Nhà đầu tư Hàn Quốc muốn “ẵm trọn” đối tác Việt Nam
Các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống và bán lẻ tại Việt Nam được dự báo thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc thông qua kênh mua bán- sáp nhập (M&A) trong giai đoạn tới. Đáng chú ý, các doanh nghiệp Hàn Quốc muốn nghiêng về hình thức mua trọn cổ phần chi phối tại doanh nghiệp mục tiêu.

Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng đang tăng lên
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc vẫn ấp ủ nhiều kế hoạch
Rất nhiều thông tin đáng chú ý được đưa ra tại sự kiện được tổ chức online “M&A Việt Nam - Hàn Quốc năm 2021”. Những kế hoạch về IPO, thoái vốn của Chính phủ Việt Nam, nhu cầu và chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc… phần nào cho thấy bức tranh cơ hội cho nhà đầu tư trong bối cảnh “bình thường mới”.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội chịu tác động tiêu cực của Covid-19, Hàn Quốc vẫn tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ và rõ rệt với nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp (FII) vào Việt Nam.
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 8 tháng đầu năm năm 2021, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của Việt Nam với tổng vốn FDI và FII vào khoảng 3,6 tỷ USD.
Ông Andrew D. Kim, Giám đốc phát triển Trung tâm M&A toàn cầu, Cơ quan Xúc tiến đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) chia sẻ, luồng vốn đầu tư của Hàn Quốc ra ngoài khu vực châu Á chiếm khoảng 30% tổng số vốn FDI. Ngay cả đại dịch cũng không ảnh hưởng đến xu hướng ổn định này. Tuy nhiên, vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn đại dịch giảm 40,7%, trong khi đầu tư vào khu vực châu Á chỉ giảm 11,5%.
Theo ông Andrew D. Kim, sở dĩ vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam giảm 40,7% vì các công ty lớn của Hàn Quốc do dự trong chiến lược đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, vốn đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc vào Việt Nam chỉ giảm 26,4%. Họ vẫn ấp ủ nhiều kế hoạch. Hiện nhu cầu M&A có thể chững lại vì Covid-19, nhưng khi đại dịch được kiểm soát, sẽ có rất nhiều cơ hội cho hai bên.
Thông thường, các doanh nghiệp Hàn Quốc thâm nhập thị trường Việt Nam chủ yếu để mở rộng thị trường và gây dựng vị thế trở thành “cứ điểm” xuất khẩu. KOTRA cho biết, các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống và bán lẻ được dự báo thu hút sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc qua kênh M&A trong giai đoạn tới. Tiếp theo là bất động sản, nông nghiệp, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, viễn thông, công nghệ, ngân hàng - tài chính.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp Hàn Quốc muốn nghiêng về hình thức mua trọn cổ phần chi phối tại doanh nghiệp Việt Nam. Nếu như năm 2019, có khoảng 78% doanh nghiệp Hàn Quốc muốn thực hiện các thương vụ thâu tóm cổ phần chi phối, thì năm 2020, con số này đã tăng lên 95%.
Theo dữ liệu từ MergerMarket, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã thực hiện 69 thương vụ M&A tại Việt Nam từ năm 2005 đến kỳ gần nhất 2021, với tổng giá trị 5,1 tỷ USD.
Thận trọng với chỉ số sức khỏe tài chính
Thời gian tới, khi Việt Nam mở cửa lại, doanh nghiệp sẽ bắt buộc vận hành trong môi trường “bình thường mới”. Các xu hướng và cách thực hiện trước đây sẽ không phù hợp. Những tác động tiêu cực của Covid-19 đến chỉ số sức khỏe tài chính của doanh nghiệp mục tiêu sẽ là điều các nhà đầu quan tâm khi thực hiện kế hoạch M&A.
Theo ông Son Won Sik, Giám đốc Nhóm khách hàng Hàn Quốc (Deloitte Việt Nam), các nhà đầu tư nước ngoài cần quan tâm hơn về những ảnh hưởng trực tiếp của Covid-19 đến doanh nghiệp. Trong đó, lưu ý yếu tố chất lượng lợi nhuận, nợ thuần và các khoản tương đương nợ, dòng tiền của công ty…
Đầu tiên, về xu hướng thương mại, nhà đầu tư cần tìm hiểu và chia tách kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trước và sau Covid-19 để thấy được tốc độ hoàn thành các mục tiêu đề ra và đối chiếu làm tiêu chuẩn để đánh giá trong tương lai. Khi phân tích khả năng sinh lời và các xu hướng đó, nhà đầu tư phải cân nhắc KPI tài chính và phi tài chính để nắm được động lực thúc đẩy hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, cần phải có căn cứ đầy đủ về ảnh hưởng của Covid-19 đến chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp, báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể chưa phản ánh được đầy đủ, các nhà đầu tư cần soát xét và thẩm định kỹ lưỡng hơn về các yếu tố làm tăng giá trị và tác động của đại dịch lên mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Ví dụ, các điều chỉnh về chi phí phát sinh không thường xuyên, như chi phí cho lao động ăn, ở tại nhà máy do giãn cách xã hội, chi phí để lao động quay trở lại sau thời gian ngừng hoạt động…
Thứ ba, nhà đầu tư cần lưu ý nợ thuần và các khoản tương đương nợ liên quan tới Covid-19 do doanh nghiệp có thể phải gánh thêm các khoản nợ để quản lý khả năng thanh khoản ngắn hạn.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phát sinh các khoản chi phí hoặc chi phí phạt chưa thanh toán cho khoản nợ mới hoặc khoản nợ hiện tại. Nhà đầu tư cần lưu ý điểm này, vì các khoản phí phát sinh thông thường được vốn hóa, nhưng phần nợ trên bảng cân đối kế toán không bao gồm các khoản phí này.
Do vậy, các nhà đầu tư cần cân nhắc và xem xét dòng tiền của doanh nghiệp để đánh giá khả năng tăng và xử lý nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lượng tiền mặt còn lại cũng phải được tính toán để đánh giá tính thanh khoản và ước lượng thời điểm khi doanh nghiệp có thể cạn tiền mặt.
Ngoài những khía cạnh về tài chính trên, nhà đầu tư nước ngoài cũng cần chú trọng chính sách thuế liên quan đến ngành nghề của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành. Trong đó, không thể thiếu việc chuẩn hóa hệ thống hậu giao dịch, tăng giá trị cộng hưởng hậu M&A.
Để thực hiện thành công thương vụ M&A trong môi trường ‘bình thường mới”, các nhà đầu tư cũng nên lựa chọn bên tư vấn có khả năng cung cấp dịch vụ đầy đủ, chuyên sâu và dày dặn kinh nghiệm ở thị trường Việt Nam.
Ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chia sẻ, nhà đầu tư nước ngoài muốn mua phần vốn thoái từ SCIC không cần qua thủ tục tiến hành soát xét đặc biệt. Đây là điều khá thuận lợi mà nhà đầu tư Hàn Quốc nên cân nhắc khi tiến hành M&A ở Việt Nam.
Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2025, SCIC dự kiến thoái toàn bộ vốn tại 130 doanh nghiệp trong tổng số 148 đang nắm cổ phần chi phối, chỉ giữ lại vốn lâu dài tại 18 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực, phù hợp với khẩu vị đa dạng của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Kế hoạch thoái vốn của SCIC đang được các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm
Giai đoạn 2021 - 2025, SCIC dự kiến thoái toàn bộ vốn tại 130 doanh nghiệp trong tổng số 148 đang nắm cổ phần chi phối, chỉ giữ lại vốn lâu dài tại 18 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực, phù hợp với khẩu vị đa dạng của nhà đầu tư trong và ngoài nước.SCIC thoái vốn chủ yếu thông qua bán đấu giá, dựa trên bản báo cáo bạch và nhà đầu tư sẽ đặt cọc 10% giá trị khoản thoái vốn.So với các nước khác, nhà đầu tư nước ngoài muốn mua phần vốn thoái từ SCIC không cần qua thủ tục tiến hành soát xét đặc biệt. Đây là điều khá thuận lợi mà nhà đầu tư nên cân nhắc khi tiến hành M&A ở Việt Nam.
(Theo Đầu tư)
- Cùng chuyên mục
Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha
Dự án Trung tâm thương mại kết hợp kinh doanh văn phòng, hoạt động du lịch có tổng mức đầu tư tối thiểu hơn 3.900 tỷ đồng và có thời gian hoạt động 50 năm.
Đầu tư - 10/05/2025 11:07
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gần như "ngủ đông" mấy năm qua, thông tin Phú Quốc được chọn là địa điểm đăng cai APEC 2027 làm dấy hy vọng cho nhiều nhà đầu tư đã đang và sắp đầu tư ở thành phố này. Thậm chí, nhiều người còn hy vọng có sự bùng nổ giống như thị trường Đà Nẵng năm 2017 khi APEC cũng được diễn ra tại đây.
Đầu tư - 10/05/2025 07:36
Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế
Mặc dù niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm 2024 đã tăng lên đáng kể, song thủ tục hành chính vẫn là sự phiền hà lớn, trong đó quan ngại nhất vẫn là thủ tục hành chính thuế.
Đầu tư - 09/05/2025 17:37
Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT
Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.
Công nghệ - 09/05/2025 16:57
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
Đề án sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức trình Chính phủ, hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ.
Đầu tư - 09/05/2025 15:42
Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán
Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng được thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai.
Đầu tư - 09/05/2025 10:32
Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng
UBND TP. Huế vừa có thông báo thu hồi đất Dự án Khu quần thể sân golf Huế của CTCP Thiên An, tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.
Đầu tư - 09/05/2025 08:54
Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Thời gian qua, Bình Định xuất hiện tình trạng thiếu cát xây dựng, vì vậy, địa phương đánh giá việc nghiên cứu vật liệu mới và vật liệu thay thế để san nền phục vụ thi công các công trình là rất cấp thiết.
Đầu tư - 09/05/2025 08:53
RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam
Theo chuyên gia tại Đại học RMIT Việt Nam, các mức thuế mới của Mỹ có thể trở thành cú hích giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ quốc gia của Việt Nam.
Đầu tư - 09/05/2025 07:56
Nhà ở xã hội tại Huế: Nhu cầu vượt khả năng cung ứng của thị trường
Nhu cầu NOXH hiện nay ở Huế đang rất cao, bởi những ưu đãi về giá, đáp ứng được cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp chưa có nhà ở.
Đầu tư - 09/05/2025 07:20
Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại
Tỉnh Quảng Nam muốn tiếp tục đưa Nhà máy bia Heineken Quảng Nam đi vào vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có.
Đầu tư - 09/05/2025 07:19
Sẽ có ưu đãi thuế cho Trung tâm Tài chính quốc tế, nhân lực phải đạt chuẩn quốc tế
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Trung tâm Tài chính quốc tế với ưu đãi thuế kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư toàn cầu. Đồng thời, nhân lực cũng phải đạt chuẩn quốc tế
Đầu tư - 09/05/2025 06:45
Vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng tại các dự án PPP
Bên cạnh các giải pháp đa dạng hoá nguồn huy động vốn trong các dự án PPP, vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại vẫn là kênh vốn quan trọng để triển khai khả thi các dự án.
Đầu tư - 08/05/2025 21:26
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Đầu tư - 08/05/2025 10:28
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago