Những cây cầu lớn ở TP.HCM kỳ vọng sớm triển khai xây dựng

Nhàđầutư
Ngoài cầu Bình Quới, Bình Quới - Rạch Riếc cùng những cây cầu "treo" chưa rõ ngày triển khai thì ở TP.HCM một số cây cầu lớn như cầu Cần Giờ, Thủ Thiêm 4 và cầu Cát Lái được người dân kỳ vọng sớm triển khai xây dựng nhằm tăng khả năng liên kết vùng, giải tỏa áp lực giao thông nội đô.
ĐÌNH NGUYÊN
09, Tháng 02, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Ngoài cầu Bình Quới, Bình Quới - Rạch Riếc cùng những cây cầu "treo" chưa rõ ngày triển khai thì ở TP.HCM một số cây cầu lớn như cầu Cần Giờ, Thủ Thiêm 4 và cầu Cát Lái được người dân kỳ vọng sớm triển khai xây dựng nhằm tăng khả năng liên kết vùng, giải tỏa áp lực giao thông nội đô.

nhung-cay-cau-lon-tphcm

Cầu Cát Lái nối TP.HCM với Đồng Nai được quy hoạch từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai. Ảnh minh họa

Giao thông ở đại đô thị TP.HCM từ mấy năm nay luôn là vấn đề nhức nhối. Lượng dân cư hơn 10 triệu người, trong khi hạ tầng giao thông lỗi thời khiến hầu hết các con đường, cửa ngõ ở địa phương này trở nên quá tải, đặc biệt vào khung giờ cao điểm.

Như các chuyên gia hay tại nhiều cuộc hội thảo đã bàn luận, hạ tầng giao thông có đi trước thì kinh tế mới thực sự phát triển. Nhưng, hiện nay, hệ thống hạ tầng giao thông TP.HCM lại chưa có nhiều chuyển biến, dù đây là địa phương có đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế cả nước.

Tại TP.HCM, không ít những dự án xây dựng cầu đã ngưng triển khai từ lâu do nhiều vướng mắc. Đơn cử như dự án cầu Long Kiểng tại huyện Nhà Bè với vốn đầu tư 557 tỷ đồng. Công trình này thực hiện xây lắp phần cầu đạt 53,1% nhưng phải dừng thi công từ tháng 12/2019.

Tương tự là dự án xây dựng cầu Tăng Long có số vốn đầu tư 297 tỷ đồng tại TP. Thủ Đức đã đạt khoảng 32% khối lượng nhưng phải tạm ngưng thi công đường dẫn đầu cầu phía Khu công nghệ cao

Cùng chung cảnh ngộ với 2 dự án nêu trên cầu Phước Long nối quận 7 và huyện Nhà Bè và cầu Nam Lý, TP. Thủ Đức cũng rơi vào tình trạng “dầm mưa, dãi nắng” trong suốt thời gian dài.

Bên cạnh những cây cầu “treo” được kỳ vọng sớm hoàn thiện, tránh lãng phí thì những dự án xây dựng cầu mới cũng được người dân, doanh nghiệp mong ngóng triển khai sớm. Nói là những dự án mới, nhưng thực tế các dự án này đã được phê duyệt chủ trương từ lâu do khó khăn về nguồn vốn và những vướng mắc có liên quan nên chưa thể làm được.

Có thể kể đến như dự án cầu Cần Giờ, bắc qua xông Soài Rạp, kết nối 2 huyện Cần Giờ và Nhà Bè, tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Được đề xuất đầu tư từ năm 2015, dự án và được Chính phủ đồng ý cho xây dựng vào tháng 5/2017 nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai do vướng thủ tục đầu tư. Thời điểm đó, tổng mức đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng. Cầu có thiết kế dây văng mang hình ảnh cây đước, toàn tuyến dài 7,41 km với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55 m, thay thế cho phà Bình Khánh hiện hữu, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm và khu vực lân cận.

Điểm đầu cầu tại nút giao đường 15B với đường số 2 (Khu đô thị Phú Xuân, Nhà Bè). Điểm cuối kết nối đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ).

Cây cầu này được người dân và chính quyền địa phương mong ngóng từ lâu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Cần Giờ. Đồng thời, khi hoàn thành, sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM - Cần Giờ còn khoảng 1 giờ.

Trong khi đó, cầu Thủ Thiêm 4 kết nối TP. Thủ Đức và quận 7 có tổng mức đầu tư 5.400 tỷ đồng (chi phí GPMB khoảng 1.900 tỷ đồng). Điểm đầu từ đoạn trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh, đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát kết nối vào đường Lưu Trọng Lư (quận 7). Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, nối với khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc - Nam và tuyến R4.

Cầu dài gần 2,2 km, rộng 28 m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành, vận tốc thiết kế 60 km/h. Khi hoàn thành, công trình được kỳ vọng góp phần giảm ùn tắc giao thông từ khu Nam Sài Gòn về trung tâm.

Còn cầu Cát Lái nối TP.HCM và Đồng Nai có tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng được quy hoạch từ rất lâu, khoảng 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai do khó khăn về nguồn vốn. Thời gian qua, cả TP.HCM và Đồng Nai đã tổ chức nhiều cuộc họp liên quan đến dự án này nhưng cũng chưa chọn được phương án.

Mới đây, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải đưa ra 5 phương án thiết kế cầu Cát Lái. Trong đó cơ quan tư vấn ưu tiên phương án 2 bởi chiều gài ngắn, thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng, kết nối giao thông và chi phí thấp.

Với phương án này, cầu Cát Lái có điểm đầu dự án tại đường ven sông Sài Gòn, đi dọc trục đường quy hoạch của khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi B và cắt đường Võ Chí Công tại cầu Kỳ Hà 3 và 4. Sau đó, tuyến theo hành lang xanh của rạch Ngọn Ngay và vượt sông Đồng Nai qua huyện Nhơn Trạch. Phía bờ Đồng Nai, dự án đi qua các xã Phú Hữu, Phú Đông, cắt qua đường 25C, kết nối cao tốc Bến Lức - Long Thành. Chiều dài toàn tuyến hơn 10,6 km.

Khi hoàn thành, cầu Cát Lái kết nối trực tiếp khu vực TP. Thủ Đức với huyện Nhơn Trạch là một trong những dự án giao thông quan trọng của vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, công trình này cũng sẽ hình thành tuyến giao thông kết nối sân bay Long Thành với TP.HCM, bên cạnh tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang khai thác và cao tốc Bến Lức - Long Thành đang triển khai.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ