Ngân hàng Bản Việt: UPCOM và những chuyển động mới

Nhàđầutư
Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapital Bank) sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCOM vào ngày 9/7. Trước khi lên sàn ngân hàng đã có nhiều chuyển động mới tích cực và minh bạch hơn. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề tồn đọng buộc HĐQT phải thực sự lưu tâm để có một giai đoạn phát triển mới.
ĐÌNH VŨ
06, Tháng 07, 2020 | 14:13

Nhàđầutư
Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapital Bank) sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCOM vào ngày 9/7. Trước khi lên sàn ngân hàng đã có nhiều chuyển động mới tích cực và minh bạch hơn. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề tồn đọng buộc HĐQT phải thực sự lưu tâm để có một giai đoạn phát triển mới.

Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapital Bank) sẽ chính thức đưa 317 triệu cổ phiếu BVB lên sàn UPCOM giao dịch vào thứ Năm, ngày 9/7/2020 với giá tham chiếu là 10.700 đồng/cp, trở thành ngân hàng thứ 19 chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Với 317 triệu cổ phiếu, giá trị vốn hóa của Vietcapital Bank sẽ vào khoảng 3.400 tỷ đồng.

Trước khi lên sàn UPCOM, Ngân hàng Bản Việt đã kịp tất toán toàn bộ nợ xấu tại VAMC (trong quý 1/2020) và đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào ngày 1/11/2019. Ngân hàng cũng đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống đáp ứng yêu cầu của NHNN (dưới 3%). Vietcapital Bank cũng tỏ ra minh bạch hơn thông qua hoạt động cập nhật thường xuyên báo cáo tài chính quý, năm theo chế độ báo cáo của một công ty đại chúng. Tuy chưa cập nhật đủ thuyết minh BCTC nhưng đây cũng đã là "bước nhảy vọt" với một ngân hàng 'bí ẩn' như Bản Việt.

banviet

Ngân hàng Bản Việt dự kiến lên sàn UPCOM vào ngày 9/7/2020 với mức giá 10.700 đồng/cp

Chật vật tăng vốn

Một trong những thông tin rất được nhà đầu tư lưu tâm với Ngân hàng Bản Việt là tỷ lệ nợ xấu. Từng có thời gian dài "vật lộn" với tỷ lệ nợ xấu cao chót vót, chi phí dự phòng rủi ro là "gánh nặng" lớn đối với ngân hàng này.

Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đã giảm 83% so với năm 2015 với chi phí dự phòng lớn, chiếm đến 85% lợi nhuận. Đến năm 2018, mặc dù lợi nhuận thuần đã tăng trưởng mạnh với 224 tỷ đồng, nhưng chi phí dự phòng vẫn tiếp tục tăng cao, chiếm 57% lợi nhuận thuần.

Trước khi mua lại trái phiếu đặc biệt tại VAMC và đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 2,89% vào cuối quý 1/2020 thì cuối năm 2019 tỷ lệ nợ xấu cả nội bảng và ngoại bảng của Vietcapital Bank vẫn ở mức 3,28%. Trước đó một năm, tỷ lệ nợ xấu còn lên đến 5,87%.

Vấn đề lớn tiếp theo, có thể coi là tồn đọng của Vietcapital Bank, là tăng vốn điều lệ. Sau khi đáp ứng mức vốn tối thiểu với một ngân hàng là 3.000 tỷ đồng, thì ròng rã 10 năm vốn điều lệ của ngân hàng mới chỉ nhích lên mức 3.171 tỷ đồng (cập nhật vào tháng 6/2019).

Vấn đề tăng vốn điều lệ của Vietcapital Bank nhằm tăng năng lực tài chính, tăng vùng đệm, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, có dư địa để mở rộng hoạt động, tái cấu trúc đã được đặt ra trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, dường như đây là một "yếu điểm" của ngân hàng này khi từ 2016 đến nay vẫn chưa thể tăng vốn như ĐHĐCĐ đã thông qua là lên mức 4.000 tỷ đồng thông qua phát hành 100 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 3:1.

Hồi tháng 10/2018, Viet Capital Bank đã được NHNN chấp thuận tăng vốn từ mức 3.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng. Mức chấp thuận này thấp hơn mức đề ra tại ĐHĐCĐ 2018 của Vietcapital Bank là 3.700 tỷ đồng. Thế nhưng cho tới nay vốn điều lệ của ngân hàng cũng chỉ mới đạt 3.171 tỷ đồng.

Đến ĐHĐCĐ vừa qua, Vietcapital Bank đã thông qua kế hoạch phát hành 38 triệu cổ phần phổ thông cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu, tương đương 12% vốn điều lệ. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của VietcapitalBank dự kiến tăng từ 3.171 tỷ đồng lên gần 3.552 tỷ đồng.

Với vùng giá dự kiến 10.700 đồng/cp, giá cổ phiếu BVB sẽ tương đương với nhóm các ngân hàng như: STB (Sacombank) 11.000 đồng; KLB (Kienlongbank) 9.500 đồng; hay NVB (Ngân hàng Quốc Dân) 8.700 đồng…

Năm 2019, Ngân hàng Bản Việt nằm trong nhóm những ngân hàng có bước tăng trưởng khá, tuy nhiên, chưa đạt được kỳ vọng của cổ đông khi lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 70% kế hoạch.

Cụ thể, kết thúc năm 2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt 51.809 tỷ đồng, tăng 11,3% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng tăng 14,2% lên 33.542 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 5,1% lên 35.219 tỷ đồng; lãi trước thuế gần 158 tỷ đồng, tăng 36% (kế hoạch là 205 tỷ đồng). Trong khi đó, chi phí dự phòng rủi ro là 110 tỷ đồng, giảm 13%.

Năm 2020 tiếp tục là một năm đầy tham vọng với Vietcapital Bank khi bất chấp ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19 tới nền kinh tế toàn cầu, ngân hàng vẫn đặt kế hoạch tổng doanh thu tăng 29% so với năm ngoái, lên 1.453 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế kế hoạch tăng 27%, lên 200 tỷ đồng; tổng huy động vốn và dư nợ cấp tín dụng đều tăng 17%. 

Chỉ có một cổ đông lớn

Theo bản cáo bạch, ở thời điểm hiện tại Vietcapital Bank chỉ có một cổ đông lớn duy nhất là CTCP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigon NIC), nắm giữ hơn 40,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 12,88% vốn. Như vậy, hơn 87% cổ phần còn lại của Vietcapital Bank là do các cá nhân nắm giữ. Hiện tại, cổ đông sáng lập của ngân hàng đã chuyển nhượng hết vốn và không còn nắm giữ cổ phiếu nào.

Không có nhiều thông tin về việc chuyển nhượng cổ phần của Vietcapital Bank được công bố công khai. Theo dữ liệu cập nhật năm 2012, khi Ngân hàng Gia Định chính thức đổi tên thành Ngân hàng Bản Việt thì ngân hàng có 3 cổ đông lớn gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư Khu Đô Thị Mới Sài Gòn với tỷ lệ sở hữu 13,62%; Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Đầu Tư Tấn Phát với tỷ lệ sở hữu 12,2% và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát Triển Hoa Lâm với tỷ lệ sở hữu 8,15%. 

Tỷ lệ sở hữu của CTCP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn đã giảm từ 13,62% xuống 12,88%, trong khi số cổ phần sở hữu không thay đổi.

Sau ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, HĐQT của Vietcapital Bank nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 5 thành viên: Ông Lê Anh Tài (Chủ tịch HĐQT), bà Nguyễn Thanh Phượng, ông Ngô Quang Trung, ông Vương Công Đức (thành viên HĐQT độc lập), ông Nguyễn Nhất Nam.

Bà Nguyễn Thanh Phượng (SN 1980) là thành viên HĐQT trẻ tuổi nhất và được biết tới là người đứng đầu Ủy ban nhân sự, thành viên tham gia phê duyệt hồ sơ tín dụng thuộc thẩm quyền HĐQT. Bà Phượng đang nắm giữ 14,7 triệu cổ phần Vietcapital Bank.

Bản công bố thông tin cho thấy, bà Phượng còn nắm giữ những vị trí cao tại 3 doanh nghiệp khác có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng Bản Việt gồm: Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Bản Việt, thành viên HĐQT CTCP Bất động sản Bản Việt.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ