Quan hệ hợp tác kinh tế đầu tư Việt - Nhật như thế nào?

Nhàđầutư
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2 (tính theo số lũy kế), đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
TRẦN VÕ
22, Tháng 11, 2021 | 14:10

Nhàđầutư
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2 (tính theo số lũy kế), đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Screen Shot 2021-11-22 at 11.09.32 AM

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio trong cuộc gặp nhân Hội nghị COP26.  Ảnh: TTXVN.

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ 22/11 đến 25/11/2021. Thủ tướng Việt Nam là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được chính quyền mới của Nhật Bản mời thăm chính thức sau khi Đảng Dân chủ tự do giành chiến thắng trong tổng tuyển cử Nhật Bản ngày 31/10.

Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973. Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là nước G7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011) cũng như nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).

Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á vào tháng 3/2014 nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Đến nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2 (tính theo số lũy kế), đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt 34,3 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2020. Về xuất khẩu, kim ngạch của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 16,3 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 18,1 tỷ USD.

Trong 10 tháng, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư 150 dự án mới (gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước), điều chỉnh 105 lượt dự án và 170 lượt dự án góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đăng ký 3,38 tỷ USD, đứng thứ 3 trên 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam (chỉ sau Singapore và Hàn Quốc).

Lũy kế tính đến tháng 10/2021, Nhật Bản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 63,9 tỷ USD (chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư). Hiện các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực, nhưng tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.842 dự án với số vốn 41,79 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm đến 65,3% tổng vốn đầu tư.

Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ 2 với 19 dự án, tổng vốn đầu tư là 7,4 tỷ USD chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. Kế đến là kinh doanh bất động sản với số vốn là 6,97 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư.

Về viện trợ phát triển chính thức ODA, Nhật Bản cung cấp tổng giá trị vay cho đến 12/2019 là 2.578 tỷ Yên (tương đương khoảng 23,76 tỷ USD). Hợp tác nông nghiệp có bước đột phá từ năm 2014 trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Hai bên đã ký kết "Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác Nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản" (9/2015), ký lại Tầm nhìn chung sửa đổi vào tháng 5/2018, đang triển khai "Tầm nhìn trung và dài hạn hợp tác về nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2 giai đoạn 2020-2024".

Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực chất với việc Nhật Bản liên tục cung cấp ODA những năm gần đây cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Về hợp tác lao động, từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với gần 220.000 người.

Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức, Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 65.000 người. Nhật Bản đang hợp tác để nâng cấp 04 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao; đang hợp tác xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ; hỗ trợ Việt Nam dạy tiếng Nhật tại một số trường tiểu học, phổ thông cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2019, lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam đạt 951.962 người, đứng thứ 3, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, các địa phương của Việt Nam và Nhật Bản đã ký hơn 70 văn bản hợp tác.

Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đạt gần 450.000 người, trong khi khoảng 20.000 công dân Nhật Bản đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam.

Từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 đã tác động đến Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt - Nhật trên nhiều lĩnh vực. Hợp tác lao động, du lịch chịu tác động mạnh mẽ. Tuy nhiên, hai nước vẫn duy trì trao đổi cấp cao và các cấp bằng nhiều hình thức linh hoạt.

Hai bên tích cực trao đổi, Chính phủ Nhật Bản viện trợ hơn 4 tỷ yên để cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện hệ thống y tế và viện trợ không hoàn lại hơn 4 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam. Việt Nam đã hỗ trợ tổng cộng 1.190.000 khẩu trang y tế và 20.000 khẩu trang vải cho Nhật Bản.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ