Quảng Nam hội tụ nhiều yếu tố để xây dựng đô thị sinh thái, bền vững

Nhàđầutư
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh nhận định, địa phương hội tụ nhiều điều kiện để phát triển đô thị như phía bắc giáp TP. Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp nước bạn Lào và phía Đông giáp biển Đông.
THANH ĐỨC
25, Tháng 06, 2022 | 15:23

Nhàđầutư
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh nhận định, địa phương hội tụ nhiều điều kiện để phát triển đô thị như phía bắc giáp TP. Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp nước bạn Lào và phía Đông giáp biển Đông.

Hội tụ nhiều điều kiện để phát triển đô thị

Ngày 25/6, tại TP. Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo "Quy hoạch xây dựng đô thị ven biển, ven sông tỉnh Quảng Nam theo hướng sinh thái và bền vững".

Hội thảo nhằm góp phần phát triển đô thị ven biển Duyên hải Miền Trung theo hướng tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường nhấn mạnh, Quảng Nam có đầy đủ biên giới, hải đảo, sân bay, cảng biển, đồng bằng, miền núi. Sau 25 năm chia tách tỉnh, hầu hết các đô thị trên địa bàn tỉnh đã có bước đột phá. Trong quá trình phát triển, các địa phương cũng đã tích cực học tập, đúc kết kinh nghiệm từ nhiều thành phố trên cả nước, nước ngoài, xây dựng đô thị theo hướng bền vững.

Các bộ, ngành trung ương, đơn vị, hiệp hội đã tham gia hỗ trợ địa phương ngay từ đầu trong quy hoạch. Đô thị là khu vực đóng góp GDP lớn nhất cho tỉnh, với lợi thế nhiều vùng đất ven sông, ven biển khá đắc địa. 

Anh 1 (4)

Hội thảo “Quy hoạch xây dựng đô thị ven biển, ven sông tỉnh Quảng Nam theo hướng sinh thái và bền vững”. Ảnh: Thanh Đức.

Ông Phan Việt Cường cho rằng, khu vực đô thị ven sông, ven biển nếu được quy hoạch, phát triển đúng hướng, bền vững, sẽ giúp Quảng Nam đi trước, đón đầu, duy trì nhịp độ phát triển. Đây cũng là một trong các hoạt động để thực hiện Nghị quyết 06 năm 2022 của Bộ Chính trị.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho hay, hội thảo là cơ hội để địa phương lắng nghe góp ý của các chuyên gia, nhà nghiên cứu đối với sự phát triển quy hoạch đô thị tại Quảng Nam.

Hiện nay tỉnh Quảng Nam đang lập quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Dự kiến việc quy hoạch tỉnh sẽ hoàn thành vào quý I năm 2023 và trình Thủ tướng phê duyệt vào giữa năm 2023. Đây là lần đầu tiên địa phương lập quy hoạch chi tiết về phát triển đô thị.

"Đầu tháng 6 vừa qua, chúng tôi đã tổ chức hội thảo trong 2 ngày để lấy ý kiến về quy hoạch tỉnh Quảng Nam với các chuyên gia trong và ngoài nước. Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức các hội thảo sâu hơn về các vấn đề cần thiết được làm rõ trong quy hoạch. Trong đó có vấn đề rất quan trọng được đặt ra là vấn đề phát triển đô thị Quảng Nam như thế nào, bàn về thời cơ, thuận lợi khó khăn, thách thức đối với việc quy hoạch và phát triển đô thị trong mối quan hệ với các đô thị vùng kinh tế trọng điểm miền trung", ông Thanh nhấn mạnh. 

Anh 2 (3)

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường phát biểu khai mạc. Ảnh: Thanh Đức.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh nhận định, địa phương hội tụ nhiều điều kiện để phát triển đô thị như phía bắc giáp TP. Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp nước bạn Lào và phía Đông giáp biển Đông.

"Đối với Quảng Nam chúng tôi có đô thị hiện hữu tiếp giáp với TP. Đà Nẵng cho đến Quảng Ngãi. Điện Bàn với vị trí địa lý như là không gian mở rộng về phía Nam của đô thị Đà Nẵng, mở rộng về phía Bắc của Hội An", ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, TP. Hội An sẽ mở rộng đô thị về phía Bắc là Điện Bàn. Lý do đầu tiên là Hội An phía Nam tiếp giáp sông Thu Bồn, cho nên không thể mở rộng. Thứ 2 đô thị di sản Hội An là di sản văn hóa thế giới đang chịu áp lực rất lớn, sức chịu tải của vùng lõi có thể nói là lớn nhất cả nước bây giờ và cả sau này.

Chính vì thế để duy trì và phát triển, bảo tồn đô thị Hội An cần giải quyết những vấn đề áp lực đối với đô thị cổ. Đó là vấn đề cần phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp. Nếu không chính sự phát triển nội tại, sự phát triển về du lịch sẽ làm gia tăng quá trình huy hoại đô thị di sản này.

Đối với TP. Tam Kỳ, ông Thanh cho hay, với chính chất là đô thị hành chính của tỉnh Quảng Nam, trong tương lai có thể mở rộng ra Phú Ninh, Núi Thành trở thành không gian mới để có thể công nhận là đô thị loại 1. Đây là đặc thù của đô thị hành chính. Như vậy làm thế nào để Tam Kỳ là đô thị trung tâm, nhưng cũng là nơi để liên kết, tạo sự thúc đẩy kinh tế vùng. 

Anh 3 (5)

KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam đóng góp ý kiến cho tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Thanh Đức.

Nhiều thách thức cho Quảng Nam

Phát biểu tham luận tại hội thảo, PGS.TS Hoàng Mạnh Nguyên, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển đô thị xanh Việt Nam cho rằng, Quảng Nam là địa phương có bờ biển dài. Đây là lợi thế để phát triển kinh tế hướng ra biển khi những năm gần đây nhiều dự án lớn, nhiều đô thị ven biển đã dần hình thành.

"Trong giai đoạn 2020-2025 Quảng Nam đã định hướng tập trung phát triển toàn diện khu vực ven biển của tỉnh, với mục đích thành một khu vực quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với hệ sinh thái, văn hóa đa dạng; kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học và công nghệ.

Quy hoạch Quảng Nam có thể nhận diện ba khu vực tiêu biểu cho phát triển là vùng đô thị phía Đông Nam gắn với tỉnh lỵ và Khu kinh tế mở Chu Lai; vùng đô thị phía Đông Bắc gắn với đô thị cổ Hội An, Điện Bàn… Những năm qua, Quảng Nam phát triển theo hướng phát triển kinh tế du lịch biển", PGS.TS Hoàng Mạnh Nguyên nhận định.

Theo KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, Quảng Nam là một trong số ít các tỉnh Trung Bộ sớm lập đầy đủ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh để kiểm soát phát triển hệ thống đô thị của tỉnh. Mạng lưới đô thị; vai trò chức năng; trình độ phát triển xã hội; phát triển đô thị từng bước hình thành rõ nét; cơ cấu loại đô thị tương đối hợp lý.

Giữa đô thị và nông thôn có được mối liên kết hỗ trợ nhau, đảm bảo cho sự phát triển chung. Chuỗi đô thị ven biển đang giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, gồm đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (Điện Bàn), TP. Hội An, vệt du lịch cao cấp ven biển Hội An - Điện Ngọc, đô thị Nam Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai - Núi Thành.

Đối với du lịch, tỉnh Quảng Nam cũng ban hành Bộ Tiêu chí du lịch xanh được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tiêu chí của 25 bộ tiêu chí du lịch bền vững được áp dụng trên phạm vi quốc tế và được điều chỉnh để phù hợp với doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ và điều kiện kinh doanh thực tế tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo KTS Trần Ngọc Chính, hiện nay việc phát triển đô thị nói chung và đô thị ven biển ở Quảng Nam vẫn còn đang tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất đó là tính ổn định trong phát triển theo quy hoạch xây dựng chưa cao. Thứ hai, quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị chưa đáp ứng yêu cầu. Thứ ba, đô thị Hội An, đô thị Vĩnh Điện, một phần đô thị Tam Kỳ, Núi Thành và Tam Hòa ở khu vực ven biển phía Nam cũng đang bị tác động bởi nước biển dâng và xâm nhập mặn. Thách thức mà nhiều đô thị ven biển đang đối mặt là dễ bị tổn thương trước hiện tượng nước biển dâng cao.

Ở Vùng Đông, đặc biệt khu vực ven biển, cũng như vùng Tây của tỉnh đang ưu tiên dành đất quy hoạch đô thị và theo đuổi mục tiêu phát triển đô thị bằng mọi giá, trong khi nguồn lực lại hạn chế dẫn đến việc phân tán đầu tư. Thực tế các dự án ven biển (bao gồm dự án đô thị) đều bị chậm tiến độ do thiếu nguồn lực, chính sách về quản lý đất đai, đầu tư còn chồng chéo.

Toàn bộ vệt ven biển dọc ven sông Cổ Cò, qua địa bàn Hội An và thị xã Điện Bàn, với hàng trăm dự án bất động sản, nhà ở, khu đô thị đã và đang đầu tư, xen lẫn các tòa nhà cao tầng là các khu dân cư làng quê và thửa đất nông nghiệp, đang minh chứng cho quá trình đô thị hóa đang diễn ra tại đây.

KTS Trần Ngọc Chính cho biết thêm, việc không chặt chẽ trong quy hoạch không gian ven biển, cộng với sự dự báo kế hoạch sử dụng đất thiếu chính xác, thiếu công cụ kiểm soát trong quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị đã làm cho hình hài đô thị bị “loang lổ”.

Mặc dù đô thị ven biển luôn được xác định là vệ tinh phát triển, động lực lan tỏa vùng, nhưng quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, việc khớp nối hạ tầng còn chậm chạp và không đồng bộ, làm giảm sút chất lượng đời sống của cư dân. Bất cập lớn nhất là hạ tầng khung liên kết giữa các đô thị vùng Đông còn yếu, nhất là mạng lưới cấp nước liên đô thị, nghĩa trang, xử lý chất thải rắn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ