CNBC: 5/6 nước có tỷ lệ tiêm chủng và tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao chủ yếu dùng vắc xin Trung Quốc
Các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng ngừa COVID-19 cao và tỷ lệ nhiễm bệnh cao hầu hết đã dựa vào vắc xin Trung Quốc, theo hãng tin Mỹ CNBC.
Kết quả nghiên cứu được CNBC đưa ra trong bối cảnh hiệu quả của vắc xin Trung Quốc vẫn là câu hỏi lớn, trong khi thiếu dữ liệu về khả năng bảo vệ của chúng trước delta, loại biến thể virus dễ lây truyền hơn.
Hãng tin này xác định có 36 quốc gia với hơn 1.000 ca mới hàng tuần trên mỗi triệu dân tính đến ngày 6 tháng 7. Số liệu được lấy từ Our World in Data - cơ quan tổng hợp thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chính phủ và các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford.
Trong 36 quốc gia này, sáu quốc gia có hơn 60% dân số đã được tiêm ít nhất một lần.
CNBC nhận thấy trong sáu quốc gia này, năm quốc gia đã dựa vào vắc xin từ Trung Quốc, gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Seychelles, Mông Cổ, Uruguay và Chile.
Chỉ một trong số sáu quốc gia này không phụ thuộc vào vắc xin Trung Quốc là Vương quốc Anh.
Hãng thông tấn nhà nước Montsame của Mông Cổ vào tháng 5 đưa tin nước này đã nhận được 2,3 triệu liều vắc xin do Sinopharm, thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, cung cấp.
Con số đó vượt xa 80.000 liều Sputnik V của Nga và khoảng 255.000 liều Pfizer-BioNTech mà Mông Cổ nhận được tính đến tuần trước.
Chile đã tiêm 16,8 triệu liều vắc xin từ công ty Sinovac Biotech có trụ sở tại Bắc Kinh - so với 3,9 triệu liều Pfizer-BioNTech và một lượng nhỏ hơn của hai loại vắc xin khác, Reuters đưa tin tháng trước.
UAE và Seychelles phụ thuộc rất nhiều vào vắc xin Sinopharm khi bắt đầu các chiến dịch tiêm chủng, nhưng gần đây đã sử dụng các loại vắc xin khác.
Tại Uruguay, Sinovac là một trong hai loại vắc xin được sử dụng nhiều nhất, cùng với Pfizer-BioNTech.
Trong khi đó, Anh đã phê duyệt vắc xin của Moderna, AstraZeneca-Oxford, Pfizer-BioNTech và Janssen. Các ca bệnh ở Anh đã tăng đột biến trong những tuần gần đây khi biến thể delta dễ lây lan hơn đã lan ở nước này.
Sinopharm và Sinovac không trả lời phỏng vấn của CNBC về kết quả nghiên cứu.
Một số yếu tố có thể gây ra sự gia tăng số ca COVID-19 ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. Vắc xin không bảo vệ 100%, vì vậy những người được tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Đồng thời, các biến thể mới của Corona có khả năng kháng vắc xin hơn.
Lựa chọn tốt nhất cho nhiều quốc gia
Các nhà dịch tễ học cho biết các quốc gia không nên ngừng sử dụng vắc xin từ Trung Quốc, đặc biệt trong khi nguồn cung vắc xin bị hạn chế ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã phê duyệt vắc xin của Sinopharm và Sinovac là các quốc gia đang phát triển, không thể cạnh tranh với các quốc gia giàu có hơn để có nguồn vắc xin từ Mỹ và Châu Âu.
Ben Cowling, giáo sư Trường Y tế Công cộng của Đại học Hồng Kông, cho biết các quốc gia có thể quyết định sử dụng một số loại vắc xin tùy thuộc vào mục tiêu dài hạn của họ.
Cowling, người đứng đầu bộ phận thống kê sinh học và dịch tễ học của trường, nói với CNBC: “Một số quốc gia có thể chấp nhận mức độ lây truyền bệnh thấp miễn là có tương đối ít ca nặng và ca tử vong do COVID-19”.
“Điều đó có thể đạt được với mức độ bao phủ cao của bất kỳ loại vắc xin nào hiện có”.
Tuy nhiên, một số quốc gia đang tránh xa vắc xin Trung Quốc. Tháng trước, Costa Rica từ chối nhận vắc xin Sinovac sau khi kết luận vắc xin này không đủ hiệu quả.
Chấp thuận của WHO
WHO đã phê duyệt vắc xin Sinopharm và Sinovac để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Hiệu quả của hai loại vắc xin Trung Quốc này được cho là thấp hơn so với Pfizer-BioNTech và Moderna - hai loại vắc xin có hiệu quả hơn 90%.
Theo WHO, vắc xin Sinopharm có hiệu quả chống lại lây nhiễm có triệu chứng là 79%, nhưng hiệu quả đối với một số nhóm, ví dụ những người từ 60 tuổi trở lên, không rõ ràng.
Hiệu quả của mũi tiêm Sinovac đạt khoảng 50% đến hơn 80%, tùy thuộc nơi cuộc thử nghiệm được tổ chức là quốc gia nào.
Các chuyên gia cho biết không thể so sánh trực tiếp phát hiện từ các thử nghiệm lâm sàng khác nhau vì mỗi thử nghiệm được thiết lập khác nhau.
Nhưng một nghiên cứu ở Hồng Kông cho thấy mức kháng thể “cao hơn đáng kể” ở những người được tiêm BioNTech, so với những người được tiêm Sinovac của Trung Quốc, tờ South China Morning Post đưa tin.
Một số chuyên gia cho rằng công nghệ đằng sau các loại vắc xin khác nhau có thể giải thích sự khác biệt về hiệu quả.
Các loại vắc xin của Sinopharm và Sinovac kích hoạt phản ứng miễn dịch bằng cách cho cơ thể tiếp xúc với virus bị suy yếu hoặc “bất hoạt” - một phương pháp đã được thử nghiệm và kiểm tra, sử dụng trong nhiều thập kỷ.
Pfizer-BioNTech và Moderna làm vắc xin dựa trên công nghệ có tên gọi “RNA truyền tin”, công nghệ này hướng cơ thể sản sinh các protein virus tạo ra phản ứng miễn dịch.
“Vắc xin bất hoạt rất dễ sản xuất và nổi tiếng an toàn, nhưng có xu hướng tạo ra phản ứng miễn dịch kém hơn một số loại vắc xin khác”, Michael Head, nhà nghiên cứu cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Southampton ở Anh, viết trên trang The Conversation.
Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng lớn ở giai đoạn ba cho thấy vắc xin bất hoạt có “hiệu quả cao trong phòng chống bệnh nặng và tử vong từ COVID-19”, theo Cowling.
Giáo sư này nói với CNBC rằng sự gia tăng đột biến về số ca ở một số quốc gia sử dụng vắc xin Trung Quốc “có xu hướng tăng ở các ca bệnh nhẹ, với rất ít trường hợp nặng ở những người được tiêm chủng đầy đủ”.
Miễn dịch cộng đồng
Khi vắc xin có hiệu quả thấp hơn, cần có nhiều người được tiêm chủng hơn để đạt được “miễn dịch cộng đồng”.
Điều đó xảy ra khi virus không còn lây truyền nhanh nữa vì hầu hết mọi người đã miễn dịch do được tiêm ngừa hoặc đã khỏi sau khi nhiễm bệnh.
Một số quốc gia quyết định cố gắng đạt miễn dịch cộng đồng sớm trong đại dịch, nhưng hiện chưa có quốc gia nào được coi là thành công.
Một số cho biết họ sẽ đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, chẳng hạn như Thụy Điển, nước bị COVID-19 tấn công nặng nề hơn nhiều so với các nước láng giềng đi theo con đường tiêm chủng.
Một nghiên cứu của Viện Kirby thuộc Đại học New South Wales ở Sydney cho thấy ở bang New South Wales, Úc, khả năng miễn dịch cộng đồng có thể đạt được nếu 66% dân số được tiêm vắc xin với 90% hiệu quả.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dân số cần được tiêm chủng tăng lên tới 86% nếu hiệu quả của vắc xin là 70%, và không thể đạt được miễn dịch cộng đồng nếu hiệu quả vắc xin dưới 60%, nghiên cứu cho thấy.
(Theo CNBC)
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số, gồm thể chế số, hạ tầng số, nguồn nhân lực số để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện.
Sự kiện - 12/10/2024 15:31
[Cafe Cuối tuần] Điện tăng giá – Người dân và doanh nghiệp còn mong chờ gì từ EVN?
Sau khi tiết lộ các số liệu về thua lỗ trong năm 2022-2023, EVN tự tin công bố việc tăng giá điện trong cuộc họp báo ngày 11/10.
Sự kiện - 12/10/2024 09:28
Công ty vàng SJC tìm con đường phát triển mới
Công ty vàng SJC đang mở thêm lĩnh vực mới như ra mắt những sản phẩm mới được chế tác từ trầm hương, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồng hồ và mắt kính.
Sự kiện - 12/10/2024 07:15
Ra mắt Đặc san Toàn cảnh kinh tế tư nhân
Đặc san Toàn cảnh kinh tế tư nhân mang đến bức tranh tổng quát về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong gần 40 năm qua, từ những chuyển động về chủ trương, chính sách, pháp luật đến sự hình thành và lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân.
Sự kiện - 11/10/2024 15:37
Phú Yên đã xử lý, thu hồi loại dự án sai phạm sau kết luận thanh tra
Sau kết luận thanh tra, Phú Yên đã chủ động làm việc với các nhà đầu tư để thống nhất giải pháp xử lý để đảm bảo triển khai các dự án đúng quy định pháp luật; đồng thời, thu hồi các dự án sai phạm.
Sự kiện - 11/10/2024 09:15
Bão Milton khiến ít nhất 14 người chết, gây lụt lội ở Florida
Theo thống kê của CNN, số người chết vì bão Milton tại Florida ít nhất là 14 người sau khi Quận Hillsborough công bố thêm một trường hợp tử vong vào hôm thứ Năm.
Sự kiện - 11/10/2024 08:15
Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Sự kiện - 10/10/2024 19:15
Hà Nội: Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa gặp mặt doanh nhân
Sáng 10/10, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), kỷ niệm 79 năm Ngày Luật sư Việt Nam (10/10/1945 - 10/10/2024) và kỷ niệm 11 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nhân.
Sự kiện - 10/10/2024 13:51
Bão Milton đổ bộ vào nước Mỹ, tấn công Florida với sức gió tàn phá, sóng thần thảm khốc
Bão Milton đổ bộ với sức gió 120 dặm/giờ vào tối thứ Tư, giờ Mỹ (rạng sáng thứ Năm, giờ Việt Nam) gần Siesta Key, Florida, tấn công bờ biển phía tây của tiểu bang trước khi di chuyển về phía đông, theo Foxnews.
Sự kiện - 10/10/2024 10:09
Bí thư Hà Nội: Khơi dậy niềm tự hào và khát vọng xây dựng Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại'
Trên chặng đường lịch sử nghìn năm văn hiến, anh hùng của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 đánh dấu một mốc son chói lọi.
Sự kiện - 10/10/2024 09:49
'Tháo gỡ vướng mắc pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp'
Diễn đàn Kinh doanh và pháp luật năm 2024 với chủ đề Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/10/2024 06:15
9 tháng, Quảng Nam thu hút hơn 134 triệu USD vốn FDI
Trong 9 tháng 2024, tỉnh Quảng Nam cấp mới 10 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 134,85 triệu USD; thu hồi 2 dự án, giảm 1 dự án so với cùng kỳ và ngừng hoạt động 1 dự án FDI...
Sự kiện - 09/10/2024 18:21
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường carbon để doanh nghiệp tham gia'
Việt Nam cần sớm thiết lập một hệ thống chính sách đồng bộ và xây dựng, hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường carbon, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào các dự án giảm phát thải và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Sự kiện - 09/10/2024 10:19
Chân dung tân Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An
Bà Nguyễn Thị Hồng Hoa, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An vừa được Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An điều động giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Sự kiện - 09/10/2024 09:30
Huy động nguồn lực thúc đẩy chuyển đổi số trong SME
Các gói giải pháp ưu đãi riêng cho các SME, giúp DN giảm tối đa chi phí tư vấn hay các giải pháp số nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.
Sự kiện - 09/10/2024 06:55
Giải gôn từ thiện Swing for the Kids lần thứ 17 diễn ra ngày 12/10
Ngày 12/10 tới, tại sân gôn Kings Island Golf Resort (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Báo Đầu tư sẽ tổ chức giải gôn từ thiện Thường niên Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 17
Sự kiện - 08/10/2024 17:24
- Đọc nhiều
-
1
Chủ dự án 207 triệu USD ở Huế sẽ trả tiền đền bù cho người dân
-
2
3 doanh nghiệp nhà nước lỗ luỹ kế 53,4 nghìn tỷ đồng
-
3
Nhà máy ô tô đầu tiên tại Quảng Ninh sẽ chạy thử từ cuối năm 2024
-
4
Nhà đầu tư nước ngoài khó tiếp cận bất động sản Hà Nội và TP.HCM
-
5
Doanh nghiệp địa ốc đã vượt qua giai đoạn 'sinh tử'
Đáng đọc
- Đáng đọc
Giá bất động sản 'ăn theo' tuyến metro
Đầu tư - Update 2 week ago
Hiện tượng bất thường tại Minh Khang CTP
Tài chính - Update 3 week ago
Các nhà đầu tư toàn cầu ngừng di cư khỏi Trung Quốc
Thị trường - Update 1 week ago