Quảng Nam 'trải thảm đỏ' đối với những nhà đầu tư chân chính

Nhàđầutư
Nếu như trước đây, tỉnh Quảng Nam thu hút đầu tư với cơ chế thoáng mở thì nay đã có sự sàng lọc chặt chẽ và chỉ "trải thảm đỏ" đối với những nhà đầu tư chân chính.
VĂN DŨNG
30, Tháng 12, 2019 | 07:46

Nhàđầutư
Nếu như trước đây, tỉnh Quảng Nam thu hút đầu tư với cơ chế thoáng mở thì nay đã có sự sàng lọc chặt chẽ và chỉ "trải thảm đỏ" đối với những nhà đầu tư chân chính.

Khu Công nghiệp Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hình thành trên vùng cát trắng, tổng diện tích 197ha. Sau 4 năm hoạt động đã thu hút 23 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư 515 triệu USD, trong đó, có 15 doanh nghiệp Hàn Quốc.

Đây là khu công nghiệp đầu tiên ở tỉnh Quảng Nam có định hướng bố trí ngành nghề, gồm may mặc, cơ khí, điện tử và các lĩnh vực công nghệ cao.

Những doanh nghiệp đầu tư vào đây được địa phương tạo mọi điều kiện về thủ tục, tiền thuê đất… với điều kiện phải đưa ra thời hạn cam kết hoàn thành dự án. Đây là điều mà UBND tỉnh Quảng Nam rút kinh nghiệm từ một số dự án trước, khi khởi công rầm rộ nhưng sau đó lại đắp chiếu dài hạn.

Ông Deo Kyun Han, Tổng Giám đốc Công ty DH Textile, Hàn Quốc cho biết, khi doanh nghiệp của ông đầu tư vào Khu Công nghiệp này cũng là lúc mà diện tích cho thuê đất đã chật.

tam thang

Khu Công nghiệp Tam Thăng đã thu hút 23 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư 515 triệu USD, trong đó, có 15 doanh nghiệp Hàn Quốc. (Ảnh: internet)

“Với phương châm giải tỏa đến đâu, triển khai dự án đến đó nên doanh nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền và người dân địa phương”, ông Deo Kyun Han.

Theo ông Deo Kyun Han, Công ty DH Textile đã cam kết với địa phương sẽ hoàn thành dự án sớm nhất có thể, và chỉ trong 6 tháng đã xây dựng xong nhà xưởng chuẩn bị đưa vào hoạt động.

Ông Nguyễn Hồng Nhân, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển hạ tầng KCN Chu Lai cho biết, sau hơn 4 năm triển khai xây dựng Khu Công nghiệp Tam Thăng, đến nay với sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên công ty cũng như ban lãnh đạo Hội đồng thành viên công ty, hiện tại đã bồi thường được 152ha/197ha và đã đầu tư toàn bộ hạ tầng theo diện tích đã được bồi thường, tạo ra được quỹ công nghiệp cho thuê khoảng 127ha.

Theo ông Nhân, đạt được kết quả như thế trong khoảng thời gian 4 năm là nỗ lực rất lớn của công ty, cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt có sự hỗ trợ và đồng thuận của tất cả nhân dân vùng dự án.

Khu Công nghiệp Tam Thăng có khoảng 23 dự án đầu tư, trong đó có khoảng 15 dự án của các doanh nghiệp từ Hàn Quốc đến đầu tư. “Tốc độ đầu tư của các doanh nghiệp nay rất nhanh, khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và làm các thủ tục cấp giấy phép xây dựng thì họ tiến hành triển khai xây dựng ngay và trong vòng từ 6 – 8 thì đạt được những kết quả như họ đã đề ra đề đưa dự án sớm vào hoạt động và tạo ra doanh thu”, ông Nhân nói.

Khu Kinh tế mở Chu Lai với 5 khu công nghiệp, 3 khu cảng và logistics, các khu phi thuế quan gắn với sân bay Chu Lai, cảng Tam Hiệp, Tam Hòa; khu du lịch, dịch vụ trải dài ven biển. Đến nay, Khu Kinh tế mở Chu Lai thu hút 169 dự án đầu tư, tổng vốn hơn 116.000 tỷ đồng. Tại đây có 50 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 772 triệu USD.

KTM-Chu-Lai-27ha

Khu kinh tế mở Chu Lai. Ảnh: internet

Theo ông Đặng Phong, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cho biết, vùng Đông Nam và Khu Kinh tế mở Chu Lai được tỉnh Quảng Nam ưu tiên 6 nhóm dự án trọng điểm gắn với các nhà đầu tư chiến lược. Các nhóm dự án này có tổng quy mô sử dụng đất khoảng 10.000ha trải dài qua 4 địa phương gồm các huyện, thành phố Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành.

“Quảng Nam vẫn đang trải thảm đỏ đối với những nhà đầu tư chân chính và có công nghệ sạch, dự án sạch đến đầu tư trên địa bàn tỉnh, theo đúng cơ chế ưu đãi chung của Chính phủ quy định. Mình chỉ có sự nhiệt tình tạo ra những thủ tục hành chính nhanh nhất”, ông Đặng Phong nói.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, nhiều nhà đầu tư ban đầu xét thấy đủ năng lực, nhưng do đầu tư dàn trải nên khi gặp khó khăn đối với các dự án đang triển khai ở những nơi khác sẽ tác động đến dự án triển khai trên địa bàn tỉnh. Do đó, việc đánh giá năng lực của các nhà đầu tư cần phải thận trọng.

“Mặc dù tỉnh đã ban hành Quyết định 19 cũng khá thông thoáng so với quy định của Chính phủ nhưng trong thực tế vẫn có những vướng mắc nhất định. Tỉnh Quảng Nam cũng dự kiến thành lập tổ công tác đặc biệt xuống từng địa bàn để tháo gỡ, như thế mới đẩy nhanh tiến độ được”, ông Thanh nói.

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam có gần 190 dự án FDI, với tổng mức đầu tư 5,9 tỷ USD cùng với hàng nghìn dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, tỉnh Quảng Nam đang dần trở thành "bến đỗ" của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ