Nợ xấu vì COVID-19 khiến ngân hàng "đỏ mắt" đi tìm vốn
Áp lực tăng vốn vì COVID-19 ngày nay đến các nhà băng còn lớn hơn nhiều so với những năm trước loay hoay tăng vốn điều lệ để đáp ứng tiêu chí Basel II.
Nhiều ngân hàng tăng gọi vốn
Thêm nhiều ngân hàng thương mại mới đây được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ. Chẳng hạn như Ngân hàng ACB dự kiến tăng vốn điều lệ từ 16.627 tỉ đồng lên 21.615 tỉ đồng thông qua phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận với tỷ lệ 30%, hay Ngân hàng Bắc Á, dự kiến tăng lên từ 6.500 tỉ đồng lên 7.085 tỉ đồng.
Trước đó vào tháng 6, SeABank cũng được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 9.369 tỉ đồng lên 12.088 tỉ đồng theo phương án đã được duyệt tại đại hội cổ đông năm ngoái.
Bên cạnh việc được chấp thuận phương án tăng vốn, nhiều ngân hàng cũng công bố thương vụ tăng vốn thành công từ đầu năm đến nay.

Sức ép tăng Covid-19 lên các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ hơn. Ảnh minh họa: TTXVN.
Điển hình như SHB, ngân hàng này tăng vốn điều lệ lên mức 17.558 tỉ đồng thông qua việc phát hành hơn 550 triệu cổ phiếu, bao gồm hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu ra công chúng. Trong năm nay, SHB dự kiến “đẩy” vốn lên đến con số 19.314 tỉ đồng.
Một điểm nhấn khác là Ngân hàng OCB cũng đã hoàn tất thương vụ tăng vốn từ việc phát hành riêng lẻ cho đối tác Nhật là Ngân hàng Aozora, đưa mức vốn điều lệ hiện hữu tăng từ 7.898 tỉ đồng lên 8.767 tỉ đồng. Chưa dừng lại, Ngân hàng này còn dự kiến tăng vốn điều lệ lên tới 11.275 tỉ đồng.
Trước đó, vào tháng 2, Ngân hàng Quân Đội (MB) thu về hơn 1.736 tỷ đồng tăng vốn từ việc phát hành riêng lẻ, nhưng mức thực hiện thấp hơn so với kế hoạch đặt ra, đưa mức vốn điều lệ của ngân hàng lên mức 24.370 tỉ đồng.
Đáng chú ý là cả những ngân hàng nhỏ cũng có các chuyển động tăng vốn mới. Theo đó, Ngân hàng Việt Á mới đây công bố hoàn tất đợt chào bán gần 93,4 triệu cổ phiếu ra công chúng, thu về gần 974 tỉ đồng để tăng vốn, nâng mức vốn điều lệ lên 4.473 tỉ đồng.
Theo báo cáo của Công ty chứng khoán SSI, trong năm 2019, có 5 ngân hàng niêm yết đã tăng vốn điều lệ thành công. Hai thương vụ đáng chú ý nhất là Vietcombank huy động từ GIC (Singapore) và Mizuho (Nhật Bản) để tăng vốn thêm xấp xỉ 265 triệu đô la (tương ứng vốn tăng 3,1%), hay thương vụ BIDV phát hành 15% cổ phần cho Keb Hana Bank với giá trị 876 triệu đô la.
Có thể nhận thấy trong năm nay các ngân hàng tiếp tục đưa ra kế hoạch tăng vốn “khủng” và đồng loạt. Chẳng hạn như HDBank với kế hoạch tăng vốn từ mức 9.810 tỉ đồng lên hơn 16.088 tỉ đồng, thông qua phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần với tỷ lệ lên đến 65%. Tương tự, Ngân hàng VIB cũng dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20%, tăng vốn điều lệ từ mức 9.245 tỉ đồng đồng lên 11.094 tỉ đồng.
Trên thực tế, kế hoạch tăng vốn hàng năm đều được đưa ra, nhưng đa phần hoãn lại với lý do là tình hình thị trường không thuận lợi. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là đến mùa dịch Covid-19 thì nhiều ngân hàng đang nỗ lực tăng cường huy động vốn nhiều hơn.
Áp lực tăng vốn mùa dịch
Trên thực tế, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu diễn tiến phức tạp từ đầu quí 1, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng không trả cổ tức bằng tiền mặt trong giai đoạn này, sử dụng khoản lợi nhuận giữ lại để đảm bảo thanh khoản và an toàn vốn. Các ngân hàng thương mại đã lấy phần lợi nhuận này để tranh thủ tăng vốn, điều mà các tổ chức tín dụng không dễ dàng thực hiện trong nhiều năm qua vì áp lực “đòi” cổ tức của cổ đông.
Trong nhiều năm qua, áp lực tăng vốn của các ngân hàng ngày càng mạnh hơn khi hạn cuối thực hiện các tiêu chí an toàn mới theo chuẩn quốc tế Basel II cận kề. Đến kỳ Covid-19 lần này, các nhà băng thêm lần nữa đứng trước áp lực tăng vốn mạnh mẽ hơn.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, dịch bệnh Covid-19 khiến nợ xấu tăng lên, từ đó ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu ngân hàng (do phải trích lập dự phòng) giảm mạnh. “Lo ngại không đạt các tiêu chí an toàn trong Thông tư 41, nên nhiều ngân hàng rất nỗ lực trong việc tăng vốn”, ông Hiếu nhận định.
Do đó, vấn đề tăng vốn giúp “vùng đệm” an toàn của nhà băng được mở rộng, bên cạnh việc tăng khả năng cho vay, giúp ngân hàng tăng khả năng ứng phó với các khoản nợ xấu đang bị đe dọa tăng lên vì Covid-19, được nhiều nhà băng tập trung đưa vào mục tiêu cụ thể trong năm nay.
Trên thực tế, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu diễn tiến phức tạp từ đầu quí 1, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng không trả cổ tức bằng tiền mặt trong giai đoạn này, sử dụng khoản lợi nhuận giữ lại để đảm bảo thanh khoản và an toàn vốn. Các ngân hàng thương mại đã lấy phần lợi nhuận này để tranh thủ tăng vốn, điều mà các tổ chức tín dụng không dễ dàng thực hiện trong nhiều năm qua vì áp lực “đòi” cổ tức của cổ đông.
Tuy nhiên, thách thức tăng vốn trong thời kỳ dịch bệnh là hoàn toàn không dễ dàng, bởi sự lo ngại của giới đầu tư về sự bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là những khoản đầu tư vào ngân hàng là dài hạn. Báo cáo trước đó của nhiều định chế tài chính đều tin rằng, chi phí vốn của các nhà băng sẽ tăng lên trong bối cảnh tỷ suất lợi nhuận giảm đi.
Do đó, việc giữ lại lợi nhuận được xem là phương án tốt để giúp các ngân hàng nội địa tăng vốn, tăng nội lực trong giai đoạn này, dù còn đó những nghi ngại về “độ ảo” của lợi nhuận báo cáo khi nhiều khoản lãi chỉ là “dự thu”.
Chia sẻ trước đó, nhiều lãnh đạo ngân hàng Việt Nam cho rằng ảnh hưởng thực sự của dịch bệnh Covid-19 đến các nhà băng sẽ có độ trễ, ít nhất là vào cuối năm nay. Chất lượng tài sản của nhà băng cũng được nhiều chuyên gia tin rằng đang có xu hướng giảm đáng kể, dù được điều chỉnh bởi Thông tư 01, cho phép các ngân hàng tái cấu trúc nợ trong mùa Covid-19.
Ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng trong bối cảnh năm 2021 và xa hơn, khả năng dẫn tới khủng hoảng tài chính tại Việt Nam sẽ phụ thuộc vào mức độ khỏe mạnh của hệ thống ngân hàng, dù hiện nay các ngân hàng hạn chế các khoản cho vay rủi ro. “Nếu ngân hàng khỏe mạnh thì nền kinh tế vẫn đứng vững, vẫn sẵn sàng cho vay, đến khi đại dịch được kiểm soát, dòng vốn vẫn luân chuyển thì nền kinh tế vẫn sẽ hồi phục được”, ông Thành nhìn nhận.
Trong một diễn biến có liên quan, NHNN mới đây đề xuất giãn lộ trình áp dụng tỷ lệ “tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn” trong 6 tháng hoặc 1 năm.
Theo NHNN thì việc giảm tỷ lệ này, từ mức 40% về 37% vào thời điểm đầu tháng 10 tới đây có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn, do dự kiến lượng tiền gửi sẽ còn giảm do tác động của Covid-19.
Việc lùi thời hạn thực hiện một trong số các tiêu chí an toàn của Basel II rõ ràng cho thấy, áp lực “chìm” của Covid-19 đến hệ thống ngân hàng còn lớn hơn “bề nổi” bên ngoài khá nhiều.
Theo The Saigontimes
- Cùng chuyên mục
Chính phủ đề xuất NHNN quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Chính phủ đề xuất chuyển quyền quyết định từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với khoản cho vay đặc biệt lãi suất 0%/năm và không có tài sản bảo đảm.
Tài chính - 20/05/2025 14:06
City Auto: Trả cổ tức tiền mặt sau 6 năm, gia nhập bán xe VinFast
Lãnh đạo City Auto thừa nhận việc bán xe hiện nay khá khó kiếm lời, công ty sẽ tăng cường các nguồn thu nhập khác như phụ kiện, dịch vụ, bảo hiểm, tài chính.
Tài chính - 20/05/2025 13:01
Thấy gì từ tín hiệu đảo chiều của khối ngoại?
Dù chưa thay đổi được trạng thái bán ròng tính từ đầu năm, song giao dịch của khối ngoại nửa đầu tháng 5 được nhiều nhóm phân tích gọi là "tín hiệu đảo chiều" sau 2 năm miệt mài xả hàng.
Tài chính - 20/05/2025 11:02
Nghị quyết 68: Thêm lực đẩy cho nhà ở xã hội
Nghị quyết 68 được đánh giá sẽ định hướng phát triển cân bằng hơn cho thị trường địa ốc, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tham gia phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Tài chính - 20/05/2025 07:00
Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn
Novaland dự kiến xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ theo yêu cầu bồi hoàn của cổ đông lớn.
Tài chính - 19/05/2025 14:23
Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ
Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ các nút thắt trong quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và góp phần vào lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 19/05/2025 06:45
Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký
Một lãnh đạo Gemadept chỉ mua hơn 65% lượng cổ phiếu đăng ký khi giá GMD hồi mạnh từ đáy 9/4.
Tài chính - 18/05/2025 09:18
Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'
Ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai cho biết, công ty này đã phải "trả giá" vì những sai lầm tại dự án Phước Kiển nên hạn chế đi vay. Đồng thời, công ty cũng lên kế hoạch đổi tên sau 30 năm tồn tại.
Tài chính - 18/05/2025 08:36
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
Sau 15 năm hình thành và phát triển, dưới sự dẫn dắt của CEO Lê Thị Bình, vốn điều lệ Dược Phẩm Tâm Bình tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 100 tỷ đồng. Công ty cũng có gần 200 nhân viên, 350 đại lý phân phối tại 63 tỉnh thành.
Tài chính - 18/05/2025 06:45
Chờ đợi quý II của DIC Corp
Chủ tịch HĐQT DIC Corp kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận sẽ vào quý II/2025 và công ty có thể hoàn thành luôn kế hoạch cả năm sau 6 tháng.
Tài chính - 17/05/2025 15:57
Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông
An Gia quyết định không chia cổ tức cho năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối 2024 là 1.291,8 tỷ đồng để lại dùng cho hoạt động đầu tư và phát triển dự án của công ty.
Tài chính - 17/05/2025 07:40
Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận
Với kết quả lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng tốt, hầu hết cổ phiếu công ty thủy điện đều có diễn biến tích cực trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 16/05/2025 14:58
Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu
Ông Nguyễn Quang Hưng, CFA, Chuyên gia kinh tế cấp cao Dragon Capital đánh giá các cải cách từ Nghị quyết 68 được kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng.
Tài chính - 16/05/2025 10:34
Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới
Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.
Tài chính - 16/05/2025 07:37
Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên
VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.
Tài chính - 16/05/2025 06:45
Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất
Các bộ và cơ quan ý kiến ban đầu cơ bản ủng hộ đề xuất của Vinspeed về đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, song việc đề xuất chuyển hình thức đầu tư và áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cần báo cáo các cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tài chính - 15/05/2025 17:54
- Đọc nhiều
-
1
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
-
2
Loạt cán bộ 'nhúng chàm' vì ăn chia tiền 'cơ chế' với ông chủ Thuận An
-
3
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
-
4
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
-
5
Đề xuất bỏ cấp phép xây dựng đối với chủ đầu tư uy tín
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 day ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 day ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago