Moody's hạ bậc tín nhiệm quốc gia: 'Dự trữ ngoại hối trên 70 tỷ USD' có phải là nguyên nhân?

Nhàđầutư
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service vừa thông báo về việc xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với các khoản vay bằng nội tệ và ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam - hiện ở mức Ba3.
PHẠM VIỆT ANH
16, Tháng 10, 2019 | 09:57

Nhàđầutư
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service vừa thông báo về việc xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với các khoản vay bằng nội tệ và ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam - hiện ở mức Ba3.

du-tru-ngoai-hoi-viet-nam

Dự trữ ngoại hối tăng cao bắt đầu xuất hiện những mặt trái

Về vấn đề này, ông Phạm Việt Anh - Chuyên gia Chiến lược tăng trưởng doanh nghiệp đã có bài viết phân tích gửi Nhadautu.vn.

Tôi cho rằng việc dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục không có nghĩa là không có mặt trái của nó. Thứ nhất, nó có thể là dấu hiệu của kiểm soát nội tệ hỗ trợ xuất khẩu, và điều này gây quan ngại đối với Mỹ trong bối cảnh thương chiến toàn cầu leo thang. Thứ hai, dự trữ ngoại hối tăng cũng có thể gia tăng nợ công, và điều này lại “nhạy cảm” với việc Việt Nam đang nỗ lực giảm nợ công và trả nợ quốc tế.

Vậy tại sao lại liên quan đến nợ công, như phần trả lời của Bộ Tài chính: “Theo Bộ Tài chính, cơ sở Moody’s đưa ra quyết định xem xét hạ bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia bắt nguồn từ đánh giá cho rằng những hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ dẫn đến tình trạng chậm thanh toán nghĩa vụ nợ Chính phủ”.

Vậy tại sao dự trữ ngoại hối càng cao khả năng kéo theo nợ công? Nợ công và lạm phát - hai chỉ số vĩ mô liên quan đến tiền tệ chỉ là sự hoán đổi thời gian xuất hiện, hay là sự “dịch chuyển kỳ hạn” mà chúng sẽ xảy ra trong nền kinh tế. Cụ thể là: Khi NHNN mua ngoại tệ từ các NHTM, một lượng lớn nội tệ sẽ đưa ra thị trường, nằm trong hệ thống NHTM. Như vậy, giả dụ với 70 tỉ USD dự trữ ngoại hối mà NHNN thông báo, một lượng tiền đồng tương ứng là hơn 163 ngàn tỉ đồng sẵn sàng được đưa vào nền kinh tế qua kênh tín dụng, và điều này tạo ra lạm phát. Như vậy, để kiềm chế lạm phát, NHNN sẽ sử dụng thị trường mở để trung hoà bằng cách bán trái phiếu cho các NNTM, tổ chức kinh tế…để thu tiền đồng về kho bạc nhà nước. Trái phiếu thì phát sinh lãi phải trả và đến kỳ hạn thanh toán NHNN phải trả cả gốc lẫn lãi, tiền lại quay về với thị trường. Đến đây chúng ta đã hiểu tại sao tăng dự trữ ngoại hối lại liên quan đến lạm phát và nợ công, hoặc một trong hai, hay trước và sau; nếu NHNN hút tiền về ít thì lạm phát ở lại; còn hút tiền về nhiều thì nợ công sẽ tăng sau này.

Như vậy, việc Moody's quan ngại là có cơ sở…của họ. Nhưng điều các tập đoàn lớn trong nước quan ngại hơn là, theo thông lệ quốc tế, mức đánh giá tín nhiệm của doanh nghiệp nội địa không vượt quá mức tín nhiệm dành cho cho quốc gia. Hệ quả là, các doanh nghiệp lớn có quan hệ vốn quốc tế sẽ tiếp tục bị hạ bậc tín nhiệm, và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc tế, thị trường chứng khoán…của các doanh nghiệp này.

Nếu nguồn vốn quốc tế không thông, hoặc đắt hơn, gánh nặng cung cấp tín dụng cho các tập đoàn trong nước lại tiếp tục phụ thuộc vào ngành ngân hàng vốn còn nhiều việc phải cải cách. Và điều này một lần nữa, lại phát sinh ra những hệ quả không mong đợi khác…

Tất nhiên, chỉ yếu tố dự trữ ngoại hối thì không đủ cơ sở để đánh giá tín nhiệm cả một nền kinh tế...dù quan trọng. Vấn đề là, một quốc gia chỉ có thể trả nợ nước ngoài khi có thặng dư thương mại, hoặc phải tăng thu được thuế để có thặng dư ngân sách…trả nợ.

Về phản hồi quan điểm của Moody, theo Bộ Tài chính, cơ sở Moody’s đưa ra quyết định xem xét hạ bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia bắt nguồn từ đánh giá cho rằng những hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ dẫn đến tình trạng chậm thanh toán nghĩa vụ nợ Chính phủ.

Bộ Tài chính nhấn mạnh đây là nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh, thuộc nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, không phải là nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. "Chính phủ Việt Nam đã thực hiện trách nhiệm của người bảo lãnh trong việc thanh toán, ngay cả khi chưa nhận được yêu cầu chính thức của Bên cho vay", phía Bộ Tài chính cho biết.

.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ