhanh việc đó, hay những dự án đường sắt đã có, đang dang dở, bây giờ tập trung vốn vào cho xong”, ông Lưu nêu vấn đề.

Tại Phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, liên quan đến tình hình Biển Đông, theo Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy, thời gian gần đây, Trung Quốc mạnh tay hơn và hành xử áp đặt rõ ràng hơn, đặc biệt là đã lập đơn vị hành chính, quân sự hóa biển đảo. Ông Túy cho rằng, phải có kịch bản ứng phó với vấn đề này, nếu không, sẽ tác động rất lớn đến tính hình phát triển kinh tế chung của đất nước.

Về điều hành kinh tế trong 4 tháng đầu năm, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhận xét, cần phải rút kinh nghiệm về việc điều hành xuất khẩu gạo tham mưu không tập trung thống nhất. Cụ thể, Chính phủ vừa thông báo ngừng xuất khẩu gạo, nhưng 2 ngày sau thì thông báo cho xuất khẩu lại và 1 tuần sau “mở tung” xuất khẩu gạo. Điều này cho thấy, công tác điều hành liên quan đến việc xuất khẩu gạo của các bộ, ngành liên quan chưa được chuẩn xác.

(Theo Đầu tư)

  • Cùng chuyên mục
'Ông lớn' dầu khí Nga cùng PVN xây dựng chuỗi cung ứng khí hóa lỏng tại Việt Nam

'Ông lớn' dầu khí Nga cùng PVN xây dựng chuỗi cung ứng khí hóa lỏng tại Việt Nam

Zarubezhneft và PVN cũng đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các dự án năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi và hydrogen xanh.

Đầu tư - 12/05/2025 06:45

Đà Nẵng tìm nhà đầu tư Phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ

Đà Nẵng tìm nhà đầu tư Phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ

Dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng có vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng. Dự án hướng đến việc nghiên cứu, phát triển vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Đầu tư - 12/05/2025 06:45

Một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vốn góp tại ABC Nghệ An

Một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vốn góp tại ABC Nghệ An

Sở Nông nghiệp và Môi trưởng tỉnh Nghệ An đề nghị làm rõ việc công ty TEXPLUS LIMITED đăng ký mua phần vốn góp vào CTCP ABC Nghệ An.

Đầu tư - 11/05/2025 16:26

Huế sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2025

Huế sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2025

TP. Huế sẽ tổ chức đấu giá 92 lô đất, khu đất với tổng diện tích gần 87.400 m2, dự kiến thu về khoảng 1.942 tỷ đồng.

Đầu tư - 11/05/2025 15:17

Đón cơ chế đặc thù, đặc biệt cho đầu tư đường sắt

Đón cơ chế đặc thù, đặc biệt cho đầu tư đường sắt

Nếu được Quốc hội thông qua, bộ cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về đầu tư hạ tầng đường sắt sẽ tạo ra bước tiến thần tốc trong việc triển khai các đại dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị với tổng vốn lên tới hơn 5,5 triệu tỷ đồng.

Đầu tư - 11/05/2025 15:16

Lối mở cho các dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Dung Quất

Lối mở cho các dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Dung Quất

Hiện nay tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi có 12 dự án chậm tiến độ; trong đó, có 7 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất.

Đầu tư - 11/05/2025 15:16

Chuyện chưa kể về 2 nhà máy sữa, đồ uống đạt trung hoà carbon của Tập đoàn TH

Chuyện chưa kể về 2 nhà máy sữa, đồ uống đạt trung hoà carbon của Tập đoàn TH

2 nhà máy của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn, Nghệ An là 2 nhà máy đầu tiên được Control Union trao chứng nhận trung hòa carbon tại Việt Nam.

Đầu tư - 11/05/2025 08:42

Nghệ An hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững

Nghệ An hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững

Trong định hướng phát triển của tỉnh Nghệ An, khu vực FDI đóng vai trò rất quan trọng, nhất là thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, đóng góp thu ngân sách và giải quyết việc làm. Trong thời tới, tỉnh này sẽ tập trung ưu tiên thu hút FDI theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Đầu tư - 11/05/2025 08:42

Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư

Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư

Bình Định vừa bổ sung 22 khu đất sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; trong đó, 8 khu đất sẽ được xây dựng nhà máy điện mặt trời, điện gió và điện địa nhiệt…

Đầu tư - 10/05/2025 15:54

Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam

Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam

Đà Nẵng lập hai tổ công tác nghiên cứu lấn biển tại vịnh Đà Nẵng và nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam.

Đầu tư - 10/05/2025 15:53

Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025

Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025

Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 16/5 tới tại Vienna (Áo) với sự tham dự của các tập đoàn hàng đầu về công nghệ cao và đổi mới sáng tạo của Áo và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn này được tổ chức tại châu Âu.

Đầu tư - 10/05/2025 12:41

Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?

Nghị quyết 68: Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp địa ốc?

VARS cho rằng, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển đột phá của thị trường bất động sản trong chu kỳ mới. Trong đó, các chủ thể của thị trường sẽ được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và thiết kế chính sách.

Đầu tư - 10/05/2025 12:40

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Việt Nam có thể dẫn đầu thế giới nếu làm AI sức khoẻ

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nguồn dữ liệu sức khoẻ và có thể dẫn đầu thế giới nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) về chăm sóc sức khoẻ.

Công nghệ - 10/05/2025 12:38

Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha

Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha

Dự án Trung tâm thương mại kết hợp kinh doanh văn phòng, hoạt động du lịch có tổng mức đầu tư tối thiểu hơn 3.900 tỷ đồng và có thời gian hoạt động 50 năm.

Đầu tư - 10/05/2025 11:07

APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?

APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gần như "ngủ đông" mấy năm qua, thông tin Phú Quốc được chọn là địa điểm đăng cai APEC 2027 làm dấy hy vọng cho nhiều nhà đầu tư đã đang và sắp đầu tư ở thành phố này. Thậm chí, nhiều người còn hy vọng có sự bùng nổ giống như thị trường Đà Nẵng năm 2017 khi APEC cũng được diễn ra tại đây.

Đầu tư - 10/05/2025 07:36

Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế

Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế

Mặc dù niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm 2024 đã tăng lên đáng kể, song thủ tục hành chính vẫn là sự phiền hà lớn, trong đó quan ngại nhất vẫn là thủ tục hành chính thuế.

Đầu tư - 09/05/2025 17:37