'Ông trùm' tiền ảo Sam Bankman-Fried: Từ đỉnh cao đến vực sâu

VIỆT LÂM
22:06 17/11/2022

Từng được định giá 32 tỷ USD, đế chế tiền ảo FTX của Sam Bankman-Fried đã sụp đổ chóng vánh và hiện rơi vào tầm ngắm điều tra hình sự của cơ quan chức năng.  

Ảo ảnh từ tiền ảo

Năm 2017 khi Sam Bankman-Fried, người mà về sau được gọi là “thần đồng” của ngành tiền ảo, nhận thấy điều gì đó thú vị khi trang CoinMarketCap.com niêm yết giá Bitcoin trên các sàn giao dịch trên khắp thế giới. Ngày nay, mức giá Bitcoin trên các sàn giao dịch khá đồng đều, nhưng ở thời điểm năm 2017, Bankman-Fried nhận thấy chênh lệch giá Bitcoin tới 60%. Bản năng đã kéo anh ngay lập tức tham gia vào các giao dịch ăn chênh - mua Bitcoin trên một sàn giao dịch và bán lại trên sàn khác để kiếm lời từ chênh lệch giá. “Đó là thứ quả dễ hái nhất”, Bankman-Fried ví von chuyện gom Bitcoin những ngày đầu.

Sau một tháng tự mình tham gia thị trường, để mở rộng cơ hội và làm việc toàn thời gian, Bankman-Fried đã thành lập công ty giao dịch của riêng mình mang tên Alameda Research. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9/2022, Bankman-Fried tiết lộ công ty đôi khi kiếm được tới 1 triệu USD/ngày.

sam 1 AFP

Sam Bankman-Fried, sinh năm 1992, vốn được xem là thần đồng của thị trường tiền mã hóa. Ảnh: AFP.

Bankman-Fried từng chia sẻ trên CNBC rằng một trong những nguyên tắc cơ bản của ông khi tham gia vào thị trường tiền ảo là làm việc trong điều kiện thông tin không đầy đủ. “Khi bạn có thể bắt đầu xác định số lượng và vạch ra những gì đang diễn ra, nhưng bạn biết rằng có rất nhiều điều bạn chưa biết”, Bankman-Fried nói. “Bạn biết mình đang tính gần đúng, nhưng bạn cũng phải cố gắng tìm ra giao dịch nào để thực hiện”, vị này nói thêm.

Kiếm lời từ chênh lệch giá Bitcoin từ nhiều sàn giao dịch đòi hỏi phải thiết lập kết nối với từng sàn, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng phức tạp khác để loại bỏ rất nhiều chi tiết phức tạp nhằm đơn giản hóa giao dịch - cơ chế này hoạt động giống như “hộp đen”. Trong khi đó, Công ty Alameda của Bankman-Fried lại có thế mạnh ở mảng này và tiền bắt đầu đổ vào sàn giao dịch của ông trùm tiền ảo; từ đó, đế chế của Bankman-Fried phất lên.

Thành công của Alameda đã tạo tiền đề cho sự ra đời sàn giao dịch tiền ảo FTX vào mùa xuân năm 2019, dẫn tới sự hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 2 tỷ USD, ươm mầm cho các công ty tiền ảo khác.

Thời hoàng kim vào tháng 3/2022, tài sản cá nhân của Bankman-Fried đã vượt 16 tỷ USD. Khi đó, Bankman-Fried bỗng chốc trở thành nhân vật được ưa chuộng xuất hiện trên các áp phích quảng cáo tiền ảo khắp nơi và logo FTX có mặt ở nhiều sự kiện lớn, từ giải đua xe Công thức 1 đến đấu trường bóng rổ Miami.

Người đàn ông 30 tuổi này đã từng khoe khoang về một bảng cân đối kế toán mà một ngày nào đó có thể mua được Goldman Sachs và “cắm rễ” ở Washington, nơi anh ta từng là một trong những nhà tài trợ hàng đầu của đảng Dân chủ, với hứa hẹn tài trợ 1 tỷ USD cho các cuộc đua chính trị của Mỹ.

Ngay cả khi giá tiền điện tử rớt thảm trong năm nay, Bankman-Fried vẫn “nổ” rằng ông trùm này và doanh nghiệp của mình đã miễn nhiễm với biến động thị trường. Nhưng trên thực tế, việc tiền ảo liên tục lao dốc đã ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động của Bankman-Fried. Công ty Alameda đã vay tiền để đầu tư vào các công ty tài sản ảo thất bại trong mùa xuân và mùa hè năm nay để duy trì sự phát triển, Alameda được cho là đã bòn rút tiền gửi của khách hàng trên sàn FTX để ngăn chặn các lệnh dừng ký quỹ (margin calls) và đáp ứng tức thì các nghĩa vụ nợ. Chỉ qua thông tin trên Twitter mà Giám đốc điều hành sàn giao dịch đối thủ Binance, chiếc mặt nạ của Bankman-Fried đã hé lộ.

Alameda, FTX và một loạt các công ty con do Bankman-Fried lập ra đã nộp đơn xin phá sản tại bang Delaware, Mỹ. Còn Bankman-Fried cũng đã từ chức CEO và 94% tài sản cá nhân của ông trùm này “bốc hơi” trong một ngày. Hiện vẫn chưa rõ chính xác Bankman-Fried đang ở đâu, vì căn hộ penthouse 40 triệu USD của anh ở Quần đảo Bahamas đã được rao bán.

Điều gì đã xảy ra

Trong hai năm qua, Alameda đã bắt đầu vay tiền của bên cho vay để dùng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả đầu tư mạo hiểm.

Sáu tháng trước, làn sóng trên thị trường tiền ảo đã lắng xuống khi giá các tiền ảo đồng loạt lao dốc và thanh khoản giảm sâu. Đầu tiên là sự thất bại nặng nề của một stablecoin được “chống lưng” bởi đồng đô la Mỹ - terraUSD (gọi tắt là UST) và đồng tiền chị em là luna, với tổng cộng 60 tỷ USD vốn hóa “bay hơi” . Sự sụp đổ đó đã kéo Three Arrows Capital (3AC) vốn là một trong những quỹ đầu cơ tiền ảo được tín nhiệm nhất, xuống bùn. Chưa hết, các nhà môi giới và cho vay tiền ảo như Voyager Digital và Celsius dính dáng nhiều đến 3AC, cũng đã nhanh chóng rơi vào tình trạng tương tự.

Vấn đề lớn của thị trường tiền ảo là dòng tiền vay mượn lẫn nhau. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2022, hai đồng tiền ảo có giá trị lớn nhất là Bitcoin và Ether đều mất giá hơn một nửa.

Hart Lambur, một cựu chuyên gia trái phiếu chính phủ của Goldman Sachs, cho rằng, lạm dụng đòn bẩy là nguồn cơn của mọi sự sụp đổ trong các tổ chức tài chính, cả tổ chức tài chính truyền thống lẫn tổ chức đầu tư tiền ảo.

“Lehman Brothers, Bear Stearns, Long-Term Capital, Three Arrows Capital và bây giờ đến lượt FTX đều vỡ trận do dùng đòn bẩy xấu và bị thị trường phát hiện”, Hart Lambur cho biết.

Khi các đế chế trước sụp đổ, tháng 6/2022 Bankman-Fried đã nhảy vào thị trường để cố gắng cứu vớt một số công ty tiền ảo đang lung lay. Anh ta đã cố gắng mua lại các công ty đang “chết đuối” với giá bèo.

Trong khi đó, giữa làn sóng phá sản, một số bên cho vay đã yêu cầu Alameda hoàn trả lại tiền, nhưng thanh khoản của Alameda về 0 do công ty này đã bê tiền của khách hàng đi đầu tư mạo hiểm, một quyết định được cho là “không đáng”.

Để đảm bảo các nghĩa vụ nợ của mình, FTX đã âm thầm chuyển hàng tỷ USD tiền gửi của khách hàng để cứu trợ cho Alameda, theo thông tin trên tờ Journal and the Times. Bankman-Fried cũng đã thừa nhận động thái này trong cuộc phỏng vấn với Times, nhưng từ chối tiết lộ con số chính xác. “Về cơ bản nó lớn hơn tôi nghĩ”, Bankman-Fried nói với tờ Times. “Và trên thực tế, rủi ro tiêu cực là rất lớn”.

Trong khi đó, hãng tin Reuters và tờ Journal cùng đưa tin rằng nguồn tiền âm thầm chuyển từ FTX sang Alameda là khoảng 10 tỷ USD, nhưng 1 đến 2 tỷ USD đang bị “mất dấu vết”. Dùng tiền của khách hàng mà không được sự cho phép của họ là vi phạm các điều khoản của FTX. Ở Phố Wall, đây là hành vi vi phạm luật chứng khoán của Mỹ.

Hai công ty FTX và Alameda của Bankman-Fried, một là đơn vị môi giới tiền ảo tầm cỡ lớn nhất thế giới và một là bên thu mua vào tiền ảo chuyên nghiệp. Hai công ty này được cho là ngăn cách bởi một bức tường lửa. Nhưng thực tế, mối quan hệ giữa Bankman-Fried và Caroline Ellison - giám đốc điều hành trẻ tuổi của Alameda - được Bankman-Fried thừa nhận là khá nồng ấm.

Tuy nhiên, kế hoạch vay và cho vay giữa FTX và Alameda không đơn thuần chỉ là sử dụng tiền của khách hàng để bù đắp cho các thương vụ đặt cược thua lỗ.

Sam Bankman-Fried - Nguon anh CNBC

Bankman-Fried từng xuất hiện nhiều trên các áp phích quảng cáo tiền ảo. Ảnh: CNBC.

Vì đâu nên nỗi

Vào năm 2019, Binance đã công bố khoản đầu tư chiến lược vào FTX và nói rằng như một phần của thỏa thuận, họ đã đạt được “một vị trí lâu dài trong FTX Token (FTT) để giúp tăng trưởng bền vững hệ sinh thái FTX”.

Sau vài năm tới mùa hè năm 2022, Bankman-Fried trở mặt và thúc giục các nhà quản lý soi xét lại Binance và chỉ trích đối thủ trước công chúng. Không rõ chính xác tại sao, nhưng giả thuyết đặt ra là có thể do Binance là một đối thủ cạnh tranh lớn của FTX.

Có lẽ Changpeng Zhao, giám đốc điều hành của Binance, đã nhận ra cơ hội thành công của mình nếu FTX gặp vấn đề.

Ngày 2/11, CoinDesk đã công bố một bảng cân đối kế toán bị rò rỉ cho thấy một lượng đáng kể tài sản của Alameda là bằng đồng FTT mất thanh khoản của FTX. Điều này làm dấy lên nghi vấn về khả năng thanh toán của cả Alameda và FTX.

Đến ngày 6/11, Giám đốc điều hành của Binance đã đăng dòng tweet rằng Binance có khoảng 2,1 tỷ USD giá trị đồng FTT và BUSD, đồng stable của riêng nó. Sau đó, lãnh đạo của Binance thả “bom” xuống thị trường rằng: “Do những tiết lộ gần đây đã được đưa ra ánh sáng, chúng tôi đã quyết định thanh lý toàn bộ lượng FTT còn lại”.

Hệ lụy, các nhà đầu tư đua nhau rút tiền ra khỏi sàn FTX. Ngay trong ngày 6/11, đã có khoảng 5 tỷ USD bị rút khỏi sàn FTX, Bankman-Fried cho biết. Trong khi trước đó, trung bình mỗi ngày, dòng vốn đổ vào sàn này lên tới hàng chục triệu USD.

Fabian Astic, Trưởng Bộ phận tài chính phi tập trung và tài sản số của Moody’s Investors Service, cho biết: “Người chơi tiền ảo đang phản ứng nhanh hơn trước các tin tức và tin đồn, điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng thanh khoản nhanh hơn nhiều so với những gì đã xảy ra trong tài chính truyền thống”.

“Sự mập mờ của các hoạt động thị trường thường dẫn đến các phản ứng hoảng sợ, khiến thanh khoản sụt giảm. Những gì diễn ra với Celsius, Three Arrows, Voyager và FTX cho thấy nhà đầu tư tiền ảo dễ mất niềm tin đến nhường nào, họ rút về những khoản tiền lớn và gây ra một cuộc khủng hoảng cho các công ty này”, Astic nói.

Ngày 11/11 vừa qua, cả FTX và Alameda đều đệ đơn phá sản. Từng được định giá 32 tỷ USD vào hồi đầu năm, FTX nay phải “đóng băng” giao dịch và tài sản của khách hàng, còn Bankman-Fried đã không còn là ông chủ của cả hai công ty.

Theo hồ sơ phá sản mới được công bố đầu tuần này, FTX có thể có hơn 1 triệu chủ nợ và công ty này dự kiến cung cấp danh sách 50 chủ nợ lớn nhất trong tuần này.

Các luật sư của FTX cho biết họ đã liên hệ với hàng chục cơ quan quản lý ở Mỹ và nước ngoài trong vài ngày qua, bao gồm Văn phòng Tổng chưởng lý Mỹ, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ. Được biết, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra FTX về các vi phạm dân sự và hình sự. Các cơ quan quản lý tài chính ở Bahamas cũng đưa công ty này vào tầm ngắm điều tra vi phạm hình sự.

  • Cùng chuyên mục
Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới

Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới

Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.

Tài chính - 16/05/2025 07:37

Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên

Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên

VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.

Tài chính - 16/05/2025 06:45

Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất

Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất

Các bộ và cơ quan ý kiến ban đầu cơ bản ủng hộ đề xuất của Vinspeed về đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, song việc đề xuất chuyển hình thức đầu tư và áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cần báo cáo các cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Tài chính - 15/05/2025 17:54

Chủ tịch Becamex: Tái cấu trúc mạnh để thành doanh nghiệp tỷ USD

Chủ tịch Becamex: Tái cấu trúc mạnh để thành doanh nghiệp tỷ USD

Lãnh đạo Becamex cho biết công ty đang đứng trước "khúc quanh", tái cấu trúc mạnh mẽ, thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân, giảm sở hữu nhà nước và định hướng vươn tầm thành công ty tỷ USD.

Tài chính - 15/05/2025 15:23

Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital bứt mạnh từ đáy

Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital bứt mạnh từ đáy

Nhóm cổ phiếu Bamboo Capital gồm BCG, BCR, TCD và BGE đều tăng mạnh từ vùng đáy. Tập đoàn vừa bổ nhiệm CEO mới, kỳ vọng phát hành BCTC kiểm toán 2024 vào tháng 9.

Tài chính - 15/05/2025 13:17

Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?

Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?

Các nhóm xi măng, hóa chất, thép được cho là sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá điện tăng.

Tài chính - 15/05/2025 07:23

Vận hạn của Tập đoàn KIDO

Vận hạn của Tập đoàn KIDO

Thực tế lợi nhuận Tập đoàn KIDO vài năm qua nằm ngoài tính toán của lãnh đạo. Thương vụ đầu tư bất động sản và thoái vốn KIDO Foods cũng không xuôi chèo mát mái.

Tài chính - 15/05/2025 06:45

'Sóng' cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao

'Sóng' cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao

Cổ phiếu trả cổ tức bằng tiền mặt luôn thu hút giới đầu tư chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.

Tài chính - 14/05/2025 10:33

Lợi nhuận nhóm khu công nghiệp bứt tốc quý đầu năm

Lợi nhuận nhóm khu công nghiệp bứt tốc quý đầu năm

Loạt doanh nghiệp khu công nghiệp báo lãi tăng cao trong quý đầu năm như Kinh Bắc, Becamex, Long Hậu, Sonadezi. Dòng vốn FDI thực hiện tháng 4 vẫn tăng dù lo ngại thuế quan.

Tài chính - 14/05/2025 07:05

Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi từ Nghị quyết 68?

Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi từ Nghị quyết 68?

Theo chuyên gia VNDirect, nhiều nhóm ngành như năng lượng, vật liệu xây dựng, hạ tầng và công nghệ, ngân hàng, bất động sản… sẽ được hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên hoặc tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.

Tài chính - 13/05/2025 15:31

Thị trường đón nhiều tin vui nên mua cổ phiếu nào?

Thị trường đón nhiều tin vui nên mua cổ phiếu nào?

Chứng khoán liên tiếp đón tin vui về thuế quan, KRX vận hành, số lượng tài khoản mở mới tăng cao. Nhóm dẫn sóng không thể thiếu cổ phiếu ngân hàng.

Tài chính - 13/05/2025 11:13

Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD

Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD

Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, mã VPL của CTCP Vinpearl đã tăng hết biên độ (20%) đạt 85.500 đồng/CP. Tính theo mức này, vốn hóa VPL đạt hơn 153.327 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,9 tỷ USD.

Tài chính - 13/05/2025 09:43

Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?

Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?

Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung với kết cục có hậu, dù chỉ tạm thời đã đem lại nhiều thông tin cực cho giới đầu tư tải chính. Các chuyên gia dự báo lạc về VN-Index.

Tài chính - 13/05/2025 06:45

Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm

Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm

Cổ phiếu TCB là điểm nhấn lớn nhất trên thị trường khi tăng 6,5% đạt 29.400 đồng/CP, đây cũng là mức giá đỉnh của cổ phiếu này.

Tài chính - 12/05/2025 16:15

Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy

Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy

Tổ chức và cá nhân liên quan ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán gần 19 triệu cổ phiếu NVL. Novaland khẳng định không có sự tháo chạy mà bán để giúp tập đoàn cơ cấu nợ.

Tài chính - 12/05/2025 14:55

Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’

Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’

Trong bối cảnh ngành du lịch khởi sắc sau dịch, Vietravel ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh 3 năm qua, song lợi nhuận ngày càng giảm, biên lợi nhuận chỉ khoảng 0,5%.

Tài chính - 11/05/2025 08:40