OECD: Các đợt bùng dịch mới là nguy cơ hàng đầu cản trở phục hồi kinh tế
Tổng thư ký OECD cảnh báo các đợt bùng phát dịch mới là rủi ro hàng đầu đối với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, kêu gọi các quốc gia phát triển hỗ trợ chương trình tiêm chủng ở các nước kém phát triển hơn.

Tiêm chủng ngừa COVID-19 không cần đăng ký trước ở một bệnh viện của Noida, Ấn Độ, ngày 22/6/2021. Ảnh: Hindustan Times.
“Cần làm những gì có thể để số người trên thế giới được tiêm chủng nhiều nhất. Các nền kinh tế phát triển có một trách nhiệm đặc biệt. Đó không chỉ là vấn đề từ thiện hay nhân từ, đó thực sự là vấn đề lợi ích của bản thân họ, đảm bảo giữ an toàn cho dân của mình và duy trì được phục hồi kinh tế”, Mathias Cormann, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nói hôm thứ Năm.
Ông Cormann cảnh báo nguy cơ xuất hiện các biến thể virus mới, và các biến thể có thể kháng các loại vaccine hiện có, làm gián đoạn sự phục hồi kinh tế.
Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính Pháp, nói với CNBC hôm thứ Ba: “Điều duy nhất có thể gây nguy hiểm cho sự phục hồi kinh tế của Pháp là một làn sóng đại dịch mới”.
Hôm thứ Tư, Tổ chức Y tế Thế giới nhắc lại lời kêu gọi các quốc gia giàu có hơn giúp đỡ các nước nghèo hơn bằng cách chia sẻ vaccine, đặc biệt là cho nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc bệnh nhân và người cao tuổi.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm hôm thứ Năm khi các nhà đầu tư lo ngại phục hồi kinh tế toàn cầu có thể bị chậm lại do biến thể Delta lây lan. Phố Wall đảo chiều mạnh từ mức cao kỷ lục được thiết lập hôm thứ Tư.
Chứng khoán đóng cửa ở mức thấp, Phố Wall chìm trong sắc đỏ. Chỉ số Dow (INDU) giảm 0,8%, tức giảm 260 điểm. S&P 500 (SPX) giảm 0,9%, trong khi Nasdaq Composite (COMP) giảm 0,7%. Thị trường chứng khoán quốc tế cũng giảm mạnh.
Tuy nhiên, giá dầu đã đảo chiều và tăng 1,3% vào khoảng thời gian New York đóng cửa, trong khi bitcoin (XBT) giảm gần 5%, theo CNN.
Theo Đại học Johns Hopkins, hơn 4 triệu người trên thế giới đã chết vì COVID-19.
Delta có khả năng lây nhiễm cao gấp đôi so với 'phiên bản 2020', Andy Slavitt, cựu cố vấn cấp cao Nhóm phản ứng COVID của Tổng thống Joe Biden cho biết.
Số ca bệnh đã tăng ít nhất 10% ở 24 bang của Mỹ trong tuần qua, CNN đưa tin.
Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài đến hết ngày 22 tháng 8 - tức là ngay sau thời điểm Thế vận hội Tokyo kết thúc.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đầu tuần này thông báo số ca nhiễm hàng ngày ở mức cao nhất kể từ ngày 30 tháng 1.
Tuần này, một nhóm hơn 4.000 nhà khoa học và chuyên gia y tế đã ký một lá thư lên án kế hoạch của Chính phủ Anh giảm hầu hết các biện pháp kiểm soát dịch từ thứ Hai trong khi biến thể Delta đang lây lan.
Phố Wall lo ngại sự lây lan của Delta có thể làm nhiều tiến bộ đã đạt được trong năm qua biến mất.
Keith Lerner, chiến lược gia trưởng về thị trường tại Truist Advisory Services, nói: “Những lo ngại về Delta đang làm tăng lo lắng về triển vọng tăng trưởng toàn cầu”.
Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục trấn áp các công ty công nghệ niêm yết cổ phiếu ở Mỹ, gây tâm lý bất an cho các nhà đầu tư ở các công ty này.
Theo Art Hogan, chiến lược gia trưởng của National Securities Corporation, giá cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết ở Mỹ đã giảm thêm 6% nữa trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa.
Hôm thứ Năm, Trung Quốc cam kết kích thích kinh tế nhiều hơn, một động thái bất ngờ khiến một số nhà đầu tư lo ngại về sự mong manh của phục hồi kinh tế.
Các nhà đầu tư tiếp tục đổ tiền vào trái phiếu chính phủ Mỹ vì sự an toàn, đưa lợi suất xuống mức thấp nhất trong 5 tháng.
Con số này giảm đáng kể so với mức cao nhất trong 52 tuần là 1,77%, được thiết lập vào tháng 3, do lo ngại về lạm phát. Vào thời điểm đóng cửa tại New York, lợi suất 10 năm là 1,29%.
Hogan cho rằng lợi suất trái phiếu giảm mạnh là tín hiệu lo ngại trên thị trường, dự báo tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại.
Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) có lẽ đã xác nhận phần nào những lo ngại đó. Đầu tuần này ISM cho biết hoạt động sản xuất của Mỹ yếu hơn dự kiến.
Thị trường việc làm có chút tin xấu sáng thứ Năm khi số liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tuần trước tăng một chút so với tuần trước đó.
Đại dịch Corana có thể là vấn đề cấp bách nhất về sức khỏe cộng đồng toàn cầu nhưng các chính phủ cũng đang rất lưu ý tới các vấn đề cấp bách khác, trong đó có cải cách thuế toàn cầu.
Vào tháng 6, các bộ trưởng tài chính G7, ủng hộ đề xuất của Mỹ muốn các tập đoàn trên thế giới trả ít nhất 15% thuế thu nhập và thỏa thuận hiện thu hút sự ủng hộ từ nhiều quốc gia khác.
Thứ Năm tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thông báo ít nhất 130 quốc gia đã đồng ý áp mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với doanh nghiệp, một phần của thỏa thuận rộng hơn nhằm cải tổ các quy tắc thuế quốc tế.
Tổng thư ký OECD Cormann cho biết thỏa thuận là rất cần thiết, lưu ý rằng “131 quốc gia đã đạt được thỏa thuận về một phương thức quốc tế nhất quán trong tương lai về đánh thuế công bằng”.
“Toàn cầu hóa và số hóa các nền kinh tế gây ra những sai lệch về hiệu quả và sự bất bình đẳng nghiêm trọng trong hệ thống thuế của chúng ta và các doanh nghiệp không đóng thuế một cách công bằng ở khắp nơi”.
“Chúng ta hiện có một thỏa thuận trong đó những người thu lời từ toàn cầu hóa, bao gồm và đặc biệt là các công ty kỹ thuật số đa quốc gia lớn, sẽ trả thuế một cách công bằng ở các thị trường mà họ thu lợi nhuận”.
Một số khu vực pháp lý thuế doanh nghiệp thấp, như Ireland và Hungary, có lo lắng về thỏa thuận này nhưng Cormann cho biết họ đã tham gia vào quá trình đàm phán.
“Một số quốc gia rõ ràng đến từ một vị trí xuất phát khác. Nhưng 131 trong số 139 quốc gia đã tham gia và đó là một cột mốc quan trọng”, ông nói.
- Cùng chuyên mục
Hoạt động kinh tế cải thiện chưa tương ứng với kỳ vọng
Diễn biến các chỉ tiêu thống kê trong 2 tháng đầu năm 2025 cho thấy mặc dù có cải thiện so với cùng kỳ nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng về mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.
Sự kiện - 16/03/2025 06:45
Quảng Ninh công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI
Ngày 15/3, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024.
Sự kiện - 15/03/2025 22:02
'Bước chuyển thời đại cần những anh hùng'
Chia sẻ bối cảnh Việt Nam hiện nay, TS. Trần Đình Thiên cho rằng, đây là thời điểm mang tính lịch sử đặc biệt, là thời khắc vàng để doanh nghiệp tư nhân bứt phá. Đây là thời đại của các anh hùng.
Sự kiện - 15/03/2025 18:41
[Café Cuối tuần] Sáp nhập tỉnh, bước đột phá của cách mạng tinh gọn bộ máy
Mới đây, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/2/2025, giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án về việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Sự kiện - 15/03/2025 10:00
Các tập đoàn năng lượng Việt, Mỹ ký loạt thỏa thuận hơn 4 tỷ USD
Các thỏa thuận đang được doanh nghiệp hai bên đàm phán và dự kiến ký kết trong thời gian tới trị giá khoảng 36 tỷ USD.
Sự kiện - 15/03/2025 07:32
Thủ tướng: Việt Nam nỗ lực chuyển đổi trạng thái về AI, bán dẫn
"Việt Nam đang nỗ lực xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái, phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại về các ngành trí tuệ nhân tạo, bán dẫn", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Sự kiện - 14/03/2025 16:54
Hà Nội tìm giải pháp làm sạch môi trường để tăng thu hút đầu tư
Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội đang gia tăng và luôn ở mức báo động, Hà Nội mong muốn có sự chung tay, đồng hành, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học.
Sự kiện - 14/03/2025 13:41
Xây dựng nền tảng cho AI tại Việt Nam với dữ liệu tiếng Việt mã nguồn mở
Các mô hình AI hỗ trợ tiếng Việt một cách tự nhiên và toàn diện ngay từ trong lõi để mở khoá tiềm năng các ứng dụng AI tại Việt nam
Sự kiện - 14/03/2025 12:03
‘Việt Nam không có ý định tạo ra bất cứ cản trở nào gây phương hại đến người lao động, an ninh quốc gia Hoa Kỳ’
Điều này được Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định khi làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer tại Washington D.C.
Sự kiện - 14/03/2025 11:05
Hà Nội muốn biến sông Tô Lịch thành không gian xanh phục vụ cộng đồng
Hà Nội thiết kế cải tạo sông Tô Lịch với mục tiêu biến sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Sự kiện - 14/03/2025 06:56
Thủ tướng: Việt Nam luôn coi Mỹ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược
Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tạo điều kiện cho các hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam.
Sự kiện - 14/03/2025 06:33
AISC 2025: Việt Nam tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ
Trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn không chỉ là công nghệ mũi nhọn mà còn là động lực chiến lược giúp Việt Nam bứt phá trong chu kỳ phát triển mới. Việt Nam không chỉ tham gia mà còn tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ của tương lai.
Sự kiện - 13/03/2025 15:05
Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cao tốc hơn 2.000 tỷ qua Đà Nẵng
Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan (qua địa bàn TP. Đà Nẵng) dù đã đạt 100% mặt bằng tuyến chính, tuy nhiên, đơn vị thi công đang gặp khó tại đường gom song hành và nguồn vật liệu đá.
Sự kiện - 13/03/2025 11:11
Pháp muốn tham gia các dự án điện hạt nhân của Việt Nam
Việt Nam sẽ ưu tiên lựa chọn đối tác khi mà chứng minh và cam kết chuyển giao công nghệ trong quá trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.
Sự kiện - 13/03/2025 08:48
Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Báo Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngành nông nghiệp của Việt Nam và Đức.
Sự kiện - 12/03/2025 17:56
AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ
Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
Sự kiện - 12/03/2025 13:13
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month
- Công nghệ