Năm 2019, sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường sắt Bắc - Nam

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT triển khai rà soát các nghiên cứu trước đây về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để cập nhật. Dự kiến, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ để xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2019.
NHÂN HÀ
21, Tháng 11, 2017 | 12:04

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT triển khai rà soát các nghiên cứu trước đây về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để cập nhật. Dự kiến, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ để xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2019.

noi-lai-du-an-duong-sat-cao-toc-bacnam_31514976

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ được trình Quốc hội thông qua năm 2019  

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định có nội dung liên quan đến vấn đề khi nào Bộ GTVT đề xuất trình Chính phủ, Quốc hội xây dựng tuyến đường sắt Bắc Nam với tốc độ khoảng 200 km/h để giải quyết bài toán giao thông nước ta.

Thủ tướng cho biết: Để đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng cường sự kết nối giữa các thành phố lớn trên trục Bắc - Nam (nhất là việc kết nối hai trung tâm kinh tế lớn là Thủ đô Hà Nội và TP.HCM) bằng hệ thống giao thông vận tải tốc độ cao, an toàn; đồng thời, phát triển hài hòa các phương thức vận tải; trên cơ sở đề nghị của Bộ GTVT, Thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 214/QĐ-TTg ngày 10/2/2015) và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015).

Theo dự kiến, lộ trình phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với từng giai đoạn khác nhau.

Đến năm 2020, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và TP.HCM như các đoạn Hà Nội - Vinh, TP.HCM - Nha Trang.

Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/h đến dưới 200 km/h), đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h trong tương lai, ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo khả năng huy động vốn.

Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h.

Căn cứ lộ trình nêu trên, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GTVT triển khai rà soát các nghiên cứu trước đây về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để cập nhật, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án. Dự kiến, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ để xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2019.

Đối với các ưu điểm của đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà Đại biểu Quốc hội cung cấp, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.

Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM là một trong những dự án chiến lược của Đường sắt Việt Nam (ĐSVN). Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch tổng thể phát triển ĐSVN đến năm 2020 và cho phép chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tư vấn, Đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải - TRICC lập báo cáo đầu tư và lựa chọn tư vấn.

Hiện, cả phía Nhật Bản và Hàn Quốc đều tham gia khảo sát, nghiên cứu lập báo cáo đầu tư. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam dài 1.570 km, ngắn hơn đường sắt Bắc Nam (1729 km) là 159 km.Toàn tuyến có 27 ga. Khởi điểm từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Hòa Hưng (TP.HCM), nguồn vốn đầu tư cho dự án này lên tới 55,85 tỷ USD.

Cục Đường sắt Việt Nam đã đưa ra kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc xuyên Việt: Năm 2010 sẽ hoàn thành báo cáo khả thi; từ năm 2011- 2020 sẽ xây dựng khu đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang; năm 2030 sẽ đưa vào khai thác tuyến Vinh - Nha Trang; năm 2035 sẽ hoàn thành toàn tuyến Hà Nội - TP.HCM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ