Những cặp anh em lẫy lừng cùng 'vướng vòng lao lý'

Nhàđầutư
Tục ngữ có câu “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Là anh em thì phải giúp đỡ nhau, thế nhưng nên giúp nhau như thế nào, có nên bất chấp tất cả để rồi cùng "vướng vào vòng lao lý"?
THỦY TIÊN
10, Tháng 12, 2017 | 08:47

Nhàđầutư
Tục ngữ có câu “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Là anh em thì phải giúp đỡ nhau, thế nhưng nên giúp nhau như thế nào, có nên bất chấp tất cả để rồi cùng "vướng vào vòng lao lý"?

Dương Chí Dũng – Dương tự Trọng

Dương Chí Dũng (sinh năm 1957) sau khi tốt nghiệp THPT thì đi lao động xuất khẩu ở Đức. Được ít năm, Dương Chí Dũng buộc phải trở về nước do các nhà máy phía Đông Đức bị đình trệ, đóng cửa. Sau đó, Dương Chí Dũng về làm việc tại văn phòng công đoàn Cảng Hải Phòng, rồi được đưa lên làm Phó giám đốc Công ty Nạo vét sông 1.

Trong khoảng thời gian này, Dương Chí Dũng học lớp tại chức ngắn hạn ngành Kinh tế vận tải biển (3 năm) tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, ông làm luôn luận văn thạc sĩ rồi luận án Tiến sĩ kinh doanh thương mại tại Trường Đại học Thương mại.

trong

 Anh em Dương Chí Dũng (phải) và Dương Tự Trọng (trái)

Sau khi có bằng Tiến sĩ kinh tế, tháng 9/2003, Dương Chí Dũng được điều sang làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco).

Tuy nhiên, khi lèo lái Vinawaco, Dương Chí Dũng đã đẩy công ty này liên tiếp rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Thế nhưng, tháng 8/2005, ông Dũng lại được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Vinalines, rồi chức Chủ tịch HĐQT Tổng công ty này vào tháng 7/2011.

Đầu tháng 2/2012, sau khi thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Vinalines, ông Dũng được điều động sang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Trong khoảng thời gian lèo lái Vinalines, Dương Chí Dũng dính nhiều lùm xùm liên quan tới tham ô, hối lộ, mang tiền đi mua nhà cho bồ nhí. Công việc kinh doanh của Vinalines bị thua lỗ nặng, số tiền nợ lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Năm 2007-2008, Vinalines triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam với tổng đầu tư 3.854 tỷ đồng, sau đó điều chỉnh dự án lên đến hơn 6.488 tỷ đồng và quyết định mua ụ nổi 83M từ Nga.

Dù biết ụ nổi 43 năm tuổi này bị hư hỏng nhiều, không đủ điều kiện để lưu hành nhưng Dương Chí Dũng vẫn tìm cách móc nối, hợp thức hóa dự án này. Giá mua ụ nổi lên tới 9 triệu USD, trong khi giá gốc chỉ có 2,3 triệu USD.

Ngày 17/5/2012, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Dương Chí Dũng về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Song, Dương Chí Dũng nhận được tin báo và nhanh chân trốn thoát. Thế nhưng, “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”, và ngày 4/9/212, ông Dũng bị bắt khi đang trốn ở Campuchia.

Sau đó Dương Chí Dũng và các đồng phạm đã bị đưa ra xét xử. Tại cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, cựu Chủ tịch Vinalines đều bị tuyên án tử hình và nộp 110 tỷ đồng.

Không chỉ đưa mình và thuộc cấp xuống vực sâu, ông Dũng còn lôi cả em trai là Dương Tự Trọng từ Đại tá, Phó giám đốc Công an Hải Phòng dính vào vòng lao lý.

Cụ thể, khi nhận được tin báo sắp bị khởi tố, Dương Chí Dũng đã nhờ em trai tổ chức đường dây để đưa mình vượt biên. Ông Dũng vượt biên sang đến Mỹ, nhưng không thể nhập cảnh vì có lệnh truy nã quốc tế của Interpol. Do đó, Dương Chí Dũng phải quay về và bị bắt tại Campuchia. Sau đó, đường dây “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” bị vỡ lở, ngày 22/2/2013, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam Đại tá Dương Tự Trọng.

Kết quả, Dương Chí Dũng phải lĩnh án tử hình, còn Dương Tự Trọng lĩnh án 18 năm tù và con đường quan lộ cũng bị chấm dứt từ đây.

Đại án ngân hàng và dấu ấn Phạm Công Danh – Phạm Công Trung

Giữa năm 2012, với tư cách là doanh nhân - người nắm giữ Tập đoàn Thiên Thanh với tiềm lực tài chính rất lớn, ông Phạm Công Danh được ông Hà Văn Thắm (Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương) gợi ý mua lại Ngân hàng Đại Tín do bà Hứa Thị Phấn làm Chủ tịch HĐQT.

Là doanh nghiệp thành công đi lên từ nghề kinh doanh vật liệu xây dựng, ông Danh có ý tưởng thành lập một ngân hàng riêng biệt nhằm thúc đẩy ngành xây dựng như những ngân hàng chuyên biệt ở các nước phát triển.

Sau cuộc gặp gỡ ba bên, dù biết Đại Tín đang bị âm chủ sở hữu là 2.800 tỷ và lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ đồng, 95% dư nợ xấu không có khả năng thu hồi, song Chủ tịch tập đoàn Thiên Thanh vẫn bất chấp. Ngoài 500 tỷ đồng trả cho ông Thắm (được cho là tiền đã bỏ ra để chăm sóc khách hàng của Đại Tín trong thời gian tiếp quản lại từ bà Phấn), ông Danh đồng ý mua lại ngân hàng này với giá 4.620 tỷ đồng.

danh

Phạm Công Danh lĩnh án 30 năm tù 

Lúc này, tài sản của Đại Tín còn hơn 100 tỷ đồng tiền mặt, 2 lô đất tại quận 2 và huyện Nhà Bè với giá trị ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng. Nhưng thực tế hai lô đất này đã bị bà Phấn và các cổ đông khác đem thế chấp cho chính Đại Tín để đảm bảo cho các khoản vay trước đó.

Sau khi đổi chủ, Ngân hàng Đại Tín được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng (VNCB).

Chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng thiệt hại của VNCB do Phạm Công Danh quản lý ngày càng nặng nề. Bị cáo Danh cùng các đồng phạm còn gây thiệt hại khi rút 5.000 tỷ đồng nhưng không được sự đồng ý và có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỷ không có hồ sơ vay, rút 903 tỷ dưới hình thức ủy thác đầu tư mua trái phiếu. Các bị cáo này đã gây thiệt hại cho VNCB lên đến 7.000 tỷ đồng.

Trong “hành trình sai phạm” của Phạm Công Danh luôn có hình bóng của người em trai Phạm Công Trung.

Theo Cơ quan điều tra, Phạm Công Trung đã giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh trong việc lập hồ sơ vay của 12 công ty (do Phạm Công Danh lập ra) tại 4 chi nhánh của BIDV với số tiền 4.700 tỷ đồng. Để lập hồ sơ vay, Phạm Công Danh, Phạm Công Trung đã lập 67 Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng khống ký giữa 12 công ty với các đối tác khác. Trong 67 Hợp đồng này, có 4 Hợp đồng của Công ty Việt Trung (do Phạm Công Trung làm giám đốc) ký với các đối tác.

Với mục đích vay tiền tại BIDV nhằm mua cố phần tăng vốn điều lệ VNCB, Phạm Công Danh chỉ đạo Phạm Công Trung lấy số liệu dự án xây dựng của 30 dự án đem về cho “thuộc hạ” lập hồ sơ, hợp đồng mua bán khống giữa 12 công ty và 29 công ty bên ngoài nhằm chứng minh đầu ra của phương án kinh doanh trong hồ sơ vay vốn BIDV.

Ngày 30/3/2015, Cơ quan cảnh sát điều tra đã có lệnh khởi tố và bắt giam với Phạm Công Trung nhưng không được sự đồng tình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đến ngày 12/11/2015, Viện kiểm sát chính thức có quyết định không phê chuẩn việc khởi tố với Phạm Công Trung. Tại phiên tòa, Viện kiểm sát đề nghị xử lý hình sự rất nhiều cá nhân chưa bị truy tố, nhưng vẫn không có Phạm Công Trung.

Kết quả, Phạm Công Danh lãnh án 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 18 năm tù cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt đối với bị cáo Danh là 30 năm tù.

Đinh La Thăng – Đinh Mạnh Thắng

Mới đây, ngày 8/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định Khởi tố bị can về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

anh-em-ong-dinh-la-thang

 Hai anh em ông Đinh La Thăng và Đinh Mạnh Thắng cùng bị bắt ngày 8/12/201

Ông Đinh La Thăng trước khi bị bắt từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Sông Đà; Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bí thư Thành ủy TP HCM.

Ông Đinh La Thăng bị khởi tố vì có những sai phạm trong thời gian làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giai đoạn 2009-2011. Đồng thời, ông Thăng cũng bị điều tra vì liên quan đến vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.

Cùng ngày ông Thăng bị bắt, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định Khởi tố bị can về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278 - Bộ luật Hình sự, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với Đinh Mạnh Thắng (em trai ông Đinh La Thăng), nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà (PVSD).

(Tổng hợp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ