Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam: Đỉnh cao và vực sâu gần nhau trong gang tấc

Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh từ khắc tinh của tội phạm nay trở thành bị cáo, cựu Chủ tịch VTC Online - Phan Sào Nam từ ngôi sao công nghệ thành 'trùm' đánh bạc bị bắt giữ và phải hầu tòa trong vụ đánh bạc nhiều nghìn tỷ.
THU PHƯƠNG
12, Tháng 11, 2018 | 16:42

Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh từ khắc tinh của tội phạm nay trở thành bị cáo, cựu Chủ tịch VTC Online - Phan Sào Nam từ ngôi sao công nghệ thành 'trùm' đánh bạc bị bắt giữ và phải hầu tòa trong vụ đánh bạc nhiều nghìn tỷ.

Sáng nay 12/11, TAND tỉnh Phú Thọ đưa ông Phan Văn Vĩnh (cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an) và 91 bị cáo trong vụ án "Sử dụng Internet chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, ra xét sơ thẩm.

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Phú Thọ, ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa (nguyên thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), Bộ Công an) bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điểm a khoản 2, Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

Theo hồ sơ vụ án, ông Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và ông Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch VTC Online) cùng các đồng phạm đã lợi dụng công nghệ cao để tổ chức đánh bạc qua mạng.

Đường dây Rikvip/Tip.club do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu có 25 đại lý cấp 1, hơn 5.800 đại lý cấp 2 và gần 43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc.

Số tiền đánh bạc trên mạng đã chứng minh được là 9.853 tỷ đồng. Trong đó, Phan Sào Nam hưởng lợi 1.475 tỷ; Nguyễn Văn Dương - CNC hưởng lợi 1.655 tỷ.

Hành vi phạm tội này dựa vào sự trợ giúp của cựu tướng Vĩnh và Hoá - những người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước, được giao đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Quá trình điều tra, 2 'ông trùm' khai đã cho ông Vĩnh 27 tỷ đồng và hơn 1,7 triệu USD; khai cho ông Hóa 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, cả ông Vĩnh và ông Hóa đã phủ nhận.

Phan Văn Vĩnh: Khắc tinh của tội phạm trở thành bị cáo 

Ông Phan Văn Vĩnh (sinh năm 1955, quê ở thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) - cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát là người khá nổi tiếng trong ngành công an. Trước khi được bổ nhiệm về Bộ Công an công tác, ông Phan Văn Vĩnh có thời gian dài làm việc ở Công an TP Nam Định, Công an tỉnh Nam Định.

Trước khi bị bắt vì liên quan đường dây đánh bạc nghìn tỷ, ông Phan Văn Vĩnh được biết đến là khắc tinh của tội phạm với nhiều chỉ đạo quan trọng trong việc đấu tranh với tội phạm trong nhiều vụ án lớn. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Phan Van Vinh ddddd

Ông Phan Văn Vĩnh trước và sau khi bị bắt.

Ngay từ những năm 1989, thực hiện chỉ thị 135/CT về tấn công các loại tội phạm, thiết lập lại kỷ cương xã hội mà thành phố Nam Định được chọn làm nơi thí điểm thực hiện. Ông Phan Văn Vĩnh khi đó là Phó trưởng Công an TP Nam Định, đồng thời là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, trực tiếp phụ trách Đội.

Dưới sự chỉ đạo của ông Phan Văn Vĩnh, lực lượng Công an Thành phố Nam Định nổ tiếng súng đầu tiên vào lúc 5h sáng ngày 27/9/1989. Trong ngày đầu tiên đó, Công an thành phố Nam Định đã xóa sổ 8 băng cướp nguy hiểm, bắt 32 đối tượng, thu 5 súng các loại, 7 lựu đạn và hàng trăm viên đạn cùng nhiều lưỡi lê, dao, kiếm; bắt đưa đi tập trung giáo dục cải tạo gần 100 đối tượng hình sự nguy hiểm. Đồng thời, mở màn "chiến dịch 135" trên toàn quốc.

Cuối năm 2011, Lê Văn Luyện gây ra vụ thảm sát xảy ra ở tiệm vàng Ngọc Bích (Lục Nam, Bắc Giang) năm cuối năm 2011 khiến 3 người thiệt mạng và 1 người bị thương rúng động dư luận. Tướng Phan Văn Vĩnh khi đó là trưởng ban chỉ đạo chuyên án, trực tiếp tham gia vào quá trình điều tra phá án trong vụ trọng án này. Dưới sự chỉ đạo của ông, Lê Văn Luyện đã bị bắt giữ khi đang trên đường bỏ trốn tại Lạng Sơn.

Trong vụ thảm án xảy ra tại Bình Phước khiến 6 người trong một gia đình bị thiệt mạng vào năm 2015, tướng Phan Văn Vĩnh cũng là Trưởng ban chuyên án. Dưới sự chỉ đạo của vị tướng công an này, hàng nghìn điều tra việc có kinh nghiệm trên cả nước đã tham gia phá án với hàng nghìn tin nhắn, cuộc gọi của người dân tiếp sức của lực lượng phá án. Sau đó, đối tượng Nguyễn Hải Dương (SN 1991, An Giang) và Vũ Văn Tiến (SN 1991, Bình Phước) đã phải tra tay vào còng số 8 và đã thừa nhận hành vi phạm tội.

Tướng Phan Văn Vĩnh cũng được biết đến khi làm trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, tức “bầu” Kiên - nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, và chỉ đạo phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Đức, Mỹ, Canada, Séc... để truy tìm Trịnh Xuân Thanh theo lệnh truy nã quốc tế.

Từng được coi là khắc tinh của tội phạm với câu nói "Xin hãy làm trong sạch nội bộ của lực lượng phòng chống buôn lậu trước khi chống buôn lậu”, đến nay, cựu tướng Phan Văn Vĩnh lại trở thành bị cáo phải hầu tòa trong vụ đánh bạc nhiều nghìn tỷ này.

Phan Sào Nam: Từ ngôi sao công nghệ đến 'trùm' đánh bạc bị bắt giữ

Phan Sào Nam (sinh năm 1979) là một cái tên không xa lạ trong giới công nghệ. Đại gia kín tiếng với cộng đồng doanh nghiệp nói chung nhưng nổi tiếng trong làng công nghệ. Phan Sào Nam là sáng lập viên VTC Intecom, VTC Online và là cha đẻ cuộc thi Miss Teen đình đám.

Tốt nghiệp Thạc sỹ quản trị kinh doanh công nghệ của Trường đại học Thông tin liên lạc Hàn Quốc, ông Phan Sào Nam trở về nước đúng thời điểm khởi đầu cho một giai đoạn bùng nổ của thị trường Internet Việt Nam. 

Phan Sao Nam 123

Phan Sào Nam trước và sau khi bị bắt giữ.

Ông Nam từng cho biết, khi trở về nước, cựu CEO FPT Trương Đình Anh đã đồng ý nhận ông Nam về làm Phó giám đốc cho trung tâm Internet FPT HCM, tiền thân của FPT Telecom bây giờ. Tuy nhiên, thời điểm đó FPT đang tái cấu trúc nên việc tuyển dụng chưa thể tiến hành ngay. Vì muốn sớm được trải nghiệm, ông Nam đã ra Hà Nội đầu quân cho Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC và chấp nhận làm 2 tháng không lương.

Năm 2006, khi lãnh đạo VTC quyết định đầu tư vào nội dung số, nhóm ở VASC đã cùng chuyển về và ông Nam được bổ nhiệm làm Phó giám đốc VTC Intecom. Sau 2 năm, năm 2008, VTC Online chính thức ra đời và ông Nam giữ Giám đốc rồi Chủ tịch HĐQT.

Cuối năm 2009, tức là hơn 1 năm thành lập, ông Nam đã từng liều lĩnh đưa ra quyết định mở văn phòng đại diện và công ty con tại 10 thị trường trên thế giới. Nhưng đến cuối năm 2011, con số này đã bị rút xuống chỉ còn 4 thị trường. Công ty đã mất một số tiền không nhỏ cho quyết định liều lĩnh trên, nhưng ông Nam cho rằng, bù lại, công ty có được một đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm làm việc quốc tế và tìm được thị trường tốt để tập trung đầu tư.

Dưới sự điều hành ông Phan Sào Nam, VTC Online từng là một trong ba nhà phát hành game online lớn nhất Việt Nam. Năm 2012, quỹ đầu tư DWS Vietnam Fund - nay là Vietnam Phoenix Fund, đã rót 10 triệu USD để sở hữu 19,5% cổ phần của VTC Online.

Trước đó, tháng 6/2010, Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam của doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng đã trở thành cổ đông chiến lược đầu tiên của VTC Online và đang nắm giữ 9,2% vốn điều lệ công ty. VTC là đại diện cổ đông Nhà nước tại VTC Online với số cổ phần nắm giữ chiếm 42,4% vốn điều lệ VTC Online.

Tiềm lực tài chính của VTC Online đã tăng lên đáng kể khi lần lượt nhận được vốn đầu tư của IDG Ventures Vietnam vào năm 2010 và DWS Vietnam Fund vào năm 2012. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của VTC Online bắt đầu sa sút từ năm 2014 với khoản lỗ ròng 102 tỷ đồng trong năm này. Nguyên nhân thua lỗ lớn của năm 2014 chủ yếu xoay quanh đến các khoản lỗ của hoạt động kinh doanh game.

HĐQT của VTC Online thời ông Phan Sào Nam đã từng đặt mục tiêu: đến năm 2015, VTC Online phải đủ điều kiện để thực hiện chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết tại 1 trong 5 sàn giao dịch chứng khoán gồm NASDAQ (Hoa kỳ), HKEC (Hồng Kông), SGX (Singapore), Kosdaq (Hàn Quốc) và sàn HOSE (Việt Nam). Những đến nay, mục tiêu ấy chưa thành hiện thực và ông Phan Sào Nam cũng không còn là Chủ tịch của VTC Online.

Giấc mộng chưa thành, ông Phan Sào Nam rời ghế Chủ tịch VTC Online và con đường đến vòng lao lý chỉ trong gang tấc.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ