Nếu cần thiết, có thể trình Quốc hội tăng bội chi

NGUYỄN LÊ
10:11 07/05/2020

Báo cáo về tác động của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam và các biện pháp trong thời gian tới vừa được Uỷ ban Kinh tế Quốc hội gửi đến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Trong trường hợp cần thiết phải đề nghị Quốc hội cho phép tăng bội chi so với mức 3,44% GDP đã được Quốc hội dự toán, Uỷ ban Kinh tế tính đến khả năng cân đối ngân sách trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế.

Ba khả năng chặn suy thoái kinh tế

Tại báo cáo này, ngoài tình hình và chính sách ứng phó về kinh tế trước dại dịch Covid- 19, Uỷ ban Kinh tế còn đề cập kịch bản tăng trưởng và giải pháp trong thời gian tới.

Theo Uỷ ban Kinh tế, đến đầu tháng 5/2020 đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trong cộng đồng, tuy nhiên, kinh tế Việt Nam chỉ có thể hồi phục hoàn toàn khi các nước trên thế giới khống chế được dịch bệnh (nhất là những nước là đối tác thương mại đầu tư quan trọng của Việt Nam). Do vậy, các kịch bản kinh tế được đưa ra đều gắn với khả năng ngăn chặn dịch bệnh của các nước trên thế giới.

neu-can-thiet-co-the-trinh-quoc-hoi-tang-boi-chi1588772099

Có thể trình Quốc hội tăng bội chi ngân sách

Một số tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, còn ở trong nước, đến nay, Chính phủ chưa đưa ra kịch bản cụ thể đối với tăng trưởng kinh tế năm 2020 cũng như việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác do tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, một số cơ quan, tổ chức cũng có những dự báo về GDP của Việt Nam năm 2020.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra các kịch bản cho nền kinh tế được xây dựng dựa trên những dự báo về dịch Covid-19 sẽ kéo dài tới hết quý 2 và hết quý 3/2020 với dự báo tăng trưởng GDP giảm tương ứng còn 5,3% và khoảng 5%. Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV đưa ra 3 kịch bản theo hướng Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh từ quý 2/2020 (kịch bản cơ sở), thế giới kiểm soát được đại dịch vào quý 3/2020 (kịch bản tích cực) và thế giới không được kiểm soát đến hết quý 3 (kịch bản tiêu cực), theo đó, GDP Việt Nam năm 2020 giảm tương ứng còn 4,81 - 5,01%, 5,4 - 5,6% và 4,07 - 4,42%. Ban Kinh tế Trung ương cũng đưa ra dự báo theo 3 kịch bản (lạc quan, trung tính, bi quan), với dự báo GDP Việt Nam tương ứng khoảng 5,25% - 3,9% và 2,9%.

Uỷ ban Kinh tế cho rằng, nền kinh tế Việt Nam dù thuộc kịch bản nào, thì khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% và một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm 2020 là thách thức rất lớn. Tuy nhiên, niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế sau khi đại dịch được kiểm soát cũng rất rõ ràng . Việt Nam có thể chặn được suy thoái kinh tế nhờ: khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh lây lan trên diện rộng; chính sách kích thích kinh tế kịp thời, điều chỉnh chính sách tiền tệ, thuế quan linh hoạt; năng lực kháng chịu của nền kinh tế trước cú sốc tương đối tốt với mức nợ thấp, dữ trữ ngoại hối được tăng cường.

Tăng đầu tư công là biện pháp hữu hiệu

Về giải pháp thời gian tới, Uỷ ban Kinh tế cho rằng trong tổ chức thực hiện các gói hỗ trợ sản xuất cần ban hành ngay các hướng dẫn, tiêu chí để có cơ sở rà soát, xác định đúng đối tượng hưởng lợi của gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, nhất là các đối tượng khó xác định như lao động tự do.

Bên cạnh đó là giãn, hoãn, miễn giảm tiền thuế đất; giãn, hoãn tiến độ nộp các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, phí, lệ phí; miễn, giảm các khoản phải nộp theo thẩm quyền và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 đối với những biện pháp giảm thuế, phí và thu ngân sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Giải pháp tiếp theo là khẩn trương hướng dẫn triển khai các chương trình hỗ trợ về tín dụng để bảo đảm tính nhất quán và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn kịp thời. Thực hiện có hiệu quả chính sách giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp (bao gồm cả khoản vay mới và khoản vay hiện hữu).

Trong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp, khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 còn có thể kéo dài, cần phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý để kích thích, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, Uỷ ban Kinh tế nêu quan điểm.

Cơ quan chủ trì thẩm tra các vấn đề kinh tế cũng nhấn mạnh cần kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiềm chế lạm phát, ổn định tài chính, tiền tệ và hệ thống ngân hàng. Không điều chỉnh tăng giá và thực hiện giảm giá khi có điều kiện đối với giá các mặt hàng thiết yếu và chịu sự quản lý của Nhà nước trong năm 2020.

Tranh thủ tối đa mặt thuận của giá dầu thấp trong điều hành kinh tế vĩ mô, tài khóa – tiền tệ để hỗ trợ sản xuất, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đặc biệt là các doanh nghiệp chịu tác động lớn như trong lĩnh vực hàng không, du lịch, dệt may, da giày, logistic, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh… theo hướng trước mắt hỗ trợ ngay việc giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dịch bệnh khiến các kênh đầu tư khác giảm sút, do vậy đầu tư công, với số vốn có sẵn gần 700 nghìn tỷ đồng và có thể tăng thêm, là biện pháp hữu hiệu để kích thích nền kinh tế phục hồi, Uỷ ban Kinh tế nhận định.

Trong bối cảnh này, theo cơ quan của Quốc hội, cần cân đối lại các khoản chi ngân sách, thực hiện đúng nguyên tắc “trường hợp giảm thu phải giảm chi tương ứng”. Trong trường hợp cần thiết phải đề nghị Quốc hội cho phép tăng bội chi so với mức 3,44% GDP đã được Quốc hội dự toán, đàm phán, tiếp cận một số khoản vay có chi phí thấp từ các tổ chức quốc tế để góp phần giảm áp lực vay trong nước.

Theo Báo Đầu tư

  • Cùng chuyên mục
Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.

Tài chính - 08/05/2025 17:12

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.

Tài chính - 08/05/2025 16:20

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.

Tài chính - 08/05/2025 13:50

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.

Tài chính - 08/05/2025 08:35

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.

Tài chính - 07/05/2025 17:22

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.

Tài chính - 07/05/2025 11:39

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.

Tài chính - 07/05/2025 09:02

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.

Tài chính - 07/05/2025 08:58

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Tài chính - 07/05/2025 08:51

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…

Tài chính - 07/05/2025 07:55

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.

Tài chính - 06/05/2025 15:41

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 06/05/2025 11:11

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Quý I lượng trái phiếu đáo hạn không lớn nhưng sẽ tăng dần trong các quý còn lại của năm, đặc biệt là quý III và IV. Trong đó, bất động sản chiếm phân nửa với hơn 100.000 tỷ đồng.

Tài chính - 05/05/2025 16:33

Cần sự 'khác biệt' để định vị thương hiệu ngân hàng Việt

Cần sự 'khác biệt' để định vị thương hiệu ngân hàng Việt

GS. John A. Quelch, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard cho biết, đa số thương hiệu ngân hàng Việt đều khá giống nhau. Cần có sự khác biệt để định vị thương hiệu ngân hàng tốt hơn.

Tài chính - 05/05/2025 16:10