Những nữ doanh nhân dành cả tuổi thanh xuân làm nên cơ nghiệp nhưng đến hậu vận vẫn chưa được thanh nhàn

HÓA KHOA
06:41 21/10/2019

Có những nữ nhân đã quá tuổi lục tuần nhưng vẫn phải mải miết giữa vòng xoáy thương trường nghiệt ngã.

Trong văn hóa Á Đông, phụ nữ thường được nhắc đến với “tam tòng, tứ đức”, khuôn phép, nề nếp, lo việc nội trợ, gia đình. Ngày nay, hình tượng nữ doanh nhân dấn thân vào con đường kinh doanh đang dần thay đổi quan niệm lạc hậu từ ngàn đời xưa.

Nói về các nữ doanh nhân tự thân, người ta dễ dàng nhớ ngay đến bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Chủ tịch HĐQT VietJet Air), bà Thái Hương (Chủ tịch HĐQT CTCP Sữa TH), bà Đỗ Thị Kim Liên (hay còn gọi là Shark Liên – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Aqua One),….

Dù vậy, không phải con đường nào cũng trải đầy hoa hồng, không phải nữ doanh nhân nào cũng có sự nghiệp kinh doanh vẻ vang, thành công.

Có người dính cảnh oan sai nhưng may mắn thay hậu vận đã kiếm được chút bình an, nhưng cũng có người dù đã dù đã quá tuổi “lục thập nhi nhĩ thuận”, vẫn đang vật lộn trong vòng xoáy thương trường nghiệt ngã.

Bà Trần Cao Ngọc Sương và vụ án Nông trường Sông Hậu

nhadautu - ba tran cao ngoc suong

Bà Trần Cao Ngọc Sương (bên trái)

Bà Trần Cao Ngọc Sương (hay còn được gọi là Ba Sương) sinh ngày 17/8/1949 tại Bạc Liêu. Cha bà là ông Trần Ngọc Hoàng (ông Năm Hoàng), một nông dân thoát ky gia đình làm sĩ quan Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam).

Sau khi chiến tranh kết thúc, cha bà giải ngũ với cấp bậc Thiếu tá, trở về công tác tại địa phương với chức vụ Phó giám đốc Ty Nông nghiệp Hậu Giang. Tháng 4/1979, cha bà được cử làm Giám đốc Nông trường Sông Hậu vừa mới thành lập, cùng với 16 cán bộ trẻ, với nhiệm vụ khai hoang một vùng đất rộng lớn còn hoang hóa ở vùng Hậu Giang.

Sau khi ra trường năm 1981, bà về công tác tại Nông trường Sông Hậu một thời gian trước khi được cử đi làm nghiên cứu sinh về quản lý kinh tế trên đại học ở Liên Xô. Sau khi tốt nghiệp và về nước, bà tiếp tục về công tác tại Nông trường Sông Hậu và trở thành một phụ tá đắc lực cho cha mình.

Với những thành tích trong sản xuất, năm 2000 bà Trần Ngọc Sương vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (1989-1999). Trước đó, bà cũng đã nhận hàng loạt danh hiệu cao quý khác: Huân chương Lao động hạng I năm 1999; Huân chương Lao động hạng II năm 1995; Huân chương Lao động hạng III năm 1990. 11 Huy chương của các tổ chức khác…

Năm 2002, bà Trần Ngọc Sương đoạt giải “Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương” - một giải thưởng cao quý với 15 phụ nữ xuất sắc nhất.

Bất ngờ, tháng 4/2008, Công an TP Cần Thơ khởi tố vụ án “lập quỹ trái phép”, khởi tố bị can đối với bà Trần Ngọc Sương. Theo cáo buộc của các cơ quan tố tụng, từ năm 2001 đến năm 2007, bị cáo Sương đã móc nối với cấp dưới tự ý thành lập nguồn quỹ riêng bằng cách để ngoài sổ sách một số khoản thu từ việc bán bạch đàn tại nông trường, cho thuê đất, thu quản lý công trình điện nông thôn, chi tiếp khách... gây thiệt hại trên 4,5 tỷ đồng. Đến tháng 8/2009, TAND huyện Cờ Đỏ xử phạt bà Sương 8 năm tù tội “lập quỹ trái phép”, buộc bồi thường thiệt hại cho nông trường hơn 4,3 tỷ đồng và phạt các đồng phạm khác từ 1 năm 6 tháng tù đến 6 năm tù.

Đến tháng 11/2009, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm tuyên y án 8 năm tù với bà Sương.

Điều khiến dư luận đáng chú ý là ngay sau đó, 110 hộ dân tại nông trường đã có lá đơn xin ở tù thay bà Sương. Nhiều người dân biết rằng, “quỹ trái phép” khiến bà ba Sương rơi vào vòng lao lý có phần của họ, vì quỹ này chuyên hỗ trợ cho bà con. Với rất nhiều người dân nơi đây, chính “bác Năm” (ông Năm Hoằng, cha bà Sương) và chị Ba Sương đã giúp đỡ vượt qua khốn khó, từng bước ổn định cuộc sống và trở nên no ấm, giàu có như hôm nay.

Phải đến ngày 19/1/2012, Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Cần Thơ đã có quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự bà Ba Sương và những người có liên quan.

Nay ở tuổi 70, bà Ba Sương đang dùng những kiến thúc suốt 30 năm làm nông nghiệp nhằm giúp những người nông dân có thể tạo ra giá trị thặng dư trên chính sản phẩm của họ.

Bà Nguyễn Thị Như Loan và CTCP Quốc Cường Gia Lai giữa muôn trùng khó khăn

nhadautu - nguyen thi nhu loan

Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT QCG

Khởi đầu là Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường, sau 25 năm, bà Nguyễn Thị Như Loan đã một tay gây dựng nên CTCP Quốc Cường Gia Lai trở thành cái tên “hot” bậc nhất thị trường địa ốc phía Nam.

Tới cuối tháng 6/2019, tổng tài sản của QCGL đạt 10.858 tỷ đồng, vốn điều lệ 2.752 tỷ đồng. Gây dựng khối tài sản đồ sộ suốt mấy thập kỷ qua, cái tên được chú ý nhất, không ai ngoài Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan - người sáng lập, và cho đến nay, dù đã gần tuổi lục tuần, thay vì nghỉ ngơi bên con cháu, vẫn gần như có mặt tại mọi điểm nóng của Quốc Cường.

Năm 2018 được đánh giá là năm “Thái bạch” với QCG khi doanh nghiệp liên tiếp dính lùm xùm liên quan các dự án tại Phước Kiển, TP.HCM.

Dự án thứ nhất là 32ha đất đã đền bù tại Khu dân cư Phước Kiển mà QCG mua lại từ Công ty Tân Thuận. Sau đó, Thành ủy TPHCM đã yêu cầu hai bên hủy hợp đồng và QCG được trả lại tiền.

Bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT QCG từng than thở, doanh nghiệp của bà phải hứng chịu cái nhìn bất công và thiếu khách quan từ dư luận. Theo bà Loan thông tin, Công ty Tân Thuận có bán cho QCG khu đất 32 ha, nằm trong tổng dự án 55 ha chứ không phải dự án chỉ có 32 ha. Trong khu đất này QCG cũng có 5 ha đất sạch. QCG từng thương lượng bán 5 ha này lại cho Công ty Tân Thuận nhưng Công ty Tân Thuận không mua.

Đây là dự án còn "da beo" nhiều, ban đầu QCG không muốn mua mà chỉ muốn hợp tác, trong đó Công ty Tân Thuận chiếm 65% vốn điều lệ, còn QCG 35%. Tuy nhiên khi làm thủ tục đầu tư đã bị ách vì tổng vốn đầu tư của dự án hơn 7.000 tỷ đồng, trong khi Công ty Tân Thuận vốn điều lệ chỉ 126 tỷ đồng nên không đủ khả năng. Chính vì vậy, Công ty Tân Thuận đã bán lại khu đất này cho QCG.

Sau khi thương vụ mua 32ha đất Phước Kiển với Công ty Tân Thuận bị đổ bể, công ty nhà Quốc Cường lại gặp xui ở một dự án khác cũng tại Phước Kiển rộng 90ha.

Năm 2017, dự án Bắc Phước Kiển được coi là “lá bùa hộ mệnh” của công ty nhà Cường đô la, khi đạt được thỏa thuận chuyển nhượng cho đối tác là Sunny Island, để nhận về khoản tạm ứng 2.800 tỷ đồng. Nhờ có khoản tiền này, QCG đã kịp thời thanh toán khoản nợ đến hạn hơn 1.600 tỷ đồng tại Ngân hàng BIDV.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian sau đó, QCG luôn gặp khó trong việc giải phóng mặt bằng tại 90ha đất Bắc Phước Kiển và đứng trước nguy cơ bị đòi tiền từ Sunny Island.

Không chỉ ở TP.HCM, “vận xui” vẫn tiếp tục đeo bám QCG đối với các dự án ở Đà Nẵng...

sát khi tháng 8/2018, dự án Tổ hợp Khu dân cư Thương mại - Dịch vụ đường 2/9, quận Hải Châu (Đà Nẵng) do QCG làm chủ đầu tư bị tạm ngừng cấp phép xây dựng và chuyển nhượng bất động sản.

Lý do là QCG chưa đầu tư hệ thống cung cấp điện cho dự án dù được phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công. Các cá nhân mua đất tại khu vực dự án không có điện để sinh hoạt, kinh doanh.

Theo các cơ quan chức năng, QCG bị tạm ngừng cấp phép xây dựng và chuyển nhượng bất động sản tại dự án này cho đến khi công ty đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo Luật Kinh doanh bất động sản.

Trong cuộc họp với lãnh đạo UBND TPHCM ngày 10/4/2019, bà Nguyễn Thị Như Loan cho biết, QCG có 12 dự án tổng diện tích trên 150 ha đang ách tắc. Diện tích này, theo bà Loan, không phải có nguồn gốc đất công mà chủ yếu là đất nông nghiệp doanh nghiệp tự đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân.

Tuy vậy, “kiếp nạn” vẫn chưa buồn tha nhà QCG khi UBND TP Đà Nẵng có công văn chỉ đạo tạm dừng dự án bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex) thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà.

Chốt phiên giao dịch 18/10, thị giá cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai đạt 4.700 đồng/cổ phiếu, giảm 1,5% so với mức tham chiếu. Trong khi đó cách đây 2 năm, cổ phiếu này từng đạt đến ngưỡng khoảng hơn 22.000 đồng/cổ phiếu. Điều này phần nào cho thấy tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư với cổ phiếu QCG.

Bi kịch "bông hồng vàng" Phú Yên

nhadautu - ba vo thi thanh

Bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Thuận Thảo

Bà Võ Thị Thanh, sinh ngày 28/6/1955, trong một gia đình trí thức nghèo tại xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Bà đã tốt nghiệp tú tài và bước vào giảng đường Đại học Văn khoa tại Sài Gòn, nay là Trường Đại Học Tổng hợp, sau là ngành Luật.

Khởi nghiệp từ một tổng đại lý phân phối hàng hóa trong những năm 1985 - 1996 với hai lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải và thương mại. Tháng 01/1997, bà Võ Thị Thanh thành lập doanh nghiệp Vận tải và Thương mại Thuận Thảo với 05 xe tải.

Năm 2000, bà quyết định đầu tư nâng cấp thương xá Thuận Thảo thành siêu thị mini Thuận Thanh.

CTCP Thuận Thảo là doanh nghiệp có tiếng ở Phú Yên, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực vận tải hành khách, do bà Võ Thị Thanh (sinh năm 1955) thành lập năm 1997. Trong thời kỳ phát triển cực thịnh, Thuận Thảo từng được coi là "đầu tàu" của tỉnh Phú Yên với nhiều thương hiệu đầu tiên: Bến xe khách tư nhân đầu tiên của Việt Nam, Siêu thị tư nhân đầu tiên tại Phú Yên,…

Thắng lớn ở lĩnh vực vận tải, Thuận Thảo mang sự tự tin đó tiến mạnh vào thị trường bất động sản, không chỉ ở Phú Yên mà còn vào TP.HCM. Doanh nghiệp này được biết đến là chủ sở hữu loạt dự án như Resort&Spa Golden Beach, khu vui chơi giải trí Thuận Thảo Land, Khách sạn 5 sao Cendeluxe, nhà hát Sao Mai tại TP. Tuy Hoà…

Trong đó, Khách sạn 5 sao Cendeluxe của Thuận Thảo từng được coi là tòa nhà biểu tượng của thủ phủ tỉnh Phú Yên.

Tuy nhiên, giai đoạn Thuận Thảo chọn đầu tư bất động sản (khoảng 2010 – 2011) lại đúng lúc khủng hoảng kinh tế, nhanh chóng đẩy công ty sa lầy vào thua lỗ, khủng hoảng.

Cổ phiếu GTT của Thuận Thảo từng niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM (HOSE) nhưng bị huỷ niêm yết bắt buộc do thua lỗ kéo dài và phải xuống sàn UpCom, hiện tại cổ phiếu này chỉ được giao dịch vào thứ 6 hàng tuần với giá giao dịch là 300 đồng/cổ phiếu.

BCTC quý II/2019 cho thấy Thuận Thảo lỗ gần 82 tỷ đồng. Trong khi đó, ĐHĐCĐ thường niên 2019 vừa qua đã đề ra mục tiêu mức lỗ sau thuế là -170,5 tỷ đồng.

  • Cùng chuyên mục
Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.

Tài chính - 19/11/2024 14:22

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.

Tài chính - 19/11/2024 11:22

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.

Chứng khoán - 19/11/2024 10:29

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Bimico - vì đâu nên nỗi?

Từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng, tình hình kinh doanh của Bimico dần đi xuống trong nhiều năm. Hiện nay, phần lớn tài sản Bimico dồn vào khu công nghiệp và đầu tư mua cổ phiếu VLB.

Tài chính - 19/11/2024 06:30

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường

Hôm nay (ngày 18/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bán vàng miếng ra thị trường qua 4 ngân hàng TMCP nhà nước và SJC. Giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 18/11/2024 11:16

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Vinasun lãi chủ yếu từ bán xe cũ và quảng cáo, cổ đông ngoại muốn thoái sạch vốn

Quỹ đầu tư TAEL Two Partners muốn bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu VNS của Vinasun. Nếu thành công, quỹ ngoại này sẽ 'cắt lỗ' thành công khi hạ tỉ lệ sở hữu về 0%.

Tài chính - 18/11/2024 10:15

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc cần hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu nợ

Đô thị Kinh Bắc sẽ chào bán 250 triệu cổ phiếu cho 11 nhà đầu tư, giá không thấp hơn 16.200 đồng/cp. Công ty có nhu cầu hơn 6.000 tỷ đồng để cơ cấu các khoản nợ.

Tài chính - 18/11/2024 06:30

Đằng sau sự lao dốc của cổ phiếu GKM Holdings

Đằng sau sự lao dốc của cổ phiếu GKM Holdings

Cổ phiếu GKM Holdings đã bị thao túng trong giai đoạn tăng nóng cuối 2021 và đầu 2022. Đây cũng là khoảng thời gian Chứng khoán APG gom mua thành cổ đông lớn.

Tài chính - 17/11/2024 14:15

LPBank báo lãi gần 10.000 tỷ 10 tháng đầu năm

LPBank báo lãi gần 10.000 tỷ 10 tháng đầu năm

Chia sẻ tại EGM năm 2024, lãnh đạo LPBank cho biết lợi nhuận ngân hàng 10 tháng đầu năm 2024 đạt xấp xỉ 10.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng tự tin sẽ vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao cho từ đầu năm.

Tài chính - 16/11/2024 17:09