Nông sâu năng lực nhà đầu tư đề xuất siêu dự án LNG Chân Mây 6 tỷ USD

Nhàđầutư
Để được chấp thuận đầu tư dự án LNG Chân Mây, nhóm Wealth Power Group cùng đối tác Mỹ sẽ còn rất nhiều việc phải làm, một trong số đó là phải chứng minh được năng lực tài chính.
HÓA KHOA
11, Tháng 11, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Để được chấp thuận đầu tư dự án LNG Chân Mây, nhóm Wealth Power Group cùng đối tác Mỹ sẽ còn rất nhiều việc phải làm, một trong số đó là phải chứng minh được năng lực tài chính.

nhadautu - cac ong chu du an dien khi LNG 6 ty USD dang kinh doanh the nao

 (Ảnh minh họa: Internet)

Điện khí LNG Chân Mây

Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, lãnh đạo tỉnh đã có cuộc gặp với nhà đầu tư, đối tác của dự án Nhà máy điện khí Chân Mây LNG hôm 7/11.

Theo thông tin công bố, dự án do CTCP Chân Mây LNG đầu tư và phát triển. Đây là dự án điện tư nhân (IPP), có vốn sở hữu 60% của Mỹ và 40% của Việt Nam. Khi đi vào hoạt động, dự tính hàng năm nhà máy sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình 24 – 25 tỷ kWh.

Dự án có tổng mức đầu tư 6 tỷ USD, được triển khai qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 nhà đầu tư sẽ xây dựng 3 tổ máy với tổng công suất 2.400MW, và dự kiến đưa vào vận hành thương mại giai đoạn 2024-2026. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng 2 tổ máy với tổng công suất 1.600MW, vận hành thương mại giai đoạn 2026-2028. Sản lượng điện trung bình hằng năm cho 1 tổ máy 4.800 triệu kWh.

Một số cơ quan truyền thông cho chạy tiêu đề: "Huế sắp có nhà máy điện khí LNG 6 tỷ USD". Tuy nhiên phải làm rõ rằng, cũng như nhiều dự án điện khí LNG tỷ đô đang đề xuất khác, chủ đầu tư CTCP Chân Mây LNG còn phải trải qua rất nhiều thủ tục pháp lý khác để có thể được chấp thuận đầu tư dự án.

Trong đó, một trong những nội dung quan trọng, là thẩm định năng lực tài chính của nhà đầu tư. Theo quy định pháp luật hiện hành, chủ đầu tư dự án LNG Chân Mây cần ít nhất 15% vốn tự có - vào khoảng 900 triệu USD, tương đương chừng 20.000 tỷ VND. Dù vậy, cái tên CTCP Chân Mây LNG, cùng các cổ đông góp vốn vẫn còn là ẩn số với phần đa công chúng.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, CTCP Chân Mây LNG được thành lập cuối năm 2019, có vốn điều lệ 23 tỷ đồng, với 2 cổ đông sáng lập nước ngoài là Pacific Rim Investment and Management Inc (Mỹ) nắm 51% và Việt kiều Mỹ Trần Sĩ Chương sở hữu 20%.

Đến tháng 5/2020, cơ cấu cổ đông Chân Mây LNG đổi thành: Ông Trần Sĩ Chương - 9% và Rockhold John Paul France (Mỹ) – 51%.

Ngoài vai trò cổ đông, ông Trần Sĩ Chương (SN 1955) còn là Chủ tịch HĐQT công ty. Ông Chương không phải cái tên quá xa lạ. Giai đoạn 4/2014 đến 4/2019, ông là Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC). Ngoài ra, ông đã từng là Cố vấn về kinh tế và tiền tệ cho Ủy ban Ngân hàng Quốc hội Hoa kỳ và sau đó là Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Kinh tế Phát triển quốc tế James Riedel Associates, Inc. tại Washington, D.C. Cùng với đó, ông đã có hơn 25 năm kinh nghiệm tư vấn kinh tế và chiến lược phát triển doanh nghiệp tại Hoa Kỳ và cho một số doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam. Ông hiện đang là Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Nhân sự Le & Associates, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư HDI.

Trong khi đó, ông Rockhold John Paul France (SN 1953) nắm vị trí Tổng giám đốc Chan May LNG. Theo tìm hiểu, ông từng là Trưởng đại diện Energy Capital Vietnam LLC (trụ sở tại TP.HCM) theo sự điều phối của Pacific Rim Investment and Management Inc tại Mỹ (PRIM). Tuy nhiên, hợp đồng giữa PRIM và ông John Rockhold đã kết thúc vào Quý 4 năm 2019, đồng nghĩa với việc kết thúc vai trò đại diện của ông tại ECV

Energy Capital Vietnam LLC (ECV) cùng KOGAS Corporation và Excelerate Energy LP là liên danh nhà đầu tư đề xuất đầu tư dự án Nhà máy điện khí LNG Mũi Kê Gà quy mô 5 tỷ USD tại Bình Thuận. 

Trên website của mình, ECV giới thiệu được thành lập từ năm 2015, là công ty quản lý tài sản và phát triển tập trung vào Việt Nam. Trọng tâm của ECV là tạo cơ hội đầu tư an toàn vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và năng lượng.

Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc ECV là ông David Lewis. Trước lĩnh vực năng lượng, ông từng làm việc tại Chính quyền liên bang Mỹ. Ngoài ra, ông có kinh nghiệm làm việc tại Capitol Hill (nơi đặt trụ sở của Chính phủ Mỹ) khi tập trung làm việc ở các vấn đề an ninh quốc gia và cựu chiến binh. 

Trước khi thành lập ECV, ông David Lewis từng đồng sáng lập một công ty dầu khí thượng nguồn, doanh nghiệp này đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong tiểu vùng Bắc Texas.

Đối tác Việt là ai?

Cơ cấu cổ đông của Chân Mây LNG đến tháng 5/2020 đổi thành: Ông Trần Sĩ Chương - 9% và nhà đầu tư cá nhân Rockhold John Paul France – 51%. Phần 40% còn lại, do cổ đông Việt Nam nắm giữ, không được công bố. 

Dù vậy, lưu ý rằng Tổng giám đốc/ Người đại diện theo pháp luật Chân Mây LNG là bà Trần Thị Hương Hà - vốn là một mắt xích quan trọng của CTCP Tập đoàn Wealth Power Việt Nam. Sự xuất hiện của nữ doanh nhân sinh năm 1975 từ thời điểm thành lập không khỏi khiến giới đầu tư đặt giả thiết về khả năng Wealth Power Group góp mặt tại dự án Chân Mây LNG. (Đọc thêm bài viết: Tham vọng kín tiếng của Wealth Power Group - ông lớn năng lượng Việt tại Lào).

Giả thiết này càng được củng cố khi theo một tài liệu của Nhadautu.vn, Wealth Power Group tại thời điểm tháng 5/2020 trực tiếp sở hữu 29% cổ phần trong doanh nghiệp dự án CTCP Chân Mây LNG. 

Wealth Power Group hồi tháng 9/2020 thu hút sự chú ý của giới đầu tư khi là 1 trong 3 chủ đầu tư (cùng National Consulting Group Sole Company và Power Company Limited Thepvongsa) tham gia ký kết phát triển 2 dự án điện mặt trời tại Lào với tổng vốn đầu tư lên tới 332,2 triệu USD. 

Dù mới chỉ hoạt động 2 năm, giới chủ Wealth Power Group Vietnam đã sở hữu một hệ sinh thái đa dạng, gồm: CTCP Chân Mây LNG, CTCP Năng Lượng BS Việt Nam, CTCP Đầu tư Đoàn Sơn Thủy, CTCP Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam, CTCP Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam Việt, CTCP Thương mại Du lịch Thanh Toàn Paragon, CTCP Tập Đoàn Đa Biên hay CTCP Đầu tư Bất động sản Wealth Land.

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, Wealth Power Group (công ty mẹ) không có doanh thu và ghi nhận lỗ thuần gần 1,6 tỷ đồng trong năm 2019. Đây là nguyên nhân chính khiến tổng tài sản/vốn chủ sở hữu doanh nghiệp còn 21,4 tỷ đồng, dù vốn góp chủ sở hữu là 23 tỷ.  

Dù vậy, để hiểu tường tận tiềm lực Wealth Power Group, hay nói đúng hơn là giới chủ tập đoàn này, sẽ là hợp lý khi đề cập thêm tình hình tài chính các doanh nghiệp cốt lõi.

nhadautu - Wealth Power Group

 

Thành lập vào tháng 1/2017, CTCP Đầu tư Đoàn Sơn Thủy là cái tên nổi danh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo khi sở hữu Nhà máy điện mặt trời Phong Điền 2 (tọa lạc tại thôn Lương Mai, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), tổng vốn khoảng 120 tỷ đồng.

Trong năm 2019, Đoàn Sơn Thủy không có doanh thu và ghi nhận lỗ thuần hơn 389 triệu đồng. Trên bảng cân đối kế toán, tính đến hết năm 2019, tổng tài sản công ty đạt hơn 407,8 tỷ đồng, tăng hơn 108% so với số đầu kỳ. Trong đó, vốn chủ sở hữu (299,4 tỷ) chiếm 73,4%, phần còn lại 26,6% là nợ phải trả.

Một mắt xích khác của giới chủ Wealth Power Group là CTCP Năng lượng Tái tạo Việt Nam – hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện, đầu tư nhà máy điện mặt trời. Hiện tại, Người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT công ty là ông Đặng Mạnh Cường (sinh năm 1977).

Tính đến tháng 4/2019, vốn điều lệ công ty là 250 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Bà Trần Thị Hương Hà (99,762%), Lê Đức Thoa (0,170%) và Chử Văn Quang (0,068%).

Với việc lỗ thuần 482,5 triệu đồng trong năm 2019, tổng tài sản/vốn chủ sở hữu Năng lượng Tái tạo Việt Nam giảm xuống còn hơn 249 tỷ đồng.

Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam được biết đến là chủ đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Đầm Trà Ổ, tại thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, Bình Định. Theo tìm hiểu, nhà máy được xây dựng trên diện tích 60 ha mặt nước và 0,6 ha mặt đất, với công suất thiết kế là 50 Mwp, tổng vốn đầu tư 1.440 tỷ đồng. Dự kiến đến quý II/2019, nhà máy sẽ hoàn thành đi vào hoạt động.

Vào ngày 2/11/2018, Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) đã ký kết hợp đồng mua bán điện cho các dự án Nhà máy Điện mặt trời Phong Điền 2 (chủ đầu tư Đoàn Sơn Thủy) và Nhà máy Điện mặt trời đầm Trà Ổ (chủ đầu tư Năng lượng tái tạo Việt Nam).

Một cái tên khác là CTCP Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam Việt. Vốn điều lệ công ty tính đến tháng 6/2020 đạt 200 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông gồm: Trần Thị Hương Hà (81,66%), Trần Thị Thùy Trang (16,67%) và Lê Đức Thoa (1,67%).

Tương tự Năng lượng tái tạo Việt Nam, khoản lỗ thuần gần 253,5 triệu đồng đã đẩy tài sản/vốn chủ sở hữu công ty xuống hơn 199,7 tỷ đồng vào cuối năm ngoái. 

Năng Lượng Tái Tạo Việt Nam Việt là chủ sở hữu dự án Nhà máy điện mặt trời Mỹ Hiệp (tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) với tổng diện tích 55,927 ha. Được biết, dự án đã được tỉnh Bình Định cấp chủ trương đầu tư vào ngày 25/1/2019 với tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ