Xử lý bất cập tại 8 dự án BOT: Có thể hỗ trợ tín dụng, giãn nợ cho nhà đầu tư

PHI LONG
09:23 05/11/2022

Đối với 8 dự án BOT giao thông có nhiều bất cập mà Chính phủ trình Quốc hội xử lý, bên cạnh phương án Nhà nước mua lại, chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng có thể nghiên cứu thêm phương án hỗ trợ tín dụng, giãn nợ cho dự án này.

Trong những năm qua, các dự án hạ tầng giao thông đầu tư theo phương thức PPP đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo mục tiêu đặt ra, đến năm 2030, nước ta có 5.000km đường cao tốc, lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ trong nước có dư địa phát triển rất lớn, mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động đầu tư các dự án công trình giao thông theo phương thức đối tác công-tư (PPP).

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai các dự án PPP vẫn còn những bất cập cần được giải quyết kịp thời và triệt để, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ từ Nhà nước, tạo môi trường đầu tư bình đẳng, niềm tin cho các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính để họ tiếp tục tham gia vào công cuộc phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông đất nước.

Vừa qua, Chính phủ đã có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất tháo gỡ vướng mắc cho 8 dự án PPP, BOT giao thông đã đưa vào khai thác, do không được thu phí hoặc doanh thu sụt giảm quá lớn, nhà đầu tư nguy cơ lâm vào phá sản. Trong đó có phương án chấm dứt hợp đồng trước hạn, thanh toán chi phí hợp pháp cho nhà đầu tư.

Empty

Bộ GTVT đề xuất bố trí 1.879 tỷ đồng trả cho nhà đầu tư và chấm dứt hợp đồng đối với dự án BOT cải tạo, nâng cấp QL91.

Theo tờ trình mới nhất của Bộ GTVT, để giải quyết triệt để bất cập tại các trạm BOT chỉ còn cách Nhà nước bỏ 13.115 tỷ đồng mua lại. Với số tiền bỏ ra tương đối lớn, một số ý kiến chuyên gia và Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần giải quyết dứt điểm thể hiện tinh thần sòng phẳng, công bằng trong hoạt động đối tác công tư, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, người dân và tôn trọng pháp luật khi hợp đồng các bên đã ký.

Cũng có ý kiến nêu thêm phương án để Nhà nước không phải bỏ toàn bộ số tiền lớn ra mua lại, mà có thể họp, thỏa thuận phương án hỗ trợ tín dụng, giãn nợ cho dự án đang gặp vướng mắc này…

Các bên tham gia phải cùng chung trách nhiệm

Theo Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, mục đích của việc xử lý những bất cập tại các dự án BOT giao thông này là để đảm bảo giao thông thuận lợi cho người dân, xã hội. Đảm bảo sự công bằng trong hợp tác PPP. Trong đó có lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, tránh nguy cơ vỡ nợ và phá sản doanh nghiệp, tạo niềm tin cho doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các dự án theo phương thức PPP vốn rất cần thiết hiện nay.

Empty

Áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng, giảm gánh nặng cho nhà đầu tư 8 dự án BOT giao thông được đại biểu Quốc hội và chuyên gia đề xuất bên cạnh phương án bố trí vốn nhà nước mua lại các dự án.

"Tôi cho rằng, cần phải đánh giá kỹ nguyên nhân dẫn đến các vướng mắc bất cập của từng dự án mà Bộ GTVT đề xuất Nhà nước mua lại. Đây là các dự án thực hiện theo hình thức PPP, do vậy khi xem xét giải quyết cần phải xem những hạn chế của từng dự án là do đâu, trách nhiệm của bên nào. Nếu những tồn tại do nhà đầu tư gây ra thì họ phải chịu trách nhiệm. Trái lại nếu tồn tại đến từ phía các cơ quan Nhà nước thì Nhà nước phải có trách nhiệm đứng ra xử lý", ông Vân nói.

Ông Lê Thanh Vân cho rằng, việc đánh giá những bất cập không khó: đầu tiên cần xem xét kỹ các dự án BOT có thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký hay không, có đúng chủ trương, quy định của pháp luật và Bộ GTVT đã thực hiện đúng các cam kết với Chính phủ, Quốc hội không?

Tiếp đó, xem xét việc trước khi cấp tín dụng, các ngân hàng cũng đã thẩm định, đánh giá tính khả thi của dự án, do vậy các ngân hàng cũng cần có trách nhiệm chung tay xử lý các vướng mắc bất cập cho các dự án BOT này.

Ông Vân đề nghị, với 8 dự án BOT giao thông được Chính phủ đề xuất phương án mua lại, trên cơ sở khảo sát đánh giá thực tế, cần phân loại các dự án để có phương án xử lý phù hợp. Thứ nhất, đối với những dự án có cơ sở chặt chẽ, vướng mắc hoàn toàn xuất phát từ phía Nhà nước thì có thể xem xét giải quyết bằng nhiều giải pháp trong bao gồm cả việc mua lại.

Empty

Bộ GTVT sẽ tiếp tục tổ chức đàm phán với từng nhà đầu tư theo quy định hợp đồng và các quy định pháp luật liên quan đối với các dự án BOT đang gặp khó khăn.

Thứ hai, những dự án khác có thể khắc phục hậu quả, như cho nhà đầu tư kéo dài thời gian khai thác (thu phí). Ngoài ra, có thể áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng, để các ngân hàng khoanh, giãn nợ cho nhà đầu tư. Đây là những giải pháp nằm trong thẩm quyền Bộ GTVT, Chính phủ và các ngân hàng.

Đại biểu Lê Thanh Vân cho biết, ông sẵn sàng đi thực tế các dự án nói trên để hiểu hơn về những bất cập vướng mắc đang gặp phải, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhà đầu tư, để từ đó tham mưu Chính phủ hay báo cáo Quốc hội những giải pháp phù hợp nhất và ông tin rằng các đại biểu Quốc hội khác cũng sẽ chia sẽ và ủng hộ với khó khăn của các doanh nghiệp.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, khi làm BOT giao thông, cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân đều hưởng lợi. Do vậy, cần bảo đảm bình đẳng giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Ông Nhưỡng cũng chỉ rõ, đối với dự án BOT, ngay cả khi doanh nghiệp đang thua lỗ thì dự án vẫn tiếp tục hoạt động và xã hội vẫn tiếp tục hưởng lợi. Trong khi doanh nghiệp và ngân hàng rủi ro, cần làm rõ cơ chế chia sẻ của Nhà nước.

"Nếu xác định đây là vấn đề quốc phòng, an ninh, dân sinh thì cần tăng vốn cho ngân hàng để cấp tín dụng tiếp cho dự án BOT, tháo gỡ khó khăn trước mắt. Đồng thời, cần tăng cường năng lực của doanh nghiệp BOT cũng như năng lực của ngân hàng, phải có chính sách chung, hợp tác để thu hút các nguồn vốn. Bộ GTVT cần đứng ra làm trọng tài, họp với ngân hàng và doanh nghiệp để có chiến lược riêng cho BOT và triển khai Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư…", ông Nhưỡng đề xuất.

Tiếp tục đàm phán, kéo dài thời gian thu phí

Tại tờ trình Quốc hội, Chính phủ cho biết, thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục tổ chức đàm phán với từng nhà đầu tư theo quy định hợp đồng và các quy định pháp luật liên quan theo nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để tiếp tục thực hiện hợp đồng, tăng mức phí theo lộ trình trừ những dự án không thể thu phí.

Empty

Dự kiến cuối năm 2022, Quốc hội mới xem xét đề xuất của Chính phủ về việc mua lại 8 dự án BOT đang gặp khó khăn.

Trường hợp vượt quá thẩm quyền hoặc không khả thi, Bộ GTVT cũng đã đề xuất giải pháp cụ thể cho từng dự án.

PGS.TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (VASRI) cho biết, hoàn toàn đồng tình với quan điểm của đại biểu Quốc hội, cần phải xem xét lại đúng sai, nguyên nhân từ đâu đặc biệt các dự án đã có ý kiến của các cơ quan là Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước nêu ra các vấn đề liên tổng mức đầu tư, phương án đặt trạm, phương án thu phí, hiệu quả đầu tư của dự án.

"Khi đã xác định rõ các yếu tố đảm bảo hoặc yếu tố khác làm ảnh hưởng thì phải đánh giá qua đó yêu cầu các bên liên quan là doanh nghiệp đầu tư, cơ quan có thẩm quyền là Bộ GTVT hay địa phương và đặc biệt các ngân hàng cho vay phải cùng ngồi lại xác định trách nhiệm và nghĩa vụ khi đã đề xuất, ký kết hợp đồng, thẩm định cho vay và phải chia sẻ rủi ro, đừng đẩy doanh nghiệp vào đường cùng", ông Chủng nói.

Theo ông Chủng, các giải pháp chính cần đảm bảo công bằng cho các bên nhưng phù hợp với thực tế đúng với quy định pháp luật qua đó có thể xem xét ngoài việc Nhà nước bỏ tiền ra mua lại trạm có thể thực hiện các giải pháp khác như cơ cấu lại nợ của dự án, cho kéo dài thời gian thu, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ một phần kinh phí.

Còn TS Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông cho rằng, khi dự án BOT bị thất bại, giải pháp đưa ra thường là các bên tham gia dự án gồm Nhà nước, nhà đầu tư và ngân hàng phải chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên, ngân hàng không ký hợp đồng với Nhà nước mà đứng sau nhà đầu tư, nên còn lại Nhà nước và nhà đầu tư.

Để giải quyết triệt để và sòng phẳng đối với 8 dự án này, ông Đức cho rằng Nhà nước nên mua lại những dự án này, vì để lâu gây phức tạp về an ninh, người dân đi lại khó khăn và nhà đầu tư gia tăng thua lỗ.

"Tôi cho rằng Nhà nước không nên bỏ rơi các dự án này và không mua cũng không được. Vấn đề giờ là Nhà nước phải đánh giá lại khoản tiền sát với thực tế để trả cho nhà đầu tư…", ông Đức nêu ý kiến.

(Theo VOV)

  • Cùng chuyên mục
Bà Cao Thị Hòa An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên

Bà Cao Thị Hòa An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên

Bà Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên.

Sự kiện - 31/03/2025 19:00

Đoàn doanh nghiệp hùng hậu tháp tùng Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ thăm Việt Nam

Đoàn doanh nghiệp hùng hậu tháp tùng Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ thăm Việt Nam

Chuyến thăm được kỳ vọng đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế - thương mại - đầu tư, một trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.

Sự kiện - 31/03/2025 16:47

Sắp 'khóa sổ' kiểm kê tài sản công, 4 bộ, ngành, địa phương chưa đăng ký đối tượng kiểm kê

Sắp 'khóa sổ' kiểm kê tài sản công, 4 bộ, ngành, địa phương chưa đăng ký đối tượng kiểm kê

Chỉ còn 3 ngày nữa là kết thúc việc kiểm kê thực tế tài sản công, tuy nhiên vẫn còn 3 bộ, ngành, 1 địa phương có đơn vị thậm chí vẫn chưa đăng ký đối tượng kiểm kê.

Sự kiện - 31/03/2025 06:00

Thủ tướng: Trước 30/5 phải xong thủ tục xử lý hơn 1.500 dự án vướng mắc

Thủ tướng: Trước 30/5 phải xong thủ tục xử lý hơn 1.500 dự án vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án vướng mắc, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, với những vấn đề có tính cá biệt thì phải đề xuất cơ chế đặc thù để xử lý. Về thời hạn, các thủ tục để xử lý cho các dự án phải hoàn thành trước 30/5.

Sự kiện - 30/03/2025 15:53

Thủ tướng yêu cầu thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng về Cà Mau trong 2025

Thủ tướng yêu cầu thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng về Cà Mau trong 2025

Thủ tướng Phạm Minh chính yêu cầu, dứt khoát tới tháng 12/2025 phải thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn về Hà Nội, vào TP.HCM và tới Đất Mũi (Cà Mau).

Sự kiện - 30/03/2025 06:42

Thủ tướng: Tăng trưởng GDP quý I/2025 'xấp xỉ 7%'

Thủ tướng: Tăng trưởng GDP quý I/2025 'xấp xỉ 7%'

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm nay, tạo đà cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.

Sự kiện - 29/03/2025 23:20

Doanh nghiệp Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam

Doanh nghiệp Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam

Điều này được Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva công bố tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Brazil trưa 29/3 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của ông.

Sự kiện - 29/03/2025 18:33

Tổng Bí thư: Đà Nẵng đang đứng trước những vận hội mới

Tổng Bí thư: Đà Nẵng đang đứng trước những vận hội mới

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP. Đà Nẵng đang đứng trước những vận hội mới. Trung ương cũng có nhiều sự quan tâm, kỳ vọng với nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi, vượt trội.

Sự kiện - 29/03/2025 12:49

Hateco được giao 4.500 m2 đất tại quận Long Biên

Hateco được giao 4.500 m2 đất tại quận Long Biên

TP. Hà Nội giao cho CTCP Hateco Long Biên sử dụng 4.500 m2 đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên với mục đích sử dụng đất là thương mại dịch vụ.

Sự kiện - 29/03/2025 10:50

[Café Cuối tuần] Không còn phân biệt 'con đẻ - con nuôi': Cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân!

[Café Cuối tuần] Không còn phân biệt 'con đẻ - con nuôi': Cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân!

Không phải ngẫu nhiên mà từ Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây liên tục có những phát biểu và hành động cổ vũ, động viên các công ty tư nhân tham gia sâu hơn vào nền kinh tế quốc gia.

Sự kiện - 29/03/2025 10:19

Đưa thương mại song phương Việt Nam - Brazil lên 15 tỷ USD vào năm 2030

Đưa thương mại song phương Việt Nam - Brazil lên 15 tỷ USD vào năm 2030

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, chiều 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Lula da Silva.

Sự kiện - 29/03/2025 09:12

Hoàn thiện thể chế hiện thực hóa nguyên tắc 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ' trong lĩnh vực đầu tư

Hoàn thiện thể chế hiện thực hóa nguyên tắc 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ' trong lĩnh vực đầu tư

Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tại Quảng Ninh.

Sự kiện - 28/03/2025 19:47

Hà Nội phấn đấu là thành phố uy tín, có sức cạnh tranh cao

Hà Nội phấn đấu là thành phố uy tín, có sức cạnh tranh cao

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố có năng lực, uy tín, có sức cạnh tranh cao, từ đó tiến tới là thành phố kết nối toàn cầu.

Sự kiện - 28/03/2025 17:02

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

Sự kiện - 28/03/2025 13:42

Chủ tịch Skoda: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tập đoàn hợp tác, đầu tư

Chủ tịch Skoda: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tập đoàn hợp tác, đầu tư

Việt Nam có rất nhiều lợi thế để Tập đoàn Skoda Auto hợp tác, đầu tư, như hệ thống cảng biển, logistics, nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao.

Sự kiện - 28/03/2025 07:05

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

Sự kiện - 27/03/2025 07:29