Nới room: Chờ sửa tận gốc “đầu bài”

TƯỜNG VI
10:09 17/05/2018

Mùa đại hội đồng cổ đông 2018 ghi nhận ít nhất 5 DN quyết tâm mở cánh cửa chào đón vốn ngoại. Tuy nhiên, số DN “dám” mở room tính trên 1.500 DN đại chúng trên sàn là quá nhỏ, cho thấy bài toán chính sách vẫn thiếu lời giải thấu đáo cho việc nới room.

09_FXPW

Sáng kiến 1: Các bộ, ngành cần thống nhất lại

Trong diễn đàn bàn chính sách thu hút vốn ngoại vào Việt Nam, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) nêu quan điểm, việc có quá ít DN nới room, ngoài nguyên nhân chủ quan do bản thân cổ đông DN không muốn, thì còn có những vướng mắc pháp lý hiện hữu.

Thứ nhất, đa số các DN đại chúng đều đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh, trong đó có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành chưa quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Với những DN này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49% theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP. Thực tế, nhiều DN trước khi nới room đã phải thực hiện việc bỏ bớt các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên, không phải DN nào cũng có thể bỏ bớt, nếu ngành nghề cần bỏ đang có đóng góp đáng kể vào hiệu quả của DN.

Thứ hai, với các DN mạnh dạn nới room, khi sở hữu nước ngoài chiếm trên 51% thì theo Luật Đầu tư, DN sẽ phải chịu nhiều sự hạn chế. Cụ thể, DN phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC.

Tức là DN sẽ bị giới hạn về room nước ngoài khi đầu tư, góp vốn, mua cổ phần vào DN khác như nhà đầu tư nước ngoài. Quy định này buộc các DN phải cân nhắc bài toán được - mất.

Và bài toán khó nhất là khi DN đã đưa cổ phiếu lên sàn, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại thay đổi hàng giờ, hàng phút, DN làm thế nào để biết được thời điểm nào room vượt 51%, thời điểm nào thấp hơn để tuân thủ đúng quy định tại Luật Đầu tư?

Thứ ba, các DN nới room sẽ chịu các ràng buộc nhất định trong hoạt động kinh doanh theo hướng chặt chẽ hơn so với DN trong nước. Chẳng hạn, khi có trên 51% vốn ngoại, DN muốn mua cổ phần trên TTCK sẽ phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán với Trung tâm Lưu ký chứng khoán.

Với các công ty chứng khoán (CTCK) có nước ngoài nắm trên 51% thì sẽ phải chịu ràng buộc về tự doanh, thanh toán, vay và cho vay đầu tư chứng khoán theo hướng chặt hơn các CTCK nội địa.

Trong hoạt động thực tế, các DN có 51% vốn ngoại trở lên sẽ không được kinh doanh một số ngành nghề như phân phối lúa gạo, đường mía, thuốc lá, dầu thô, dược phẩm, đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài…

Đó là chưa kể các DN hoạt động trong những ngành mà các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Nhận diện những khó khăn trên, ông Sơn cho rằng, song song với việc sửa Luật Chứng khoán, phương án tốt nhất là các bộ, ngành cùng phối hợp lại, ban hành một danh mục cụ thể về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu có một danh mục như vậy thì nhà quản lý, nhà đầu tư và các DN điều thấy rõ không gian nới room và căn cứ vào đó để quyết định việc này.

Sáng kiến 2: Luật Đầu tư không áp dụng với công ty đại chúng

Theo quan sát của Báo Đầu tư Chứng khoán, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP đến nay, vướng mắc về room luôn xuất hiện trong hàng loạt kiến nghị của nhà đầu tư, của DN với nhà quản lý.

Các ý kiến đều chỉ ra hiện trạng vướng mắc, nhưng làm cách nào để xử lý những điểm vướng đó, khi một bên là Luật Đầu tư, một bên là các văn bản cấp nghị định, thông tư điều tiết TTCK, là bài toán chưa có lời giải khả thi.

Trong kiến nghị chính sách phát triển TTCK 2018, Công ty Quản lý quỹ SSI (SSIAM) đưa ra một gợi mở đáng xem xét. Theo công ty này, do Chính phủ đang trong giai đoạn nghiên cứu sửa đổi cả Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán, nên đây là cơ hội thuận lợi nhất định định hình lại bài toán về room.

Theo đó, Luật Đầu tư mới cần có quy định, Luật này không áp dụng đối với các công ty đại chúng, quỹ đầu tư đại chúng, từ đó cho phép sở hữu nước ngoài lên đến 100% trong các công ty đại chúng, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định cụ thể, rõ ràng về tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhỏ hơn. Quy định như vậy sẽ giúp bài toán nới room “giải được”. Theo SSIAM, chính sách như vậy sẽ tăng sức hút nguồn vốn ngoại vào TTCK Việt Nam.

Ai đó từng nói, nếu tìm ra cách giải được tường tận bài toán nới room tại Việt Nam thì người ấy xứng đáng được đề cử trao giải Nobel. Tuy nhiên, đó là nhận xét vui trong bối cảnh 2 năm qua, các “bộ óc” tốt nhất cũng không tìm ra lời giải trọn vẹn, phù hợp với các luật hiện thời.

Sửa luật là cơ hội để thay đổi yếu tố đầu vào (đầu bài) cho bài toán nới room tại Việt Nam. Đầu bài mới phải làm sao để bài toán có thể giải được, vượt qua tình trạng bế tắc (vừa làm, vừa lo) như gần 2 năm qua.

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

  • Cùng chuyên mục
Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.

Tài chính - 10/06/2025 11:57

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.

Tài chính - 10/06/2025 11:47

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Tài chính - 10/06/2025 08:29

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.

Tài chính - 09/06/2025 14:59

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS

Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.

Tài chính - 09/06/2025 06:45

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu

Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.

Tài chính - 08/06/2025 09:00

Cuộc chơi mới của HAGL

Cuộc chơi mới của HAGL

Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.

Tài chính - 07/06/2025 06:45

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản

Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.

Tài chính - 06/06/2025 21:45

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao

Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 06/06/2025 12:24

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa

Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.

Tài chính - 06/06/2025 11:17

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV

CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.

Tài chính - 06/06/2025 10:40

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế

Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.

Tài chính - 05/06/2025 14:52

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?

Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI

Tài chính - 05/06/2025 13:55

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản

Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.

Tài chính - 05/06/2025 13:45

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Gemadept sẽ tung nghìn tỷ mua lại cổ phiếu nếu giá giảm mạnh

Khi giá cổ phiếu rớt về dưới 1,5 lần giá trị sổ sách, Gemadept sẽ thực hiện mua lại tối đa 21 triệu cổ phiếu để bảo vệ quyền lợi của công ty và cổ đông.

Tài chính - 05/06/2025 07:00

VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?

VPG làm ăn thế nào trước khi chủ tịch bị khởi tố?

Dưới thời ông Nguyễn Văn Bình, bên cạnh lĩnh vực chế biến và kinh doanh khoáng sản, VPG còn là cái tên nổi bật trong mảng bất động sản với những bước đi ấn tượng, doanh thu thuần của công ty này có năm vượt 16.000 tỷ đồng.

Tài chính - 04/06/2025 12:28