Những hành vi khai báo y tế sai sự thật, trốn tránh cách ly có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Trước việc thời gian gần đây, một số người dân đi từ vùng dịch về có khai báo không trung thực, trốn cách ly, tránh khai báo y tế, Bộ Tư pháp đã đề nghị Chính phủ tăng mức phạt tiền, bổ sung các hình thức xử phạt để đảm bảo răn đe các hành vi vi phạm liên quan đến bệnh dịch.
PV
10, Tháng 03, 2020 | 10:41

Trước việc thời gian gần đây, một số người dân đi từ vùng dịch về có khai báo không trung thực, trốn cách ly, tránh khai báo y tế, Bộ Tư pháp đã đề nghị Chính phủ tăng mức phạt tiền, bổ sung các hình thức xử phạt để đảm bảo răn đe các hành vi vi phạm liên quan đến bệnh dịch.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19) cho biết, với việc xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm virus Corona trong những ngày qua, công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới.

Giai đoạn 2 khó hơn giai đoạn đầu khi dịch đã lan ra hơn 100 nước. Chúng ta phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây. Thực tế virus COVID-19 đã xâm nhập vào nước ta, “đang âm thầm mai phục”. Nếu chúng ta không làm tốt sẽ gặp tình huống “trong đánh ra, ngoài đánh vào”.

Tuy nhiên, trước những sự nỗ lực của chính phủ, của các bộ ngành, cơ quan chức năng và toàn dân chiến đấu với dịch COVID-19, lại có một bộ phận người dân thiếu ý thức, trách nhiệm thể hiện bằng những hành động như đi từ vùng dịch về nhưng trốn tránh khai báo y tế, cách ly, để dịch bệnh lây lan trong nước.

benh_nhan_18-0739

Sức khỏe của bệnh nhân N.H.N. vẫn đang tiến triển tốt. Ảnh: BSCC.

Liên tiếp những trường hợp trốn cách ly

Ngày 25/2, N.T.T., sống tại Daegu, đã đi qua thành phố Busan để đáp máy bay đi TP. HCM. Khi nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất, cô khai điểm xuất phát hành trình của mình là Busan, không nhắc tới Daegu và đã được phép nhập cảnh.

Sau đó, cô còn livestream trên trang cá nhân bày cách cho mọi người khai báo không trung thực. Chiều 26/2, Sở Y tế Bình Dương buộc cô phải cách ly tập trung tại khu cách ly của địa phương. Một ngày sau, bà P.T.H. (65 tuổi, mẹ T.) và T.T.P. (35 tuổi, anh trai T.) cũng được cách ly 14 ngày để theo dõi sức khỏe.

Tiếp đó, tối 6/3, thông tin cô gái tên N.H.N, sinh năm 1993 là bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Hà Nội (BN 17 tại Việt Nam) gây xôn xao dư luận, trong thời điểm chưa đầy 1 tuần nữa, Việt Nam sẽ đủ điều kiện công bố hết dịch, tuy nhiên vì một cá nhân mà tình hình thay đổi hoàn toàn.

Chưa dừng lại ở đó, N.H.N được cho cũng là nguồn cơn lây nhiễm cho 3 bệnh nhân tiếp theo dương tính với COVID-19 ở Hà Nội và 9 trường hợp khác là người nước ngoài đi cùng chuyến bay với nữ BN 17 này từ London về Nội Bài ngày 2/3.

Trước đó, N.H.N đã vùng dịch COVID-19 tại Ý và sang Pháp, Anh du lịch, gặp gỡ người thân nhưng sau khi về Việt Nam, cô gái này đã không khai báo để tránh phải cách ly.

Mới đây nhất, chiều 9/3, ông Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND Quảng Trị thông tin, địa phương này vừa phát hiện lãnh đạo một doanh nghiệp đầu tư dự án điện gió trên địa bàn không tự nguyện đi cách ly phòng, chống COVID-19 theo quy định.

Cụ thể, vị giám đốc này đã bay cùng chuyến bay với "bệnh nhân 30" từ Hà Nội đến Huế, lẽ ra sau đó phải đi cách ly nhưng đã cử nhân viên thay thế.

Sau khi sự việc "đánh tráo" bị cơ quan chức năng phát hiện, ông này đã tự nguyện ra trình diện để đưa đi cách ly. Hiện vị giám đốc này đang cách ly tại Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi (đặt tại TP. Đông Hà).

54dfded01abae1e4b8ab

Rào chắn khu vực cách ly tại phố Trúc Bạch, Ba Đình, nơi ở của bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 17 của Việt Nam. Ảnh: Việt Anh

Cần một chế tài mạnh, đủ sức răn đe cho dư luận

Liên quan đến vấn đề này, trong phiên họp Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra hôm 9/3, đại diện Bộ Tư pháp đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu tăng mức phạt tiền, bổ sung các hình thức xử phạt cùng các biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp để đảm bảo răn đe các hành vi vi phạm liên quan đến bệnh dịch.

Theo đó, tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh thông tin theo quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 29 của Bộ Y tế, dịch COVID-19 thuộc nhóm A. Nhóm A là nhóm bệnh đặc biệt nguy hiểm và có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao.

Trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Điều 8 của Luật đã quy định 7 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, 3 trong 7 hành vi bị nghiêm cấm này là có liên quan đến việc khai báo lịch sử dịch tễ.

Các hành vi này là: Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; cố ý khai báo thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng, những người có hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 8 của Luật trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hành vi không khai báo y tế, khai báo sai sự thật, không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bị nghiêm cấm. Nếu làm lây lan dịch bệnh và gây nguy hiểm cho cộng đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 240 của Bộ Luật hình sự.

Theo lãnh đạo Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, đối với dịch COVID-19, trường hợp phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc gây chết người, ở đây chỉ cần chết một người, thì sẽ thuộc trường hợp tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự, quy định tại khoản 2 của Điều luật này, với mức hình phạt là từ 5 đến 10 tù.

Người vi phạm cũng có thể bị phạt từ 10 đến 12 năm tù nếu như phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc phạm tội dẫn đến làm chết 2 người trở lên.

Trong Nghị định 67 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới, theo bà Oanh, Nghị định này đã quy định rõ trách nhiệm của người nhập cảnh, xuất cảnh, người quá cảnh, chủ phương tiện và chủ hàng phải chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe bất thường đối với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.

Nếu nhà chức trách xác định người có hành vi từ chối, trốn tránh khai báo y tế khi nhập cảnh vào nước ta thì hành vi đó có thể bị xử lý hành chính theo quy định. Tuy nhiên, mức phạt hành chính hiện rất thấp.

Cụ thể, lãnh đạo Bộ Tư pháp dẫn chứng, hành vi không thực hiện khai báo về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định chỉ là từ 1 đến 2 triệu đồng.

Bộ Tư pháp đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định, rà soát, nghiên cứu và tăng mức phạt tiền, bổ sung các hình thức xử phạt cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp để đảm bảo răn đe đối với các hành vi vi phạm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ