Nhiều tập đoàn lớn thoái vốn dự án dầu khí ở Đông Nam Á

Nhàđầutư
ConocoPhillips vừa đồng ý bán các tài sản dầu khí của mình ở Indonesia với giá 1,35 tỷ USD cho công ty địa phương Medco Energi Internasional - trường hợp mới nhất trong loạt thương vụ thoái vốn gần đây của các tập đoàn năng lượng quốc tế ở Đông Nam Á.
KIM NGÂN
11, Tháng 12, 2021 | 06:30

Nhàđầutư
ConocoPhillips vừa đồng ý bán các tài sản dầu khí của mình ở Indonesia với giá 1,35 tỷ USD cho công ty địa phương Medco Energi Internasional - trường hợp mới nhất trong loạt thương vụ thoái vốn gần đây của các tập đoàn năng lượng quốc tế ở Đông Nam Á.

Cono

Logo ConocoPhillips và Medco. Ảnh: AP và Medco

Thương vụ của ConocoPhillips (Mỹ) gồm việc bán công ty con ConocoPhillips, đơn vị gián tiếp sở hữu 54% Hợp đồng chia sản phẩm đối với lô Corridor PSC ở tỉnh Nam Sumatra của Indonesia, và 35% cổ phần trong nhà điều hành mạng lưới đường ống dẫn khí Transasia Pipeline Company. Medco cho biết thương vụ cần sự chấp thuận của cổ đông và các điều kiện thông lệ khác, và dự kiến hoàn thành vào quý I năm tới.

Corridor PSC ở Indonesia có hai mỏ dầu và bảy mỏ khí đốt đang khai thác, sản xuất khoảng 50.000 thùng dầu tương đương/ngày từ tháng 1 đến tháng 9. Đến 2020, Corridor PSC cho thấy có trữ lượng 85 triệu thùng dầu tương đương. Phần lớn sản lượng là khí đốt được bán theo hợp đồng dài hạn cho người mua ở Indonesia và Singapore.

Nhiều tập đoàn dầu mỏ quốc tế đã rời Đông Nam Á trong những năm gần đây khi họ đánh giá lại danh mục đầu tư toàn cầu và dần chuyển sang năng lượng sạch hơn trong bối cảnh áp lực chống biến đổ khí hậu ngày càng lớn.

Các nhà phân tích trong ngành cho biết bộ máy hành chính có tiếng quan liêu của Indonesia cũng là một trở ngại lớn, theo Nikkei Asia. Các dự án thường mất tới 20 năm để chuyển từ giai đoạn khám phá sang bắt đầu sản xuất.

Tháng 8, Chevron (Mỹ) rời Rokan, lô dầu lớn nhất của Indonesia khi hợp đồng của họ hết hạn sau quá trình vận hành từ 1971. Tập đoàn cũng quyết định bán hết dự án Phát triển nước sâu Indonesia (IDD), sau nhiều năm cố gắng phát triển mỏ khí đốt này nhưng có nhiều thất vọng. Công ty dầu khí nhà nước Indonesia Pertamina đã tiếp quản Rokan từ Chevron.

Eni (Ý), một đối tác nhỏ hơn trong dự án IDD, dự kiến sẽ mua cổ phần của Chevron ở dự án này, nhưng hiện chưa có thông tin cập nhật về kế hoạch này kể từ khi một báo cáo cho biết thương vụ sẽ hoàn tất vào tháng Ba.

Shell (Hà Lan) đầu năm nay bán cổ phần trong dự án Malampaya ở Philippines cho tập đoàn địa phương Udenna Group, trong khi Repsol (Tây Ban Nha) bán tài sản tại Malaysia và Việt Nam cho Hibiscus Petroleum (Malaysia).

Công ty tư vấn năng lượng toàn cầu Wood Mackenzie trong một báo cáo ngắn hồi tháng 6 nhận định: “Các tài sản dầu khí trị giá gần 14 tỷ USD có khả năng được giao bán trên thị trường ở khắp Châu Á - Thái Bình Dương, và các tập đoàn dầu mỏ lớn nằm trong số “những người bán chính”.

Medco (Indonesia) nằm trong số những công ty nhỏ hơn đang tích cực mua lại tài sản mà các ông lớn dầu mỏ nước ngoài muốn từ bỏ. Trước đó, Medco đã tiếp quản tài sản của ConocoPhillips và Inpex (Nhật Bản) ở Lô B Biển Nam Natuna. Medco cũng đã mua lại các tài sản dầu khí ở các khu vực khác của Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi.

Medco kỳ vọng việc mua lại Corridor PSC và dự kiến chi 275 triệu USD cho đầu tư sẽ giúp nâng sản lượng dầu và khí đốt lên 155.000 thùng dầu tương đương/ngày vào năm tới.

Roberto Lorato, CEO của Medco, cho biết: “Giao dịch này sẽ hỗ trợ tăng trưởng và rất phù hợp với chiến lược chống biến đổi khí hậu của chúng tôi. Thương vụ mua lại giúp củng cố vị thế của MedcoEnergi ở Đông Nam Á và tạo ra sự cộng hưởng đáng kể cùng với các hoạt động ở Sumatra”.

ConocoPhillips cho biết họ sẽ sử dụng số tiền thu được từ thương vụ bán cho Medco để tăng cổ phần tại Australia Pacific LNG (APLNG), nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất ở miền đông Australia, từ 37,5% lên 47,5%. Tập đoàn đã thông báo cho Origin Energy, có trụ sở tại Sydney và hiện cũng sở hữu 37,5% trong Australia Pacific LNG, rằng ConocoPhillips đang “thực hiện quyền ưu tiên mua trước để có thêm 10% cổ phần” từ Origin.

ConocoPhillips nói giao dịch này sẽ có giá lên tới 1,65 tỷ USD, được tài trợ từ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán. Thương vụ dự kiến sẽ xong vào đầu năm 2022, với điều kiện “cổ đông APLNG có liên quan khác không thực hiện quyền ưu tiên mua trước của mình”. Thỏa thuận cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác, trong đó có sự chấp thuận của Chính phủ Australia.

Theo ConocoPhillips, sản lượng năm 2020 của APLNG khoảng 115.000 thùng dầu tương đương/ngày, với lượng phân phối cả năm 2021 dự kiến đạt khoảng 750 triệu USD. APLNG cung cấp LNG cho những người mua dài hạn ở Trung Quốc và Nhật Bản và hiện là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho thị trường nội địa Bờ Đông của Australia.

Ryan Lance, chủ tịch kiêm CEO của ConocoPhillips, cho biết: “APLNG sẽ tiếp tục cung cấp cho khách hàng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nguồn năng lượng đáng tin cậy, có mức độ phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thấp hơn so với nhiều giải pháp thay thế và do đó giúp đáp ứng nhu cầu của lộ trình chuyển đổi năng lượng trong nhiều năm tới”.

(Theo Nikkei Asia)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ