Những yếu tố nào hỗ trợ tăng trưởng?

6 tháng đầu năm 2018, tăng trưởng GDP được hỗ trợ tích cực từ một số lĩnh vực công nghiệp, “yếu tố đóng góp quan trọng, có tính chất quyết định cho tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam”, ông Phạm Đình Thúy – Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) phân tích.
ĐỨC NGHIÊM
01, Tháng 07, 2018 | 08:10

6 tháng đầu năm 2018, tăng trưởng GDP được hỗ trợ tích cực từ một số lĩnh vực công nghiệp, “yếu tố đóng góp quan trọng, có tính chất quyết định cho tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam”, ông Phạm Đình Thúy – Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) phân tích.

c60fb0ab0fcb12c8b6c4b9fa21b108b6_san-xuat-cong-nghiep

 Công nghiệp chế biến chế tạo tăng tới 12,7% trong 6 tháng đầu năm, mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua

"Điểm sáng" công nghiệp

Mặc dù tăng trưởng kinh tế (GDP) quý II có sụt giảm so với quý trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao nhưng bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn đạt kỳ vọng như các dự báo của giới chuyên gia trước đó. 

Với mức tăng GDP của quý I được điều chỉnh thêm 0,07% (quý I tăng 7,45%), cùng với con số quý II tăng 6,79% thì GDP 6 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây. 

Tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018, ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê lý giải GDP quý I thêm 0,07% là do tăng trưởng lên ở hai khu vực là nông nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng. Cụ thể, khu vực nông nghiệp đã điều chỉnh tăng 0,19 điểm phần trăm khi sản lượng lúa Đông Xuân quý I tăng thêm 550 nghìn tấn; khu vực công nghiệp và xây dựng cũng cao hơn 0,21 điểm phần trăm bởi ngành khoáng sản tăng cao so với con số ước tính hồi cuối tháng 3. 

“Tính GDP thường có 3 con số. Số ước tính khi quý chưa hết, cụ thể quý I số ước tính công bố 29/3/2018; quý 2 này có thêm thông tin thì điều chỉnh thêm và sang năm sau có số chính thức cả năm thì sẽ điều chỉnh lại số chính thức của các quý chính thức.” - ông Nguyễn Bích Lâm nói về nguyên tắc thống kê. 

6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP được hỗ trợ tích cực từ một số lĩnh vực công nghiệp “yếu tố đóng góp quan trọng, có tính chất quyết định cho tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam”, ông Phạm Đình Thúy – Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) phân tích và cho rằng, 6 tháng đầu năm công nghiệp tăng trưởng khoảng 10,5% là mức tăng cao nhất từ 10 năm qua. Đơn cử như ngành điện tăng trưởng trên 10,4%, thể hiện điện phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng dân cư tăng cao hơn, có nghĩa là sản xuất chung của nền kinh tế đã tăng.

“Điểm sáng” quan trọng nhất là công nghiệp chế biến chế tạo tăng tới 12,7% trong 6 tháng đầu năm, mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm; Phân tích cho thấy, tăng trưởng chế biến chế tạo đóng góp tới 76% vào tăng trưởng chung của toàn bộ ngành công nghiệp.

Công nghiệp chế biến chế tạo tăng tới 12,7% trong 6 tháng đầu năm, mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua

Quyết tâm kiểm soát lạm phát 

Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2018 tăng 0,61% so với tháng trước, là tháng 6 có CPI tăng cao nhất trong 7 năm qua đang tạo áp lực không nhỏ trong kiểm soát lạm phát.

Các yếu tố tác động đến CPI tháng 6 do có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng cao nhất 1,08%, chủ yếu do nhóm thực phẩm tăng 1,75%. Nhóm giao thông tăng 1,04% do giá xăng dầu tăng 2,38%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,65%, chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,2% và thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao. 

Mặc dù vậy, lạm phát cơ bản tháng 6/2018 tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 1,37% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 1,35% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Điều này cho thấy, cung tiền hợp lý, điều hành chính sách tiền tệ vẫn đang đúng hướng.

Vấn đề đặt ra là những yếu tố nào sẽ tác động tới kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm? Theo bà Đỗ Thị Ngọc – Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho rằng, về yếu tố điều hành, từ 1/7 sẽ tăng lương tối thiểu của lương cơ sở, sẽ ảnh hưởng một số khu vực sử dụng nhiều nhân công; giá dịch vụ giáo dục theo lộ trình tiếp tục tăng vào tháng 9. 

Thuế  bảo vệ môi trường đối với xăng dầu có lộ trình tăng từ 3000 đồng lên 4000 đồng, tức mỗi lít xăng tăng 1000 đồng, Diezel tăng 500 đồng và dầu hỏa tăng 1.100 đồng và theo tính toán của Tổng cục Thống kê các tác động này sẽ vào CPI khoảng 0,27-0,29%. 

Với yếu tố thị trường, theo bà Ngọc, giá thực phẩm tiếp tục là yếu tố rủi ro như trong 6 tháng đầu năm, nhất là giá thịt lợn tăng rất cao. Trong 6 tháng đầu năm giá thịt lợn tăng 19,8% so với cuối năm trước, đây cũng là yếu tố tiềm ẩn tiếp cho 6 tháng cuối năm, có thể những tháng tới giá thịt lợn vẫn tăng. 

Bên cạnh đó, gần đây Mỹ kêu gọi đồng minh không mua xăng dầu của Iran đến hạn chót ngày 4/11, theo đó dự báo nguồn cung dầu từ Iran sẽ giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày (hiện là 2 triệu thùng/ngày). Các nước OPEC cam kết tăng sản lượng nhưng đến nay chỉ tăng khoảng 1/3 so với dự kiến, đó là những yếu tố rủi ro trong 6 tháng cuối năm. 

Xu hướng dự báo áp lực lạm phát 6 tháng cuối năm là rất lớn, bà Đỗ Thị Ngọc thừa nhận, tuy nhiên, với sự quyết tâm chỉ đạo sát sao của Thủ tướng cũng như ban chỉ đạo điều hành giá do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo, trong đó hàng tháng Ban chỉ đạo đều có kịch bản. 

“Sau mỗi tháng chúng tôi lại rà soát lại, cập nhật tình hình kinh tế trong nước và thế giới cũng như các yếu tố điều hành, đưa ra các kịch bản từng tháng để tham mưu kịp thời cho Chính phủ. Với những chỉ đạo quyết liệt như vậy thì mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% của năm 2018 sẽ đạt được.” – bà Ngọc lạc quan. 

"GDP của năm 2018 mục tiêu đặt ra là 6,7%, nhiều nhà kinh tế khi thấy tăng trưởng quý I đã nói rằng kinh tế Việt Nam năm nay có khi phải trên 7%; ADB cũng dự báo trên 7%, chỉ có WB dự báo 6,8%. Tôi cho rằng, mục tiêu GDP 6,7% là thách thức nhưng nền kinh tế chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mức 6,7-6,8%, mặc dù tăng trưởng của quý 3 và quý 4 có thể tăng chậm hơn quý 1 và quý 2. Chúng tôi nhận thấy những năng lượng của nền kinh tế trong thời gian sắp tới nếu được vận hành thì mục tiêu trên hoàn toàn khả thi". 

(Ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê)

Theo Thời báo Ngân hàng

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ