Quản lý lao động Việt Nam trong các tổ chức nước ngoài: Những bất cập trong dự thảo nghị định

Nhàđầutư
Bộ Lao động Thương binh và xã hội đang chủ trì soạn thảo Nghị định quy định chi tiết việc tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, các nhân nước ngoài tại Việt Nam (dự thảo). Dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp.
NGUYỄN VĂN TOÀN - PHÓ CHỦ TỊCH VAFIE
17, Tháng 10, 2020 | 08:19

Nhàđầutư
Bộ Lao động Thương binh và xã hội đang chủ trì soạn thảo Nghị định quy định chi tiết việc tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, các nhân nước ngoài tại Việt Nam (dự thảo). Dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp.

Bộ Lao động Thương binh và xã hội đang chủ trì soạn thảo Nghị định quy định chi tiết việc tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, các nhân nước ngoài tại Việt Nam (dự thảo), dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI- thuộc diện đối tượng áp dụng của Nghị định.

Nhiều Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đang có những phản hồi khá mạnh mẽ. Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Va e cũng đã có văn bản chính thức gửi cơ quan soạn thảo và các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan trình bày quan điểm và những kiến nghị của Vafie và các hội viên của Vafie.

Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về lao động, việc làm và tiền lương, bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động theo hướng minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” và “nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng như nhà đầu tư trong nước”.

lao-dong-VN-DN-nuoc-ngoai

VAFIE góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, các nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Trên tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 50 và nhu cầu phát triển hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, cần thống nhất quan điểm khi xây dựng nghị định:

- Nội dung nghị định không trái với các luật hiện hành như luật lao động, luật Doanh nghiệp...

- Nội dung nghị định cần hướng tới sự bình đẳng giữa các DN FDI và các doanh nghiệp Việt Nam.

- Giảm thiểu các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

- Phân biệt giữa cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị cung cấp dịch vụ công. Các đơn vị cung cấp dịch vụ công và tư đều được đối xử bình đẳng.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ hoạt động của doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp FDI, dự thảo Nghị định có một số bất cập:

Thứ nhất, Dự thảo nghị định đưa các “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trong vốn điều lệ của tổ chức” vào là 1 đối tượng áp dụng của Nghị định (điểm e, khoản 2, điều 2 của dự thảo nghị định) là không phù hợp với Luật Doanh nghiệp và Luật Lao động:

Luật Doanh nghiệp quy định:

- Khoản 1 Điều 5: quy định “bảo đảm bình đẳng trước pháp luật các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế”.

- Khoản 6 Điều 7: quy định Quyền của doanh nghiệp: ”Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động”.

Luật Lao động quy định:

- Khoản 5 Điều 4: quy định “có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng hình thức kết nối cung, cầu lao động”.

- Khoản 1 Điều 6 : Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động quy định “Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động”.

Trong khi đó trong dự thảo quy định: Trình tự, thủ tục tuyển dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định “Khi có nhu cầu tuyển dụng người lao động Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải gửi văn bản đề nghị tuyển người lao động Việt Nam đến tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam...” (điều 6 của dự thảo)

Quy định này hạn chế quyền tự chủ trong tuyển dụng và quản lý lao động đối với Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trong vốn điều lệ của tổ chức như đã được nêu rõ trong hai luật trên.

Thứ hai, những bất cập khi áp dụng Nghị định cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên trong vốn điều lệ tổ chức:

- Dự thảo Nghị định quy định áp dụng cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên trong vốn điều lệ tổ chức, không áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp khác được quy định tại Luật doanh nghiệp. Như vậy quy định này chưa thống nhất tinh thần của Luật Doanh nghiệp là bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

- Thẩm quyền tuyển dụng, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên trong vốn điều lệ tổ chức được giao cho Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng Bộ lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập là chưa thống nhất với tinh thần của Luật Doanh nghiệp và Luật Lao động Việt Nam về chính sách của Nhà nước về lao động và quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Hơn nữa, nghị định về tuyển dụng, quản lý lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đã ra đời và được áp dụng hơn 21 năm (từ Nghị định 85/1998/NĐ-CP hiệu lực ngày 01/01/1999), vai trò của tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý NLĐ Việt Nam (ví dụ: trung tâm dịch vụ việc làm) trong việc là cầu nối tuyển dụng giữa NLĐ và NSDLĐ (đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên) chưa được thể hiện rõ ràng khi trên thực tế, hầu hết việc tuyển dụng đều được thực hiện trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ.

- Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định về trình tự thủ tục tuyển dụng người lao động Việt Nam làm việc cho nước ngoài sẽ làm kéo dài thời gian tuyển dụng, tăng thêm thủ tục hành chính, chưa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và đa dạng hóa các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

Thứ ba, hiện tại, tất cả người sử dụng lao động đều phải nộp báo cáo về tình hình thay đổi lao động định kỳ 06 tháng và hằng năm tới Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng LĐTB&XH) hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở LĐTB&XH) theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP. Sau đó, Phòng LĐTB&XH báo cáo Sở LĐTB&XH để tổng hợp và báo cáo Bộ LĐTB&XH và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc Dự thảo Nghị định yêu cầu tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam phải nộp báo cáo về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam (khoản 3 điều 8 của dự thảo) sẽ gây ra sự trùng lặp giữa các quy định pháp luật khi hai báo cáo (trong đó: báo cáo về tình hình thay đổi lao động theo Nghị định số 03/2014/NĐ-CP đã bao gồm nội dung về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam của báo cáo theo Dự thảo) đều gửi về một cơ quan quản lý là Sở LĐTBXH.

Có thể thấy, một số điều khoản của dự thảo Nghị định liên quan đến các Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trong vốn điều lệ của tổ chức, không phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, một số điều khoản trong các văn bản pháp luật và su thế hội nhập phát triển trong đó có hội nhập về pháp luật lao động, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Hơn nữa, do tác động tiêu cực của dịch Covid19, các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp FDI đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc ngừng sản xuất, dòng vốn FDI đang giảm sút trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh đó, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang tìm mọi giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút luồng vốn FDI, đặc biệt là luồng vốn FDI chất lượng cao.

Nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao (trong đó có dòng vốn FDI dịch chuyển) đang là những ưu tiên hàng đầu hiện nay. Đề xuất bỏ điểm e trong điều 2 của dự thảo, như vậy “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trong vốn điều lệ của tổ chức” không thuộc diện áp dụng trong nghị định” và “Không áp dụng khoản 3 điều 8 của nghị định đối với “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trong vốn điều lệ của tổ chức”, đưa các doanh nghiệp FDI ra ngoài phạm vi điều chỉnh của nghị định là phù hợp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ