Nhân sự ngành bất động sản yếu là do 'tay ngang'

Nhàđầutư
Nhân sự ngành bất động sản đang được đào tạo tự phát, không có sự xâu chuỗi, bài bản, đa phần là nghề truyền nghề và mới chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu của doanh nghiệp.
VŨ PHẠM
14, Tháng 08, 2023 | 15:38

Nhàđầutư
Nhân sự ngành bất động sản đang được đào tạo tự phát, không có sự xâu chuỗi, bài bản, đa phần là nghề truyền nghề và mới chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu của doanh nghiệp.

Đây là nội dung được các chuyên gia nêu ra tại diễn đàn nguồn nhân lực bất động sản (BĐS) Việt Nam 2023-2024 do Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) tổ chức. Hiện, nguồn nhân lực BĐS chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu của doanh nghiệp. Nhân sự mang tính bản năng, thiếu kiến thức pháp luật - xã hội, còn nhiều trường hợp môi giới tâng bốc sản phẩm.

TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Chủ tịch Hiệp hội BĐS công nghiệp cho biết, nước ta quá thiếu nguồn nhân lực ở các cấp. Trong quá trình phát triển chúng ta triển khai nguồn nhân lực chưa tốt, cách triển khai chưa hiệu quả, nguồn nhân lực cho BĐS cũng vậy.

Ví dụ, môi giới BĐS đi làm lại thiếu hiểu biết, chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt mà gây phiền hà cho người khác. Cần hiểu rằng mỗi loại BĐS đều có những đặc thù khác nhau, người làm môi giới phải hiểu nó là gì, vai trò nó ra sao và mối quan hệ với các ngành khác như thế nào. "BĐS chỉ đứng thứ 2 sau ngành công nghiệp chế tạo. Nhưng vấn đề là giá trị thực tiễn từ thu hút vốn FDI là quá hạn chế, do chúng ta đang thiếu nguồn nhân lực", TS Thắng nói và cho rằng, cần liên kết chặt chẽ với các nhà đầu tư nước ngoài, bằng cách nâng cao nguồn nhân lực để kết nối hiệu quả hơn.

Empty

Nhân sự chất lượng cho ngành bất động sản rất khan hiếm, môi giới BĐS chủ yếu gia nhập thị trường một cách tự do, thiếu bài bản. Ảnh: AG

Đồng quan điểm, ông Đặng Toàn, Chủ tịch Công ty CP BĐS VieTera đánh giá, nguồn nhân lực chất lượng ở nước ta rất khan hiếm. Có thể thấy năm qua các sàn môi giới sẵn sàng đào thải nhân lực, song một số chủ đầu tư lớn vẫn cần hàng ngàn môi giới. Khi không cần thì họ sẵn sàng cắt, nhưng bây giờ thì lại tuyển dụng ồ ạt để đảm bảo ra hàng.

Ông Toàn nói thêm, một nhà môi giới chuyên nghiệp là phải nghiêm túc theo đuổi đến cùng. Kế đến là đầu tư về đạo đức, tầm nhìn dài hạn, sau cùng là rèn giũa, phát triển bản thân. Khi thị trường tốt, thì ranh giới giữa môi giới chuyên nghiệp và không chuyên rất khó phân ranh, nhưng khi thị trường khó khăn chúng ta sẽ nhìn thấy rất rõ điều này. Do đó, môi giới là phải trang bị kiến thức, đạo đức, kỹ năng và phải chứng minh được giá trị của mình kể cả khi thị trường khó khăn.

Còn bà Hồng Quyên, Giám đốc Kinh doanh SunProperty khu vực miền Nam nhìn nhận, con người, nhân sự trong lĩnh vực BĐS không chỉ là môi giới bán hàng, mà còn là quy trình từ khi còn manh nha sản phẩm trên giấy là cần phải có nguồn lực rồi, là một chuỗi khép kín và rất rộng, cần nguồn nhân lực cao ở các mắt xích.

"Ngoài vấn đề của doanh nghiệp BĐS gặp phải, chúng ta phải đối mặt với nhân lực BĐS phát triển tốt nhưng thiếu sự trải nghiệm", bà Quyên cho hay.

Nhân sự yếu do "tay ngang"

Nói về môi giới BĐS, ông Nguyễn Đức Lập, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo BĐS cho rằng, vấn đề lớn nhất là quy định pháp luật trong hoạt động ngành nghề kinh doanh BĐS gần như không có rào cản nào để gia nhập ngành, cho nên khi thị trường sốt lên là người người gia nhập thị trường. Trong quy trình BĐS, dịch vụ môi giới chỉ là ngách rất nhỏ nhưng nó hiện diện nhiều trên thị trường.

Dữ liệu cho thấy thị trường có 300.000 môi giới nhưng chỉ 10% có chứng chỉ. Hiện nay, môi giới gia nhập tự do, không cần học. Rất nhiều tổ chức chỉ hợp thức hóa để làm, mà không yêu cầu gì gắt gao, dẫn đến phát sinh thị trường thiếu minh bạch.

"Chúng ta nghĩ rằng việc học BĐS chỉ là lý thuyết, không có giá trị thực tiễn, song quan điểm này là sai. Khi chúng ta có lý thuyết vững thì áp dụng vào thực tế rất sáng. Hiện nay, doanh nghiệp cũng chỉ giải quyết bài toán trước mắt của thị trường, nhưng không đi sâu giải quyết bài toán của xã hội, đất nước", ông Lập nhận định.

Trong khi đó, TS. Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Đại học Nông Lâm TP.HCM nêu quan điểm, nguồn nhân lực hiện nay yếu vì họ là tay ngang, chứ không phải không có những trường đào tạo bài bản. Hiện nay, có khoảng 20 trường đào tạo ngành này. Chúng ta không chỉ phát triển nguồn nhân lực trong nước mà còn cả quốc tế.

BĐS là một hệ sinh thái rất rộng, do đó cần phải phát triển nguồn nhân lực thật mạnh để đáp ứng. Cầu đang lớn, nhưng cung đang chênh, chúng ta có thể nói về thiếu, nhưng cẩn trọng khi nói rằng nhân lực chúng ta đang yếu.

"Các trường đào tạo này không yếu, mà yếu là do tay ngang và chúng ta cần phải có sự đào tạo, liên kết tốt hơn giữa các đơn vị đào tạo để nguồn cung chất lượng hơn", TS Lý chia sẻ.

Các chuyên gia đều cho rằng, đào tạo nhân lực ngành BĐS phải nắm vững chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bởi, nếu không nắm chủ trương, chính sách BĐS thì không làm được. Phải có kiến thức về BĐS, các loại hình, xu thế, nghiệp vụ, kỹ năng, chế tài về BĐS, đó là một vòng tròn đều đòi hỏi phải đào tạo. Vì vậy cần có sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, thậm chí sau khi đào tạo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ