Niềm tin nhà đầu tư nhìn từ 'đại phẫu' 8 dự án BOT giao thông

MY ANH
11:06 08/11/2022

Đảm bảo sự công bằng trong hợp tác công - tư, trong đó có lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, tránh nguy cơ vỡ nợ và phá sản doanh nghiệp, tạo niềm tin cho doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các dự án theo phương thức PPP là điều rất cần thiết hiện nay.

Empty

Giao thông được xác định phải đi trước 1 bước trong việc phát triển kinh tế xã hội. Đất nước chúng ta vừa bước ra khỏi đại dịch Covid - 19, cần 1 sự tăng tốc bứt phá. Tinh thần đó đã được thể hiện bằng quyết tâm của Chính phủ khi đề ra mục tiêu ra hoàn thành 5.000km đường cao tốc đến năm 2030.

Tuy nhiên khí thế bừng bừng khi chúng ta hướng đến tương lai có vẻ đang bị làm nguội bởi những tồn tại vướng mắc của những vấn đề quá khứ và hiện tại chưa thể dứt điểm được.

Những bất cập tại các dự án BOT đã được nhận diện nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Tuần qua, trên các diễn đàn báo chí truyền thông vấn đề này lại "nóng" trở lại khi Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Varsi) tổ chức tọa đàm "Tháo gỡ bất cập dự án PPP hạ tầng giao thông".

Nội dung cuộc trao đổi đặt ra với tinh thần vì lợi ích giao thông cho người dân, công bằng trong đối tác công - tư tạo ra niềm tin để doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp tục sát cánh cùng Chính phủ hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đã cho rằng những lợi ích mà các dự án BOT đã ít nhiều được người dân đồng thuận về hiệu quả kinh tế - xã hội, đã có đại biểu quốc hội nhìn nhận khách quan Xác định khi dự án gặp vướng mắc, cần có sự chia sẻ trách nhiệm của các bên, gồm nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, ngân hàng thẩm định cho vay vốn và các cơ quan liên quan".

Nhận diện bất cập từ các doanh nghiệp BOT

Dự án nâng cấp QL91 từ TP. Cần Thơ đi An Giang, ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư QL91 cho hay, từ năm 2019 đến nay, phương án tài chính của dự án gần như bị phá vỡ. Dự án này hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2016. Theo thỏa thuận, việc thu phí triển khai tại 2 trạm T1 và T2 thuộc phạm vi dự án. Công tác thu phí ổn định đến tháng 5/2019, trạm T2 phải dừng thu phí do việc thu phí lượt không bảo đảm công bằng tuyệt đối.

Lộ trình tăng phí 3 năm/lần theo điều khoản hợp đồng cũng không được thực hiện, trong khi chính sách giảm giá/miễn phí cho phương tiện của người dân xung quanh khu vực trạm vẫn phải thực hiện.

"Doanh thu BOT tại dự án hiện sụt giảm còn hơn 30%/trạm so với phương án tài chính ban đầu. Dự kiến, khi các tuyến đường mới của địa phương tiếp tục được đưa vào khai thác, doanh thu chỉ còn 15-20%, hợp đồng BOT bị phá vỡ", ông Khang thông tin. Hiện nay, doanh nghiệp bị xếp vào nợ nhóm 5.

Ông Ngọ Trường Nam, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Đèo Cả cho biết, trên cơ sở chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận, Bộ GTVT đã ký kết và triển khai dự án, dự kiến sử dụng 7 trạm thu phí để hoàn vốn, trong đó có trạm trên tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan cho dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả.

Tuy nhiên, năm 2018, thực hiện Nghị quyết 437, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát và cho rằng, việc đặt trạm thu phí trên tuyến La Sơn - Túy Loan để hoàn vốn cho Dự án hầm Đèo Cả là bất cập, tiềm ẩn nguy cơ gây phản ứng của người dân.

"Dự án này đã được nhà đầu tư hoàn thành theo đúng cam kết hợp đồng. Doanh nghiệp đã 6 lần mời Kiểm toán Nhà nước, một lần Thanh tra của Bộ Xây dựng kiểm tra và đều đánh giá nguyên nhân do sự thay đổi của chính sách pháp luật", ông Nam nói và cho biết, bất cập hiện tại khiến doanh nghiệp không chỉ không thể triển khai thu phí mà còn phải lo các khoản lãi vay ngân hàng mỗi tháng.

Trên đây là 2 trong số 8 dự án tồn tại những vướng mắc. 6 dự án còn lại cũng đều là các dự án BOT đã hoàn thành đưa vào khai thác nhưng chưa được thu phí; không thể thu phí do mất an ninh, trật tự, phương án tài chính bị phá vỡ; dự án đã thu phí, doanh thu thực tế chỉ đạt 30% so với hợp đồng, nếu tiếp tục thu phí và áp dụng các biện pháp như tăng phí, kéo dài thời gian thu phí... phương án tài chính vẫn bị phá vỡ, dư nợ ngày càng tăng và dự án không thể tiếp tục thực hiện theo hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp

Tại cuộc tọa đàm nói trên, PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Varsi dẫn lời phát biểu của Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân trên các phương tiện báo chí truyền thông. Đại biểu Lê Thanh Vân bày tỏ quan điểm: Mục đích của chúng ta cần xử lý những vấn đề này là để đảm bảo giao thông thuận lợi cho người dân, xã hội. Đảm bảo sự công bằng trong hợp tác công - tư, trong đó có lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, tránh nguy cơ vỡ nợ và phá sản doanh nghiệp, tạo niềm tin cho doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các dự án theo phương thức PPP vốn rất cần thiết hiện nay.

Tôi cho rằng, cần phải đánh giá kỹ nguyên nhân dẫn đến các vướng mắc bất cập của từng dự án mà Bộ Giao thông vận tải đề xuất Nhà nước mua lại. Đây là các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư, do vậy khi xem xét giải quyết cần phải xem những hạn chế của từng dự án là do đâu, trách nhiệm của bên nào. Nếu những tồn tại do nhà đầu tư gây ra thì họ phải chịu trách nhiệm. Trái lại nếu tồn tại đến từ phía các cơ quan Nhà nước thì Nhà nước phải có trách nhiệm đứng ra xử lý".

PGS.TS Trần Chủng khẳng định: "Ý kiến này nhận được nhiều sự đồng thuận của các doanh nghiệp, các chuyên gia từ các lĩnh vực luật pháp, kiểm toán, kỹ thuật, truyền thông xã hội và chính từ các nhà đầu tư những dự án đang gặp khó khăn vướng mắc nói trên. Hiệp hội sẽ tổng hợp báo cáo đến các cơ quan, kiến nghị đến Bộ GTVT, Chính phủ và Quốc hội sớm tháo gỡ".

Trong bài viết của mình đăng trên Tạp chí Nhà đầu tư nhân dịp 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (Lúc đó là Chủ tịch VCCI) với nhan đề "Bác Hồ với khát vọng Việt Nam hùng cường và sứ mệnh doanh nhân" đã viết: Bác Hồ bảo 'thực túc thì binh cường' và 'tăng gia sản xuất là cái thiết thực nhất của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập'.

Để tăng gia sản xuất, Bác bảo có bốn điều cần coi trọng. Trong đó, điều số 1 là 'Công - Tư đều lợi' và Bác chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần để kết hợp công - tư, trong đó có kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, tư bản nhà nước, tư bản tư nhân, cá thể, tiểu chủ… đều là những 'lực lượng cần thiết' cho kiến thiết kinh tế nước nhà, nhưng phải phù hợp với sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia.

Trước 1 nhiệm vụ lớn là hoàn thiện mạng lưới giao thông đất nước cần sự kết hợp của nhiều nguồn lực, đặc biệt từ lực lượng doanh nghiệp tư nhân giàu khát vọng cống hiện. Đâu đó vẫn có những tiếng kêu "nhà đầu tư nản lòng", "bất bình đẳng công - tư"… cần được bắt bệnh, chữa trị dứt điểm thì mới có thể kỳ vọng cùng nhau tạo ra những đột phá.

  • Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Đầu tư - 07/05/2025 09:36

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

Đầu tư - 07/05/2025 08:52

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Đầu tư - 07/05/2025 08:51

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.

Đầu tư - 07/05/2025 07:00

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Đầu tư - 06/05/2025 11:58

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?

Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.

Đầu tư - 06/05/2025 10:53

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1

Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.

Đầu tư - 06/05/2025 06:35

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?

Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.

Đầu tư - 06/05/2025 06:00

 Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng

Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.

Đầu tư - 05/05/2025 20:34